Người tham gia tố tụng gồm những ai? Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng?
Theo như quy định tại pháp luật tố tụng dân sự tại phiên tòa dân sự thì sự có mặt của các đương sự được hiểu là những người được tham gia tố tụng dân sự tại tòa án nhân dân trong các vụ kiện dân sự để thực hiện quá trình xét xử thuộc một trong các giai đoạn tố tụng dân sự. Tuy nhiên trong một số trường hợp người tham gia tố tụng vắng mặt tất cả tại phiên tòa dân sự trong tố tụng dân sự vắng mặt thì phiên Tòa đó có được tiếp tục xét xử không? Quy định của pháp luật cụ thể về thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng ra sao? Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp thắc mắc về việc này như sau:
Cơ sở pháp lý:
1. Người tham gia tố tụng gồm những ai?
Trên cơ sở quy định của
Như vậy có thể hiểu một cách chung nhất là những người tham gia tố tụng dân sự gồm có: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sàn. Những người này được quy định rất cụ thể tại các điều từ Điều 68 đến Điều 90
Theo quy định của luật tố tụng dân sự, đối với những người tham gia tố tụng dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của tòa án để phối hợp giải quyết vụ án một cách thuận lợi nhất. Tuy nhiên, pháp luật quy định là như thế nhưng không phải lúc nào người tham gia tố tụng cũng phải có mặt tại Tòa theo như giấy triệu tập của Tòa án bởi vì trong một số trường hợp những người tham gia tố tụng này có thể vắng mặt tại tòa và phiên tòa vẫn có thể được diễn ra theo luật điều này của pháp luật quy định nhằm tạo điều kiện để giải quyết vụ việc dân sự tại phiên Tòa có sự có mặt hay không có mặt của người tham gia tố tụng cũng không làm ảnh hưởng đến việc Tòa án ra phán quyết về vụ việc này.
Từ những quy định nêu ở trên, có thể khảng định một điều rằng, pháp luật tố tụng hiện hành quy định rằng ngoài cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự thì pháp luật này còn có quy định về việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cũng được thực hiện việc tham gia vào vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự. Các hoạt động tố tụng của họ chịu sự chi phối của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tộ tụng. Những người này được gọi là người tham gia tố tụng dân sự.
Từ những quy định nêu ở trên thì có thể hiểu về khái niệm người tham gia tố tụng một các đơn giản là: Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ toà án, cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Do đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì trong mỗi vụ việc dân sự, số lượng, thành phần những người tham gia tố tụng dân sự có thể khác nhau. Việc tham gia tố tụng của họ tuy bị chi phối bởi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng nhưng vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến tố tụng dân sự. Đối với một số người, các hoạt động tố tụng của họ có thể còn làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng dân sự.
2. Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng
Trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì việc người tham gia tố tụng cần thực hiện việc có mặt tại phiên Tòa theo như giấy triệu tập của vụ án để tham gia sẽ xử vụ án được diễn ra thuận lợi nhất tránh gây lãng phí về thời gian, tiền của của cơ quan tiến hành tố tụng và của những người khác. Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định về việc những người tham gia tố tụng có quyền vắng mặt tại phiên Tòa nhưng vẫn phải tuân thủ theo đúng những quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó đối với việc tất cả nhưng người tham gia tố tụng đều vắng mặt tại phiện Tòa thì phiên tòa có tiếp tục xét xử hay không và thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng của tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Để giải đáp những thắc mắc về vấn đề xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng của tòa án trong mục 2 này, tác giả sẽ gửi tới quy bạn đọc về thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng của tòa án được thực hiện theo quy định tại Điều 238
Theo Điều 238
“1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
2. Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
5. Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật này.”
Từ những quy định nêu trên có thể thấy rằng, khi các đương sự vắng mặt trong phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt đương sự theo quy định của pháp luật căn cứ tại điều 238. Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 vẫn được diễn ra quá trình xét xử vắng mặt tại Tòa khi những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật khi những người này có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Chính vì vậy, theo như quy định của pháp luật tố tụng hiện hành thì việc Tòa án căn cứ vào tài liệu và các chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự và người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện được đưa ra như sau:
+ Trong trường hợp đối với nguyên đơn và người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt theo quy định của pháp luật
+ Trong trường hợp đối với bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi và có các nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hay đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiếp tục thực hiện việc xét xử vắng mặt đối với những người này
+ Đối với trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tiến hành xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng đó
Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt theo quy định và thực hiện đầy đủ theo các thủ tục được đề ra. Sau đó, tại phiên tòa xét xử Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu và nội dung chứng cứ có trong hồ sơ vụ án sau đó Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án để đưa ra những phán quyết chính xác nhất cho vụ án, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát theo quy định và nội dung. cuối cùng là Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của
Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì việc vắng mặt của tất cả người tham gia tố tụng trong một vụ án khi đã có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì người tiến hành tố tụng vẫn tiếp tục thực hiện việc xét sử đối với vụ án dân sự này. Phiên Tòa xét sử vẫn diễn ra với sự tham gia của người tiến hành tố tụng gồm, Chủ Tòa phiên Tòa, Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên trong vụ án dân sự này.