Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Thuyên chuyển công tác đối với người lao động nuôi con nhỏ

Tư vấn pháp luật

Thuyên chuyển công tác đối với người lao động nuôi con nhỏ

  • 09/02/202109/02/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    09/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Thuyên chuyển công tác đối với người lao động nuôi con nhỏ. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác. Có được chuyển người lao động đang nuôi con dưới 36 tháng không?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Năm học 2016-2017, tôi bị thuyên chuyển công tác, trong khi đó còn tôi còn nhỏ (dưới 36 tháng), chồng đi công tác xa, bố là thương binh. Vậy tôi không thuộc diện phải thuyên chuyển có phải không?

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    1. Cơ sở pháp lý:

    – Luật cán bộ công chức 2008.

    – Luật viên chức 2010.

    – “Bộ luật lao động 2019”.

    2. Giải quyết vấn đề:

    Bạn chưa nói rõ bạn là cán bộ, công chức theo Luật cán bộ công chức 2008; viên chức theo Luật viên chức 2010 hay người lao động theo quy định “Bộ luật lao động 2019”.

    Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Bộ luật lao động

    Theo như bạn trình bày, bạn bị thuyên chuyển công tác thì được hiểu bạn bị chuyển đi làm công việc khác trong khoảng thời gian nhất định. Sẽ có các trường hợp xảy ra như sau:

    Mục lục bài viết

    • 1 Trường hợp thứ nhất: Thuyên chuyển công tác đối với viên chức nuôi con nhỏ
    • 2 Trường hợp thứ hai: Thuyên chuyển công tác đối với cán bộ, công chức nuôi con nhỏ
    • 3 Trường hợp thứ ba: Thuyên chuyển công tác đối với người lao động nuôi con nhỏ

    Trường hợp thứ nhất: Thuyên chuyển công tác đối với viên chức nuôi con nhỏ

    Đối với viên chức chỉ có quy định liên quan là biệt phái viên chức: 

    – Khái niệm:

    Theo quy định tại Điều 36 Luật viên chức 2010, biêt phái là việc mà một viên chức của một đơn vị sự nghiệp công lập hiện đang công tác được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo sự yêu cầu của công vụ, nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định.

    – Thẩm quyền biệt phái: Việc biệt phái sẽ do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.

    – Thời hạn cử biệt phái:

    Quá trình biệt phái sẽ được kéo dài với thời hạn không quá 03 năm tuy nhiên đối với một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định thì thời hạn biệt phái có thể sẽ khác. 

    Trong thời gian được cử đi biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập nơi cử viên chức đi biệt phái sẽ có trách nhiệm bảo đảm về tiền lương cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác của viên chức.

    Xem thêm: Xử lý khi người lao động tự ý nghỉ việc? Người lao động có phải bồi thường không?

    – Một số lưu ý khi thực hiện quá trình biệt phái:

    + Đối với viên chức được cử đi biệt phái phải làm việc và chịu sự phân công, công tác, quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mà viên chức được cử đến làm việc. 

    + Nếu nơi đến là vùng biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hay vùng có điều kiện kinh tế – xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn thì người viên chức được cử đi biệt phái sẽ được Nhà nước chi trả chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

    + Khi hết thời hạn biệt phái nêu trên viên chức sẽ được quay trở về đơn vị cũ để tiếp tục công tác. Lúc này người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi đã cử viên chức đi biệt phái sẽ có trách nhiệm tiếp nhận lại viên chức và bố trí việc làm cho viên chức đó phù hợp với  trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

    + Đối với viên chức nữ đang trong quá trình mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì sẽ không bị cử đi biệt phái viên trong hai quá trình này. 

    Như vậy, nếu bạn là viên chức đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng thì đơn vị bạn không được phép cử bạn đi biệt phái. Nếu đơn vị bạn áp dụng biệt phái viên chức thì được xác định là trái quy định pháp luật.

