Phân chia tài sản thừa kế là gì? Quy định của bộ luật dân sự 2015 về phân chia di sản thừa kế? Thứ tự ưu tiên thanh toán khi phân chia di sản thừa kế?
Khi phân chia di sản thừa kế thì những người được hưởng di sản cần lưu ý về quy định về các nghĩa vụ tài sản và các loại chi phí liên quan đến người thừa kế trước khi xác đinh tiến hành chia tài sản thừa kế, các nghĩa vụ tài sản và chi phí này sẽ được thanh toán theo trình tự do pháp luật quy định. Vậy cụ thể thứ tự ưu tiên thanh toán khi phân chia di sản thừa kế được quy định ra sao?
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Phân chia tài sản thừa kế là gì?
Theo quy định của pháp luật tại Điều 624. Di chúc bộ luật dân sự 2015 cũng đưa ra khái niệm về di trúc đó là: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” Theo đó chúng ta có thể hiểu rằng phân chia tài sản theo thừa kế được hiểu là hi một người chết để lại di sản thừa kế cho những người thừa kế, sau khi người đó chết những người được hưởng di sản sẽ tiến hành phân chia theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó thì di chúc phải hợp pháp và di chúc là việc cá nhân thể hiện ý chí của mình nhằm định đoạt tài sản và quyền tài sản thuộc sở hữu của mình sau khi chết bằng việc lập di chúc bằng văn bản. Người lập di chúc phải là người đã thành niên có năng lực hành vi dân sự, chủ sở hữu những tài sản và quyền tài sản thuộc sở hữu của người đó theo quy định của pháp luật.
Theo đó có thể hiểu phân chia tài sản theo thừa kế được hiểu là việc thực hiện chia tài sản mà người mất để lại cho người còn sống dựa trên bản di chúc đó cho những người được thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật dân sự đề ra. Để chia tài sản thừa kế thì những người được hưởng di sản thừa kế phải phân biệt mình thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật hay thừa kế di chúc để thực hiện phân chia theo đúng quy định của pháp luật.
2. Quy định của bộ luật dân sự 2015 về phân chia di sản thừa kế:
Tại điều 659. Phân chia di sản theo di chúc Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì :
Theo như quy định như trên có thể thấy sau khi mở thừa kế thì bất cứ lúc nào những người thừa kế cũng có quyền yêu cầu chia di sản nhưng trong thực tế rất ít khi di sản được đem chia ngay, thường là sau một thời gian dài hay ngắn từ khi mở thừa kế, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của những người thừa kế với nhau. Di sản mà người chết để lại có thể được phận chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Căn cứ dựa trên quy định tại khoản 1 Điều luật trên quy định việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người lập di chúc. Theo cách phân chia này thì ý chí của người lập di chúc được tôn trọng và thực hiện, có nghĩa là di sản được chia theo đung ý nguyện của người đã chết. Để việc chia di sản thừa kế theo đúng ý nguyện của người lập di chúc, việc phân chia di sản phải theo đúng một trong các trường hợp cụ thể đó là:
Trường hợp đầu tiên đó là di sản được chia theo tỉ lệ đó là trường hợp di chúc đã xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản để phân chia di sản. Lúc này, mỗi người thừa kế được hưởng phần di sản theo tỷ lệ đã được xác định trên tổng giá trị khối tài. Khi phân chia di sản, để xác định được phần tỷ lệ mà người thừa kế được hưởng là bao nhiêu, phải thực hiện việc định giá từng loại tài sản để xác định cụ thể giá trị của toàn bộ di sản.
Trường hợp thứ hai đối với việc chia di sản theo từng hiện vật như các hiện vật cụ thể. Theo như trường hợp này thì người để lại di sản đã xác định rõ trong di chúc ai là người được hưởng di sản là hiện vật, và cụ thể là hiện vật theo sự xác định trong di chúc “kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản”, “nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường”.
3. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật:
Tại Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”
Căn cứ dựa trên quy định nêu trên và quy định tại Bộ luật dân sự 2015 quy định quan hệ thừa kế là sự dịch chuyển di sản từ một người đã chết sang một người còn sống và thường được thực hiện theo một trong hai hình thức. Thứ nhất đó là dịch chuyển di sản dựa trên ý chí của người để lại di sản. Hình thức này được gọi là thừa kế theo di chúc. Thứ hai, nếu dịch chuyển di sản từ người chết sang cho người sống căn cứ vào quy định của pháp luật thì được gọi là thừa kế pháp luật. Tuy cùng là sự dịch chuyển tài sản từ chết sang cho người sống, tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản của 2 hình thức này đó là dựa trên yếu tố ý chí, nguyện vọng của người có di sản để lại. Nếu trường hợp người chết có di chúc hợp pháp để lại, thì phần di sản của họ sẽ được chia dựa theo những gì được nêu trong di chúc. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều trường hợp vì những lý do khác nhau mà người chết không thể để lại di chúc để phân chia di sản của mình được.
4. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi phân chia di sản thừa kế:
Tại Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể:
“Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
10. Các chi phí khác.”