Thuyên chuyển công tác đối với người lao động nuôi con nhỏ. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác. Có được chuyển người lao động đang nuôi con dưới 36 tháng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Năm học 2016-2017, tôi bị thuyên chuyển công tác, trong khi đó còn tôi còn nhỏ (dưới 36 tháng), chồng đi công tác xa, bố là thương binh. Vậy tôi không thuộc diện phải thuyên chuyển có phải không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Bạn chưa nói rõ bạn là cán bộ, công chức theo Luật cán bộ công chức 2008; viên chức theo Luật viên chức 2010 hay người lao động theo quy định “
Theo như bạn trình bày, bạn bị thuyên chuyển công tác thì được hiểu bạn bị chuyển đi làm công việc khác trong khoảng thời gian nhất định. Sẽ có các trường hợp xảy ra như sau:
Mục lục bài viết
Trường hợp thứ nhất: Thuyên chuyển công tác đối với viên chức nuôi con nhỏ
Đối với viên chức chỉ có quy định liên quan là biệt phái viên chức:
– Khái niệm:
Theo quy định tại Điều 36
– Thẩm quyền biệt phái: Việc biệt phái sẽ do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
– Thời hạn cử biệt phái:
Quá trình biệt phái sẽ được kéo dài với thời hạn không quá 03 năm tuy nhiên đối với một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định thì thời hạn biệt phái có thể sẽ khác.
Trong thời gian được cử đi biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập nơi cử viên chức đi biệt phái sẽ có trách nhiệm bảo đảm về tiền lương cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác của viên chức.
– Một số lưu ý khi thực hiện quá trình biệt phái:
+ Đối với viên chức được cử đi biệt phái phải làm việc và chịu sự phân công, công tác, quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mà viên chức được cử đến làm việc.
+ Nếu nơi đến là vùng biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hay vùng có điều kiện kinh tế – xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn thì người viên chức được cử đi biệt phái sẽ được Nhà nước chi trả chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
+ Khi hết thời hạn biệt phái nêu trên viên chức sẽ được quay trở về đơn vị cũ để tiếp tục công tác. Lúc này người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi đã cử viên chức đi biệt phái sẽ có trách nhiệm tiếp nhận lại viên chức và bố trí việc làm cho viên chức đó phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Đối với viên chức nữ đang trong quá trình mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì sẽ không bị cử đi biệt phái viên trong hai quá trình này.
Như vậy, nếu bạn là viên chức đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng thì đơn vị bạn không được phép cử bạn đi biệt phái. Nếu đơn vị bạn áp dụng biệt phái viên chức thì được xác định là trái quy định pháp luật.
Trường hợp thứ hai: Thuyên chuyển công tác đối với cán bộ, công chức nuôi con nhỏ
Đối với cán bộ, công chức việc thuyên chuyển công tác được ghi nhận bao gồm một trong các hình thức là điều động, luân chuyển và biệt phái.
- Luân chuyển và điều động:
– Khái niệm:
+ Luân chuyển: được quy định tại Điều 52 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, theo đó luận chuyển là việc cơ quan, đơn vị tổ chức nơi công chức đang công tác căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, căn cứ vào kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý để thực hiện việc luân chuyển trong hệ thống của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội.
+ Điều động:
Là việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức đang quản lý, sử dụng công chức căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ và căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ của công chức đó tiến hành điều động công chức đi làm việc tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức khác.
– Nội dung điều động, luân chuyển:
+ Đối với công chức được đơn vị cho luân chuyển đến một vị trí công tác khác mà mức phụ cấp chức vụ mới theo quy định thấp hơn so với mức phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm sau khi được luân chuyển thì sẽ được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong khoảng thời gian luân chuyển.
+ Nếu công chức được điều động, luân chuyển đến một vị trí công tác khác mà không phù hợp với ngạch hiện giữ thì phải tiến hành việc chuyển ngạch cho công chức và .
+ Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác thì sẽ bị thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển. Đối với mức phụ cấp chức vụ mới của cán bộ, công chức sau khi được điều động, tuyển dụng thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong vòng thời hạn sáu tháng từ ngày ban hành quyết định điều động, luân chuyển.
