Khi công ty hay doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh thì sẽ phải thực hiện phương án sử dụng lao động dẫn đến nhiều người lao động bị mất việc làm hay giảm giờ làm. Vậy những người lao động bị mất việc làm hay giảm giờ làm thì được hưởng trợ cấp như thế nào? Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho lao động mất việc, giảm giờ làm được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Tại sao lại xảy ra tình trạng người lao động mất việc, giảm giờ làm?
- 2 2. Khi người lao động bị mất việc, bị giảm giờ làm sẽ được hỗ trợ như thế nào?
- 3 3. Những đối tượng được hưởng trợ cấp mất việc làm, giảm giờ làm cần đáp ứng những điều kiện gì?
- 4 4. Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho người lao động mất việc, giảm giờ làm việc:
- 4.1 4.1. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động, đoàn viên công đoàn do giảm giờ làm việc, mất việc:
- 4.2 4.2. Doanh nghiệp có phương án sử dụng lao động nộp hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết:
- 4.3 4.3. Công đoàn cấp trên tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động:
- 4.4 4.4. Đoàn viên công đoàn, người lao động bị mất việc, giảm giờ làm việc nhận kinh phí hỗ trợ được chi trả:
1. Tại sao lại xảy ra tình trạng người lao động mất việc, giảm giờ làm?
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều cơ sở kinh doanh gặp tình trạng khó khăn hay thay đổi về quy mô, cơ cấu sản xuất nên đã thực hiện phương án sử dụng người lao động, trong đó có việc cắt giảm nhân lực và thay đổi giờ làm việc cho người lao động.
Theo Báo Chính phủ số ra ngày 17 tháng 1 năm 2023 đã thống kê lại từ tháng 9 năm 2023 đến nay đã xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp, công ty gặp phải khó khăn trong hoạt động kinh doanh như bị cắt, giảm bớt đơn hàng, sản phẩm dẫn đến không đảm bảo chi trả lương cho người lao động nên đã dẫn đến việc nhiều đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm giờ làm việc, chấm dứt
Căn cứ theo quy định tại Điều 42
– Thứ nhất, trường hợp công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ. Trong những trường hợp sau đây thì doanh nghiệp, công ty được xem là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
+ Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
+ Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm của công ty;
+ Thay đổi quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất và kinh doanh gắn liền với ngành nghề, sản xuất và kinh doanh của người sử dụng lao động.
– Thứ hai, trường hợp công ty gặp phải khó khăn vì lý do kinh tế:
+ Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
+ Công ty thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước khi thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện các cam kết quốc tế.
Như vậy, khi doanh nghiệp gặp một trong hai trường hợp trên thì công ty sẽ phải lập phương án sử dụng người lao động để biết được công ty sẽ tiếp tục sử dụng người lao động nào và sử dụng vào công việc gì?
2. Khi người lao động bị mất việc, bị giảm giờ làm sẽ được hỗ trợ như thế nào?
Khi người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, bị giảm giờ làm việc sẽ được hưởng tiền trợ cấp do mất việc làm, giảm giờ làm việc.
Trợ cấp mất việc, giảm giờ làm việc được hiểu là khoản tiền chi trả nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho người lao động ở hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động kinh doanh. Khi người lao động có thời gian làm việc và gắn bó với doanh nghiệp đủ lâu, vì một lý do nào đó họ không thể tiếp tục sử dụng lao động đó nữa hoặc không bố trí được công việc phù hợp thì khoản trợ cấp này sẽ được gửi đến người lao động.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2019 thì tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm cho người lao động được xác định là tiền lương bình quân của người lao động theo hợp đồng lao động trong 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
3. Những đối tượng được hưởng trợ cấp mất việc làm, giảm giờ làm cần đáp ứng những điều kiện gì?
Mới đây vào ngày 16 tháng 1 năm 2023 thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn công ty và người lao động bị giảm giờ làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.