    Trường hợp thứ hai: Thuyên chuyển công tác đối với cán bộ, công chức nuôi con nhỏ

    Đối với cán bộ, công chức việc thuyên chuyển công tác được ghi nhận bao gồm một trong các hình thức là điều động, luân chuyển và biệt phái.

    • Luân chuyển và điều động:

    – Khái niệm:

    Xem thêm: Quy định về luân chuyển cán bộ, công chức mới nhất năm 2022

    + Luân chuyển: được quy định tại Điều 52 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, theo đó luận chuyển là việc cơ quan, đơn vị tổ chức nơi công chức đang công tác căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, căn cứ vào kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý để thực hiện việc luân chuyển trong hệ thống của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội.

    + Điều động:

    Là việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức đang quản lý, sử dụng công chức căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ và căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ của công chức đó tiến hành điều động công chức đi làm việc tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức khác.

    – Nội dung điều động, luân chuyển:

    + Đối với công chức được đơn vị cho luân chuyển đến một vị trí công tác khác mà mức phụ cấp chức vụ mới theo quy định thấp hơn so với mức phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm sau khi được luân chuyển thì sẽ được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong khoảng thời gian luân chuyển.

    + Nếu công chức được điều động, luân chuyển đến một vị trí công tác khác mà không phù hợp với ngạch hiện giữ thì phải tiến hành việc chuyển ngạch cho công chức và .

    + Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác thì sẽ bị thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển. Đối với mức phụ cấp chức vụ mới của cán bộ, công chức sau khi được điều động, tuyển dụng thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong vòng thời hạn sáu tháng từ ngày ban hành quyết định điều động, luân chuyển.

    + Đối với hai hình thức là luận chuyển và điều động thì theo quy định tại Điều 50, Điều 52 Luật Cán bộ, công chức 2008 và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì lại không có quy định về việc chế độ miễn việc luận chuyển, điều động đối với người đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng. Do đó đơn vị mà bạn đang công tác vẫn có quyền điều động hay luân chuyển bạn khi bạn đang nuôi con nhỏ theo quy định của pháp luật. 

    Xem thêm: Người lao động có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

    • Biệt phái:

    – Điều kiện thực hiện biệt phái:

    Việc một cán bộ, công chức sẽ được cử đi biệt phái khi có một trong những lý do được quy định tại Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Điều 37 Nghị định 24/2010/NĐ-CP như sau:

    + Để thực hiện một nhiệm vụ đột xuất, cấp bách

    + Để thực hiện một công việc mà chỉ cần một thời gian nhất định để giải quyết.

    – Thời hạn biệt phái: Tương tự như viên chức, đôi với công chức thời gian thực hiện việc biệt phái là không quá 03 năm. Tuy nhiên đối với một số lĩnh vực, ngành nghề đặc thù thì Chính phủ quy định thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

    – Các nội dung của biệt phái: 

    + Công chức được cử biệt phái sẽ phải chịu sự bố trí, phân công, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mà công chức được biệt phái đến. Tuy nhiên công chức vẫn nằm trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử công chức đi biệt phái.

    + Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi cử công chức đi biệt phái khi hết thời hạn biệt phái là phải bố trí công việc phù hợp cho công chức, trả lương đồng thời đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công chức.

    Xem thêm: Xử phạt người sử dụng lao động khi không ký kết hợp đồng với người lao động theo quy định

    + Nơi mà công chức đến biệt phái là vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số hay vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì trường hợp này công chức sẽ được hưởng các chính sách, phụ cấp ưu đãi, hỗ trợ theo các quy định của pháp luật.

    thuyen-chuyen-cong-tac-doi-voi-nguoi-lao-dong-nuoi-con-nho

    Luật sư tư vấn thuyên chuyển công tác khi đang nuôi con nhỏ: 1900.6568

    + Về phụ cấp chức vụ: Nếu vị trí công tác nơi mà công chức được cử biệt phái đến có mức phụ cấp chức vụ thấp hơn so với mức đang được hưởng thì được công chức sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong khoảng thời gian luân chuyển.

