Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm mục đích giải quyết các mâu thuẫn giữa các bên để duy trì và ổn định trật tự xã hội. Vậy, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp đất đai?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền của tòa án về giải quyết tranh chấp đất đai:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về những quan hệ pháp luật tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án, cụ thể như sau:
– Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân;
– Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản;
– Tranh chấp về giao dịch dân sự và tranh chấp về hợp đồng dân sự;
– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và tranh chấp về chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Tranh chấp về thừa kế tài sản;
– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
– Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật;
– Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng;
– Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí;
– Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;
– Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
– Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
– Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 203 của
– Đối với những tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đương sự có một trong những loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong những loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Giá đất tại năm 2013 thì theo quy định của pháp luật những đương sự đó sẽ được lựa chọn một trong những hình thức giải quyết tranh chấp đất đai như sau: Đương sự sẽ giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hình thức nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân, hoặc đương sự sẽ tiến hành hoạt động khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
– Trong trường hợp đương sự lựa chọn việc giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân thì việc giải quyết tranh chấp đất đai đó sẽ được thực hiện như sau: Trong trường hợp tranh chấp giữa những đối tượng được xác định là hộ gia đình hoặc cá nhân hoặc các cộng đồng dân cư với nhau thì chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật, nếu như các chủ thể không đồng ý với quá trình giải quyết của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì hoàn toàn có quyền khiếu nại đến chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tranh chấp đất đai giữa tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về thủ tục hành chính. Hoặc, trong trường hợp tranh chấp đất đai mà một bên tranh chấp được xác định là các cơ sở tôn giáo hoặc người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật, nếu như các chủ thể nêu trên không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại đến bộ trưởng của Bộ tài nguyên và môi trường hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
– Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo như phân tích nêu trên sẽ phải ra quyết định giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật, quyết định giải quyết tranh chấp sẽ có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh tuân thủ, trong trường hợp các bên tranh chấp không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành trên thực tế.
Theo như phân tích nêu trên thì, nói tóm lại, người dân có thể lựa chọn việc giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án trong những trường hợp cơ bản như sau:
– Nếu có các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật nêu trên thì người dân có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật;
– Nếu như không có một trong những loại giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì người dân có thể lựa chọn hình thức khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục chung.
2. Quy định của pháp luật về thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai:
Theo quy định của pháp luật hiện nay có quy định về thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai. Nhìn chung thì có thể nói, thời hiệu khởi kiện được xác định là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết một vụ án tranh chấp dân sự để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi xét thấy quyền lợi đó bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì người dân sẽ bị mất quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 184 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì có thể nói, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án sẽ chỉ được quyền áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên tranh chấp với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi tòa án cấp sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ việc tranh chấp đó, người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu sẽ có quyền từ chối áp dụng thời hiệu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp việc từ chối áp dụng thời hiệu đó nhầm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba. Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện, trong đó có tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Như vậy thì có thể nói, các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ không bị hạn chế về thời hiệu khởi kiện. Còn đối với những tranh chấp khác như tranh chấp về hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất … thì thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật được ghi nhận là 03 năm được tính kể từ ngày các cá nhân hoặc các tổ chức biết về quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm. Riêng đối với tranh chấp về thừa kế thì thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản và xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 30 năm đối với bất động sản được tính kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm mà người để lại di sản chết. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết đối với người thứ ba được xác định là 03 năm được tính kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Ý nghĩa của hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân:
Giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai tại toà án nói riêng là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thực hiện một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được ghi nhận trong Luật Đất đai 2013. Đồng thời, hoạt động này cũng góp phần vào việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, nâng cao ý thức pháp luật đất đai cho người dân nói chung và của người sử dụng đất nói riêng củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Mặt khác, hoạt động này góp phần vào việc tăng cường pháp chế, đấu tranh ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân trong quản lý, sử dụng đất đai … Luật Đất đai 2013 hiện nay cũng đã có những quy định nhằm mục đích tăng cường vai trò giải quyết tranh chấp đất đai của toà án nhân dân trên thực tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013.