Căn cứ theo quyết định này thì đối tượng cũng như điều kiện đi kèm với những đối tượng đó để được hưởng tiền hỗ trợ khi mất việc, giảm giờ làm việc được quy định như sau:
– Đoàn viên công đoàn hoặc người lao động làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022 mà bị giảm giờ làm việc, mất việc do doanh nghiệp đó bị cắt, giảm bớt đơn hàng (sản phẩm);
– Người lao động bị giảm giờ làm việc hàng ngày hoặc bị giảm số ngày làm việc trong tuần, trong tháng, trừ trường hợp giảm giờ làm thêm hoặc bị ngừng việc từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023;
– Trường hợp trong khoảng thời gian từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 mà thu nhập của người lao động trong tháng bất kỳ thấp hơn hoặc bằng lương tối thiểu vùng;
– Người lao động, đoàn viên công đoàn bị giảm giờ làm việc, ngừng việc từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023.
4. Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho người lao động mất việc, giảm giờ làm việc:
Để nhận tiền hỗ trợ mất việc, giảm giờ làm việc thì người sử dụng lao động và người lao động cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
4.1. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động, đoàn viên công đoàn do giảm giờ làm việc, mất việc:
Căn cứ theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ thì người lao động muốn nhận tiền hỗ trợ khi mất việc, giảm giờ làm việc thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ giấy tờ, tài liệu sau:
– Danh sách đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, mất việc làm do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động ( danh sách này được thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ);
– Bản sao các văn bản, phương án sử dụng người lao động có thể hiện nội dung về việc sắp xếp lại thời gian làm việc, sản xuất kinh doanh, giảm giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng;
Lưu ý, đối với trường hợp người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trễ em chưa đủ 06 tuổi thì bổ sung thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.
4.2. Doanh nghiệp có phương án sử dụng lao động nộp hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết:
Sau khi công đoàn công ty phối hợp với người sử dụng lao động cũng như người lao động tổng hợp danh sách đoàn viên công đoàn, người lao động đủ điều kiện hưởng tiền hỗ trợ khi người lao động mất việc, giảm giờ làm thêm và hoàn tất hồ sơ gồm đầy đủ giấy tờ được nêu tại mục 4.1 và gửi lên công đoàn cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
Lưu ý, thời gian nộp hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.
4.3. Công đoàn cấp trên tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động:
Công đoạn cấp trên có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng lao động và kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ chưa hợp lệ thì công đoàn cấp trên có trách nhiệm thông báo cho công đoàn cũng như người sử dụng lao động về việc hồ sơ chưa hợp lệ và hướng dẫn bổ sung để hoàn thiện hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì công đoàn cấp trên thực hiện giải quyết việc chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động bị mất việc, giảm thời gian làm việc.
Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày công đoàn cấp trên nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì công đoàn có trách nhiệm thẩm định, trình Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (hay được gọi tắt là Công đoàn cấp tỉnh). Đối với trường hợp Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn cấp tỉnh thì Công đoàn cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đã nhận.
Công đoàn cấp tỉnh phải ban hành Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ theo Mẫu số 2 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ. Sau đó Công đoàn cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp của cơ sở chuyển kinh phí hỗ trợ hoặc chuyển kinh phí đó trực tiếp vào tài khoản của Công đoàn cấp cơ sở để chi trả tiền hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn, người lao động bị mất việc làm, bị giảm giờ làm việc. Trong trường hợp sau khi xem xét mà Công đoàn cấp tỉnh không phê duyệt thì phải có thông báo bằng văn bản tới công đoàn cơ sở và nêu rõ lý do không phê duyệt.
4.4. Đoàn viên công đoàn, người lao động bị mất việc, giảm giờ làm việc nhận kinh phí hỗ trợ được chi trả:
Sau khi Công đoàn cấp tỉnh chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chuyển kinh phí hỗ trợ cho người lao động thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ từ Công đoàn cấp tỉnh gửi xuống thì công đoàn cơ sở phải có trách nhiệm chi trả tiền hỗ trợ của đoàn viên công đoàn, người lao động.
Sau khi người lao động, đoàn viên công đoàn cơ sở nhận được tiền chi trả hỗ trợ thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền thì công đoàn cơ sở phải có trách nhiệm gửi danh sách ký nhận tiền hỗ trợ của đoàn viên cũng như người lao động gửi lên công đoàn cấp trên. Theo đó, danh sách ký xác nhận này được thực hiện theo Mẫu số 03 được quy định tại Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 16/1/2023 ban hành quy định về việc thực hiện các chinh sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.