+ Đối với hai hình thức là luận chuyển và điều động thì theo quy định tại Điều 50, Điều 52 Luật Cán bộ, công chức 2008 và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì lại không có quy định về việc chế độ miễn việc luận chuyển, điều động đối với người đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng. Do đó đơn vị mà bạn đang công tác vẫn có quyền điều động hay luân chuyển bạn khi bạn đang nuôi con nhỏ theo quy định của pháp luật.
- Biệt phái:
– Điều kiện thực hiện biệt phái:
Việc một cán bộ, công chức sẽ được cử đi biệt phái khi có một trong những lý do được quy định tại Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Điều 37
+ Để thực hiện một nhiệm vụ đột xuất, cấp bách
+ Để thực hiện một công việc mà chỉ cần một thời gian nhất định để giải quyết.
– Thời hạn biệt phái: Tương tự như viên chức, đôi với công chức thời gian thực hiện việc biệt phái là không quá 03 năm. Tuy nhiên đối với một số lĩnh vực, ngành nghề đặc thù thì Chính phủ quy định thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Các nội dung của biệt phái:
+ Công chức được cử biệt phái sẽ phải chịu sự bố trí, phân công, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mà công chức được biệt phái đến. Tuy nhiên công chức vẫn nằm trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử công chức đi biệt phái.
+ Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi cử công chức đi biệt phái khi hết thời hạn biệt phái là phải bố trí công việc phù hợp cho công chức, trả lương đồng thời đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công chức.
+ Nơi mà công chức đến biệt phái là vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số hay vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì trường hợp này công chức sẽ được hưởng các chính sách, phụ cấp ưu đãi, hỗ trợ theo các quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn thuyên chuyển công tác khi đang nuôi con nhỏ: 1900.6568
+ Về phụ cấp chức vụ: Nếu vị trí công tác nơi mà công chức được cử biệt phái đến có mức phụ cấp chức vụ thấp hơn so với mức đang được hưởng thì được công chức sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong khoảng thời gian luân chuyển.
– Các trường hợp không thực hiện việc biệt phái:
+ Không thuộc một trong hai trường hợp được cử đi biệt phái theo điều kiện nêu trên.
+ Người bị cử đi biệt phái là công chức nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
– Thẩm quyền biệt phái:
Việc biệt phái sẽ do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định.
– Trình tự, thủ tục biệt phái công chức: Sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật và thực hiện theo quy định của cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức.
Như vậy nếu bạn là công chức thì đơn vị, cơ quan vẫn có quyền điều động, luân chuyển bạn nếu đảm bảo đủ điều kiện nhưng không có quyền biệt phái nếu bạn đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
Trường hợp thứ ba: Thuyên chuyển công tác đối với người lao động nuôi con nhỏ
Hiện nay theo quy định của “
– Điều kiện:
Người sử dụng lao động đươc quyền điều chuyển người lao động làm một công việc khác so với hợp đồng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Khi người sử dụng lao động có khó khăn đột xuất nguyên nhân do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc khi áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, các biện pháp khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khắc phục các sự cố về điện, nước.
+ Khi nhu cầu kinh doanh, sản xuất có sự đòi hỏi.
– Thời gian điều chuyển:
Được quy định là không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong thời hạn một năm nếu kéo dài thời hạn thì phải nhận được sự đồng ý của người lao động.
– Quy định về báo trước:
Khi người sử dụng lao động thực hiện việc tạm thời chuyển người lao động sang làm một công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người lao động biết ít nhất ba ngày làm việc, trong thông báo về việc tạm thời điều chuyển công việc phải nêu rõ thời hạn và vị trí công việc mới nhưng phải đảm bảo phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
– Chế độ tiền lương: Đối với người lao động làm công việc mới do được tam thời điều chuyển sẽ được trả lương theo lương của công việc mới. Trường hợp tiền lương của công việc mới mà thấp hơn tiền lương công việc cũ thì người lao động sẽ được giữ nguyên mức tiền lương như cũ trong vòng thời hạn 30 ngày làm việc. Đối với tiền lương theo vị trí công việc mới thì phải được tính bằng ít nhất 85% so với mức tiền lương của công việc cũ nhưng không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng tại do Chính phủ quy định.
Như vậy đối với người lao động đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì việc điều chuyển người lao động sang một công việc khác vẫn có thể được thực hiện theo quy định.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Ban biên tập Công ty Luật Dương Gia về thuyên chuyển công tác đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, nếu còn gì vướng mắc vui lòng liên hệ để được giải đáp.
Xin trân thành cảm ơn!