Thành viên hội đồng quản trị có phải tham gia bảo hiểm xã hội? Lao động là người cao tuổi có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty không? Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội mới nhất? Mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Mục lục bài viết
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị có phải đóng BHXH không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Công ty tôi là công ty cổ phần, có 4 thành viên sáng lập, 1 người chức danh chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc (nam, sinh năm 1960, 1 người là phó giám đốc kinh doanh (nam, sinh năm 1959), 1 người là phó giám đốc tài chính (nam, sinh năm 1976, đang đồng thời là giảng viên ở 1 trường Đại học, có tham gia bảo hiểm xã hội bên trường đó) và 1 người là trợ lý Ban Giám đốc (nữ, sinh năm 1957).
Cả 4 người đều có tên trên bảng lương hàng tháng, như vậy, việc ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội cho họ như thế nào là không vi phạm luật lao động? Vì hiện tại người nữ đã ngoài độ tuổi lao động, 2 người nam thì còn có 2 và 3 năm nữa cũng hết độ tuổi lao động. Có nhất thiết phải tham gia bảo hiểm xã hội cho họ hay không? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư Chân thành cám ơn và trân trọng kính chào!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2,
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
…
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;…”
Trường hợp là người quản lý doanh nghiệp ngoài hưởng phần lợi nhuận tương ứng với vốn góp mà có hưởng lương thì thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.
Như bạn trình bày, công ty bạn có bốn thành viên hội đồng quản trị, cả bốn thành viên này đều có tên trên thang bảng lương của công ty (tức là ngoài việc hưởng lợi nhuận dựa trên phần vốn góp các thành viên này còn được hưởng lương dựa trên năng lực làm việc) thuộc phạm vi điều chỉnh của
Các thành viên hội đồng quản trị khi thành lập công ty mặc dù được chia thù lao dựa trên số vốn góp nhưng nếu có hưởng lương thì vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, trường hợp tham gia quản lý công ty nhưng không hưởng lương thì sẽ không ký kết hợp đồng lao động và không thuộc trường hợp bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.
Liên quan đến trường hợp ký kết hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội cho thành viên hội đồng quản trị
Hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội sẽ áp dụng bắt buộc đối với trường hợp công ty bạn có trả lương hàng tháng cho các thành viên hội đồng quản trị
Trường hợp 1. Đối với việc sử dụng lao động cao tuổi
Căn cứ theo khoản 9, Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 123. Quy định chuyển tiếp
…
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc….”
Theo quy định về quyền lợi của người lao động cao tuổi thì người lao động cao tuổi đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp. Cho nên, ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm chi trả thêm (cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động) một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
Đối với trường hợp công ty bạn đang sử dụng lao động cao tuổi (thành viên hội đồng quản trị ngoài độ tuổi lao động có hưởng lương hàng tháng) nếu chưa từng tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đã tham gia nhưng chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội thì công ty vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội cho đối tượng này. Trường hợp đang trong thời gian hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng thì không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội, công ty sẽ trả tiền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp vào lương, mức chi trả của công ty bằng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc.
Trường hợp 2. Đối với cá nhân ký nhiều hợp đồng lao động cùng một thời điểm
Căn cứ Khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.”
Đồng thời, theo quy định của Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì trong trường hợp người lao động giao kết từ 02 hợp đồng lao động trở lên với các đơn vị khách nhau tại cùng thời điểm thì việc đóng bảo hiểm được thực hiện như sau:
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động đầu tiên giao kết
+ Đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất
+ Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp heo từng hợp đồng lao động.
Như vậy, đối với trường hợp thành viên hội đồng quản trị của công ty bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội tại trường học nơi thành viên đấy đang công tác thì sẽ không tiến hành tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty của bạn nữa nhưng công ty sẽ trả tiền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp vào lương, mức chi trả của công ty bằng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc tuy nhiên, vẫn phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho đối tượng này; còn bảo hiểm y tế đóng theo nơi có mức lương cao nhất.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm xã hội:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, luật sư cho tôi hỏi một vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội như sau. Hiện nay, quy định về bảo hiểm xã hội có nhiều quy định mới, để doanh nghiệp biết được những hành vi nào là hành vi vi phạm hành vi cấm khi tham gia bảo hiểm xã hội thì dựa vào đâu, mong Luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Từ 01/01/2016 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực áp dụng, để bảo đảm cho hoạt động và thực hiện đúng pháp luật các đơn vị doanh nghiệp tránh vi phạm vào các hành vi sau:
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Tóm tắt câu hỏi:
Mình là giáo viên trường cấp 3. Trường thuộc khu vực 2 nông thôn. Mình về trường dạy 1/9/2011. Vừa rồi nhà trường có in ra sổ bao hiểm xã hội. mình thấy mức đóng bảo hiểm cho giáo viên tập sự không giống nhau. Xin hỏi là: Giáo viên tập sự đóng bảo hiểm mức 2,43 hay 1,989? Có bắt buộc ai tập sự cũng 1 hệ số, hay kế toán trường muốn cho ai hệ số nào cũng được?
Luật sư tư vấn:
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
…….”
Theo Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
……”
Theo Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của
Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của
4. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của
5. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây được viết là tập đoàn, tổng công ty, công ty) là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.
6. Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.”
Theo thông tin mà bạn trình và theo quy định của pháp luật thì người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, được thực hiện theo Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Do vậy, đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức đóng bảo hiểm được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Ngoài ra, đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức đóng bảo hiểm được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
4. Lao động chưa thành niên có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em muốn hỏi về bảo hiểm xã hội đối với người lao động chưa thành niên? Từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi và dưới 15 tuổi?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại điểm a) khoản 1 và khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tạo ra một cơ chế giúp người lao động có sự đảm bảo về mặt tài chính khi có nhu cầu.
Nếu người sử dụng lao động có giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ tuổi thành niên thì phải có trách nhiệm kê khai và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho những đối tượng này. Ngoài ra, nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động chưa đủ tuổi thành niên có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Sau khi đã thực hiện kê khai đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ có sổ bảo hiểm và sẽ được công ty cấp thẻ bảo hiểm y tế. Người lao động cũng có quyền lấy lại sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc tại công ty và hưởng các chế độ liên quan.