Quy định về thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại? Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại? Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại?
Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại đang dần trở nên phổ biến vì những vai trò và ý nghĩa mà hoạt động này mang lại cho các cá nhân, tổ chức. Về cơ bản thì dịch vụ giám định thương mại là việc một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. Để đảm bảo vai trò và lợi ích của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại pháp luật đã ban hành các điều luật cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại:
Giám định thương mại là một hoạt động khoa học kỹ thuật cao và mang tính đặc thù. Tầm quan trọng của dịch vụ giám định không chỉ liên quan đến số phận của hàng hóa mà còn ảnh hưởng đến doanh nghiệp có hàng hóa cần giám định và các doanh nghiệp liên quan.
Vì vậy, thương nhân muốn kinh doanh dịch vụ giám định thương mại đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định để có thể thực hiện việc giám định một cách khoa học, chính xác.
Điều này đã được các nhà làm luật cụ thể tại Điều 256 Luật thương mại 2005. Theo đó, “Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhân đăng kí kinh doanh dịch vụ giám định mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định”.
Điều kiện để có thể kinh doanh dịch vụ giám định thương mại được quy định tại Điều 257 Luật thương mại 2005 với nội dung như sau:
“Điều 257. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 của Luật này;
3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.”
Như vậy, thương nhân muốn kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Phải được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp. Các thương nhân không phải là doanh nghiệp không đuợc kinh doanh dịch vụ này. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định.
– Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
+ Giám định viên phải có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;
+ Giám định viên phải có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;
+ Giám định viên phải có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.
– Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.
Chỉ có các thương nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại của thương nhân nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
– Các chủ thể là thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương theo quy định hiện hành của pháp luật.
– Việc thực hiện dịch vụ giám định thương mại theo ủy quyền của thương nhân nước ngoài quy định tại Điều 267
– Thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương theo quy định hiện hành của pháp luật hiện hành.
Trước khi Luật Thương mại 2005 ra đời,
Ngoài những trường hợp thông thường, pháp luật còn quy định thêm các điều kiện cho các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại “ đặc biệt ”. Ví dụ:
– Các tổ chức giám định được trưng dụng để thực hiện yêu cầu giám định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì còn phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn khác theo quy định cụ thể của Bộ khoa học và Công nghệ.
– Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ giám định thì phải thành lập doanh nghiệp theo pháp luật về đầu tư tại Việt nam phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên (Điều 5 Nghị định 20/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại).
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại sẽ chỉ được cung cấp dịch vụ giám định trong các lĩnh vực giám định khi có đủ các điều kiện sau đây: Có giám định viên đủ tiêu chuẩn; Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.
2. Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại:
Hiện nay theo quy định pháp luật thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại với các nội dung quản lý cụ thể sau đây:
– Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
– Trực tiếp kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại khi cần thiết.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân đăng ký kinh doanh trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại:
Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Bản chính Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ thực hiện theo mẫu được quy định sẵn.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau:
+ Bản sao có chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện;
+ Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.
– Các mẫu dấu nghiệp vụ hoặc bản thiết kế các mẫu dấu nghiệp vụ mà thương nhân đăng ký.
Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Thương nhân sẽ nộp một bộ hồ sơ được quy định cụ thể bên trên đến Trung tâm Phục vụ hành chính.
– Bước 2: Cán bộ có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì giao phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trả lại hồ sơ.
Pháp luật quy định, trong thời gian ba ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ hồ sơ, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho thương nhân yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và thông báo đăng ký dấu nghiệp vụ giám định cho thương nhân bằng văn bản.