Một thửa đất được phép có nhiều người cùng chung quyền sử dụng. Vậy thửa đất có nhiều người sử dụng chung thì cấp sổ đỏ thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thửa đất có nhiều người sử dụng chung cấp sổ đỏ thế nào?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành, một thửa đất có thể được rất nhiều người chung quyền sử dụng và pháp luật không giới hạn tối đa số người chung quyền sử dụng của một thửa đất. Người chung quyền sử dụng đất có thể là các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình. Điều này được thể hiện rõ tại Điều 98 Luật Đất đai 2013, cụ thể:
– Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi rõ và đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất phải cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận;
– Trong trường hợp các chủ sử dụng chung quyền sử dụng đất có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Theo đó, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thửa đất có nhiều người sử dụng chung thì cấp sổ đỏ như sau:
– Thứ nhất, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi rõ và đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất.
– Thứ hai, mỗi người có chung quyền sử dụng đất sẽ được cấp 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp các chủ sử dụng chung quyền sử dụng đất có yêu cầu cấp 01 giấy chứng nhận thì tất cả những người có chung quyền sử dụng đất đó phải thỏa thuận bằng văn bản (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) cử ra một người đại diện đứng tên trong sổ đỏ.
2. Thông tin về những người sử dụng chung quyền sử dụng đất được thể hiện trong giấy chứng nhận:
2.1. Trường hợp cấp giấy chứng nhận cho từng người có chung quyền sử dụng đất:
Trên giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về những người có chung quyền sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận, bao gồm những thông tin sau:
– Người chung quyền sử dụng đất là cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi:
+ Họ tên;
+ Năm sinh;
+ Tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có): giấy tờ nhân thân là:
++ Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”;
++ Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”;
++ Thẻ căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”;
++ Chưa có giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì ghi “giấy khai sinh số…”.
+ Địa chỉ thường trú.
– Người chung quyền sử dụng đất là hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc ghi “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi:
+ Họ tên của chủ hộ gia đình;
+ Năm sinh của chủ hộ gia đình;
+ Tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình;
+ Địa chỉ thường trú của hộ gia đình;
– Người có chung quyền sử dụng đất là tổ chức trong nước thì ghi:
+Tên tổ chức;
+ Tên giấy tờ của tổ chức;
+ Số và ngày ký của tổ chức;
+ Cơ quan ký giấy tờ pháp nhân của tổ chức;
+ Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
Tiếp theo là ghi “Cùng sử dụng đất với….”(ghi lần lượt các tên của người còn lại mà có chung về quyền sử dụng đất).
Lưu ý: Trường hợp ghi trên trang 1 không hết thì:
– Dòng cuối của trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”;
– Đồng thời ngay tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi là: “Những người khác cùng sử dụng gồm có:….”(phải ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất còn lại)
2.2. Trường hợp thỏa thuận cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện:
Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện như sau:
– Người đại diện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi:
+ Họ tên của người đại diện;
+ Năm sinh của người đại diện;
+ Tên và số giấy tờ nhân thân của người đại diện (nếu có): giấy tờ nhân thân là:
++ Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”;
++ Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”;
++ Thẻ căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”;
++ Người đại diện chưa có giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì ghi “giấy khai sinh số…”.
+ Địa chỉ thường trú của người đại diện.
– Người đại diện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hộ gia đình thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc ghi “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi:
+ Họ tên của chủ hộ gia đình là người đại diện;
+ Năm sinh của chủ hộ gia đình là người đại diện;
+ Tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình là người đại diện;
+ Địa chỉ thường trú của hộ gia đình là người đại diện.
– Người đại diện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tổ chức trong nước thì ghi:
+ Tên tổ chức là người đại diện;
+ Tên giấy tờ của tổ chức là người đại diện;
+ Số và ngày ký của tổ chức là người đại diện;
+ Cơ quan ký giấy tờ pháp nhân của tổ chức là người đại diện;
+ Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức là người đại diện.
Dòng tiếp theo ghi là “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất gồm:….” (ghi lần lượt tên của những người cùng có quyền sử dụng đất). Nếu ghi trên trang 1 không hết thì:
– Dòng cuối của trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”;
– Đồng thời ngay tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi là: “Những người khác cùng sử dụng gồm có:….”(phải ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất còn lại).
3. Chịu trách nhiệm trước nhà nước khi người có chung quyền sử dụng đất có hành vi vi phạm về đất đai:
Căn cứ Điều 7 Luật Đất đai 2013 quy định người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất, theo quy định này người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất bao gồm những người sau:
– Người đứng đầu của tổ chức đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình;
– Người đứng đầu của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình;
– Người đứng đầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã để sử dụng vào các mục đích sau:
+ Xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân;
+ Xây dựng các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa;
+ Xây dựng các công trình công cộng phục vụ giáo dục;
+ Xây dựng các công trình công cộng phục vụ y tế;
+ Xây dựng các công trình công cộng phục vụ hoạt động thể dục thể thao;
+ Xây dựng các công trình công cộng phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí;
+ Xây dựng các công trình công cộng phục vụ công trình chợ;
+ Xây dựng các công trình công cộng phục vụ nghĩa trang, nghĩa địa;
+ Xây dựng các công trình công cộng khác của địa phương.
– Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư;
– Người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư;
– Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo;
– Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình;
– Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình;
–Người có chung quyền sử dụng đất đất đối với việc sử dụng đất đó;
-Nếu những người có chung quyền sử dụng đất đã thỏa thuận cử ra một người đại diện thì người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đó sẽ chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng đất đó.
Như vậy, qua quy định trên có thể khẳng định được rằng nếu như người có chung quyền sử dụng đất có hành vi vi phạm về đất đai (ví dụ như hành vi xây nhà trên đất trồng cây lâu năm) thì người phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về hành vi vi phạm, đó chính là người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
– Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Thông tư