    – Các trường hợp không thực hiện việc biệt phái:

    + Không thuộc một trong hai trường hợp được cử đi biệt phái theo điều kiện nêu trên.

    + Người bị cử đi biệt phái là công chức nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
    – Thẩm quyền biệt phái:

    Việc biệt phái sẽ do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định.

    Xem thêm: Quy định về chuyển đổi vị trí, luân chuyển công tác đối với công chức

    – Trình tự, thủ tục biệt phái công chức: Sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật và thực hiện theo quy định của cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức.

    Như vậy nếu bạn là công chức thì đơn vị, cơ quan vẫn có quyền điều động, luân chuyển bạn nếu đảm bảo đủ điều kiện nhưng không có quyền biệt phái nếu bạn đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

    Trường hợp thứ ba: Thuyên chuyển công tác đối với người lao động nuôi con nhỏ

    Hiện nay theo quy định của “Bộ luật lao động năm 2019” không quy định hạn chế về việc điều chuyển người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đi làm công việc khác so với hợp đồng lao động do đó công ty vẫn có quyền điều chuyển hoặc thỏa thuận với bạn về việc bạn đi làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Việc điều chuyển bạn lúc này sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 31, cụ thể như sau:

    – Điều kiện:

    Người sử dụng lao động đươc quyền điều chuyển người lao động làm một công việc khác so với hợp đồng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Khi người sử dụng lao động có khó khăn đột xuất nguyên nhân do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc khi áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, các biện pháp khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khắc phục các sự cố về điện, nước.

    + Khi nhu cầu kinh doanh, sản xuất có sự đòi hỏi. 

    – Thời gian điều chuyển:

    Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động

    Được quy định là không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong thời hạn một năm nếu kéo dài thời hạn thì phải nhận được sự đồng ý của người lao động.

    – Quy định về báo trước:

    Khi người sử dụng lao động thực hiện việc tạm thời chuyển người lao động sang làm một công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người lao động biết ít nhất ba ngày làm việc, trong thông báo về việc tạm thời điều chuyển công việc phải nêu rõ thời hạn và vị trí công việc mới nhưng phải đảm bảo phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

    – Chế độ tiền lương: Đối với người lao động làm công việc mới do được tam thời điều chuyển sẽ được trả lương theo lương của công việc mới. Trường hợp tiền lương của công việc mới mà thấp hơn tiền lương công việc cũ thì người lao động sẽ được giữ nguyên mức tiền lương như cũ trong vòng thời hạn 30 ngày làm việc. Đối với tiền lương theo vị trí công việc mới thì phải được tính bằng ít nhất 85% so với mức tiền lương của công việc cũ nhưng không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng tại do Chính phủ quy định.

    Như vậy đối với người lao động đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì việc điều chuyển người lao động sang một công việc khác vẫn có thể được thực hiện theo quy định.

    Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Ban biên tập Công ty Luật Dương Gia về thuyên chuyển công tác đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, nếu còn gì vướng mắc vui lòng liên hệ để được giải đáp.

    Xin trân thành cảm ơn!

    Xem thêm: Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.251 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    4.5 / 5 ( 2 bình chọn )

    Tags:

    Lao động nữ

    Luân chuyển

    Luân chuyển công tác sang đơn vị mới

    Người lao động

    Thuyên chuyển


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Quy định mới nhất của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ

    Tìm hiểu về việc luân chuyển cán bộ, công chức? Mục đích, yêu cầu của việc luân chuyển cán bộ trong Đảng? Quan điểm và những nguyên tắc luân chuyển cán bộ? Quy định của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ?

    Luân chuyển ngành là gì? Nội dung và ý nghĩa của luân chuyển ngành?

    Luân chuyển ngành là gì? Luân chuyển ngành có tên trong tiếng Anh là gì? Nội dung của luân chuyển ngành? Ý nghĩa của luân chuyển ngành?

    Phương pháp chứng từ kế toán là gì? Các bước luân chuyển chứng từ

    Phương pháp chứng từ kế toán là gì? Phương pháp chứng từ kế toán trong tiếng Anh là gì? Các bước luân chuyển chứng từ?

    Người lao động là gì? Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động?

    Người lao động là gì? Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động? Quyền và nghĩa vụ của người lao động?

    Những quyền lợi đặc biệt của lao động nữ theo quy định mới nhất

    Quyền bình đẳng giới đối với lao động nữ. Quyền bảo vệ thai sản. Quyền của lao động nữ mang thai. Quyền được nghỉ thai sản. Trợ cấp trong thời gian con ốm, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai.

    Vốn ngắn hạn là gì? Phân loại và chu trình luân chuyển vốn ngắn hạn

    Vốn ngắn hạn là gì? Phân loại vốn ngắn hạn? Chu trình luân chuyển vốn ngắn hạn?

    Kì luân chuyển vốn lưu động là gì? Ý nghĩa của kì luân chuyển

    Kì luân chuyển vốn lưu động là gì? Ý nghĩa của kì luân chuyển?

    Luân chuyển vốn lưu động là gì? Các giai đoạn luân chuyển vốn lưu động

    Luân chuyển vốn lưu động là gì? Các giai đoạn của luân chuyển vốn lưu động? Tính toán số vòng quay vốn lưu động? Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động?

    Tăng năng suất lao động là gì? Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp?

    Tăng năng suất lao động (Increasing labor productivity) là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động? Biện pháp tăng năng suất lao động?

    Trên cân bằng toàn dụng lao động là gì? Đặc điểm và một số lưu ý

    Trên cân bằng toàn dụng lao động là gì? Đặc điểm của trên cân bằng toàn dụng lao động? một số lưu ý về trên cân bằng toàn dụng lao động?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Phục hồi điều tra là gì? Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại?

    Phục hồi điều tra là gì? Căn cứ để phục hồi điều tra? Thẩm quyền phục hồi điều tra? Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại? Quyền của bị can đối với việc phục hồi điều tra? Ý nghĩa của việc phục hồi điều tra?

    Thông tư liên tịch là gì? Thông tư và thông tư liên tịch cái nào cao hơn?

    Thông tư liên tịch là gì? Đặc điểm của Thông tư liên tịch? Sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật? Mục đích của thông tư liên tịch?

    Thông tư là gì? Hiệu lực và cơ quan có thẩm quyền ban hành thông tư?

    Thông tư là gì? Hiệu lực và cơ quan có thẩm quyền ban hành thông tư? Cơ quan ban hành thông tư? Thông tư có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo thông tư?

    Quyết định là gì? Nội dung và cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định?

    Quyết định là gì? Các loại quyết định trên thực tế? Quyết định có phải là văn bản pháp luật không? Căn cứ để ban hành Quyết định?

    Chỉ thị là gì? Cá nhân, cơ quan nào có thẩm quyền ban hành chỉ thị?

    Chỉ thị là gì? Thẩm quyền ban hành chỉ thị? Chỉ thị là loại văn bản gì? Thời điểm có hiệu lực của chỉ thị?

    Tín phiếu là gì? Phân loại và những phương pháp phát hành tín phiếu?

    Tín phiếu là gì? Phân loại tín phiếu? Phương thức phát hành tín phiếu là gì? Lý do Ngân hàng Nhà nước ngừng phát hành tín phiếu?

    Vi phạm bản quyền là gì? Vi phạm bản quyền bị phạt như thế nào?

    Vi phạm bản quyền là gì? Một số ví dụ? Các yếu tố xâm phạm quyền tác giả? Vi phạm bản quyền bị phạt như thế nào? Có thể sử dụng tác phẩm được bảo vệ bản quyền mà không vi phạm không? Danh sách những hành vi vi phạm bản quyền tác giả?

    Công trái là gì? Các đặc điểm và phân loại công trái ở Việt Nam?

    Công trái là gì? Các đặc điểm và phân loại công trái ở Việt Nam? Phân loại công trái? Lịch sử hình thành công trái? Đặc điểm của công trái/ trái phiếu? Mua trái phiếu Chính phủ có lợi gì? Việc đầu tư tài chính bằng cách mua trái phiếu chính phủ sẽ như thế nào?

    Hạ tầng khu công nghiệp là gì? Quy định về kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp?

    Hạ tầng khu công nghiệp là gì? Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm phát triển hạ tầng khu công nghiệp?

    Thềm lục địa là gì? Cách xác định phạm vi thềm lục địa theo Công ước 1982

    Thềm lục địa là gì? Chế độ pháp lý của thềm lục địa? Phạm vi của thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam 2012?

    Kháng nghị bản án, quyết định dân sự là gì? Kháng nghị theo Bộ luật tố tụng dân sự?

    Kháng nghị bản án, quyết định dân sự là gì? Kháng nghị theo Bộ luật tố tụng dân sự? Ý nghĩa của việc kháng nghị bản án, quyết định dân sự?

    Vùng biển là gì? Các vùng biển quốc gia và quy chế pháp lý với từng vùng biển?

    Vùng biển là gì? Các vùng biển quốc gia và quy chế pháp lý với từng vùng biển? Chế độ pháp lý của các vùng biển tiếp giáp lãnh thổ quốc gia ven biển?

    Khám phương tiện vận tải là gì? Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính?

    Phương tiện vận tải là gì? Trường hợp áp dụng khá phương tiện vận tải? Thẩm quyền quyết định khám phương tiện vận tải? Thủ tục khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật? Mẫu quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật? Mẫu biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật?

    Vùng biển quốc tế là gì? Các quyền tự do trên vùng biển quốc tế?

    Vùng biển quốc tế là gì? Các quyền tự do trên vùng biển quốc tế? Các nguyên tắc cơ bản của Luật Biển Quốc tế?

    Bản án dân sự là gì? Quy định về thi hành bản án dân sự đã hết hiệu lực?

    Bản án dân sự là gì? Đặc điểm của bản án dân sự? Bản án là loại văn bản gì? Những bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.

    Bản án hình sự là gì? Nội dung, hình thức và mẫu bản án hình sự sơ thẩm?

    Bản án hình sự là gì? Hình thức của bản án hình sự?

    Bản án lao động là gì? Thủ tục khởi kiện về tranh chấp lao động như thế nào?

    Bản án lao động là gì? Thủ tục khởi kiện về tranh chấp lao động như thế nào? Thủ tục khởi kiện vụ án lao động? Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động?

    Áp giải là gì? Quy định về biện pháp áp giải, dẫn giải trong tố tụng hình sự?

    Áp giải là gì? Quy định về biện pháp áp giải, dẫn giải trong Bộ luật Tố tụng hình sự? Sự khác nhau giữa áp giải và dẫn giải là gì?

    Kháng cáo phúc thẩm dân sự là gì? Thủ tục kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm?

    Có thể kháng cáo phúc thẩm dân sự hay không? Kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm là gì? Thủ tục kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015? Ý nghĩa của quyền kháng cáo?

    Khám người là gì? Điều kiện và thủ tục khám người theo thủ tục hành chính?

    Khám người là gì? Căn cứ quyết định khám người theo thủ tục hành chính? Thẩm quyền khám người theo thủ tục hành chính? Thủ tục khám người theo thủ tục hành chính? Mẫu quyết định khám người theo thủ tục hành chính? Mẫu biên bản khám người theo thủ tục hành chính?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá