Thực tế hiện nay, rất nhiều phụ huynh thực hiện hoạt động đầu tư hàng nghìn tỷ đồng với mong muốn cho con em của mình được thụ hưởng các dịch vụ tốt nhất trong môi trường giáo dục quốc tế. Có thể kể đến một số rủi ro pháp lý khi phụ huynh cho trường quốc tế vay tiền thông qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Rủi ro pháp lý khi phụ huynh cho trường Quốc tế vay tiền?
Trên thực tế hiện nay, tình trạng các phụ huynh cho các trường quốc tế vay tiền diễn ra vô cùng phổ biến. Nhiều phụ huynh đã thực hiện gói đầu tư học phí chi trả trước nhiều năm cho con em khi họ theo học tại các ngôi trường quốc tế. Tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội, theo thống kê cho thấy, có ít nhất hơn 10 trường quốc tế và các môi trường song ngữ chào mời các “gói đầu tư giáo dục” cho các phụ huynh đóng trước học phí trong khoảng thời gian 03 năm, 05 năm, thậm chí là lên tới 12 năm. Và đổi lại, các bậc phụ huynh sẽ được hưởng mức học phí thấp hơn so với các trường hợp đóng là học phí theo từng năm. Sức hút của các gói đầu tư giáo dục dài hạn này đó là sẽ hỗ trợ tài chính cho phụ huynh, giảm mức học phí phụ huynh có thể đóng lên tới 20%, 40% thậm chí là cao hơn, vì vậy hấp dẫn hơn nhiều so với lãi suất tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Ví dụ: Phụ huynh thay vì đóng 12 năm, mỗi năm trung bình đóng 500.000.000, tổng cộng là 6.000.000.000 đồng để con em có thể theo học tại các môi trường quốc tế, nếu phụ huynh đóng một lần thì phụ huynh chỉ có thể đóng 3.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng cho 12 năm học.
Cá biệt, tồn tại những gói đầu tư tương tự giống “hoạt động vay vốn” của các phụ huynh. Theo đó, phụ huynh đóng vào trường một khoản tiền trong 12 năm. Trong suốt khoảng thời gian học thì học sinh sẽ được miễn toàn bộ học phí, hết 12 năm thì trường sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền đã đóng cho phụ huynh. Vì vậy có thể hiểu số tiền lãi đã được dùng để chi trả tiền học của học sinh, về bản chất thì đây được xem là một hợp đồng “huy động vốn” trá hình.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, các dạng
Tức là, thay vì vay tiền của ngân hàng để phát triển nhà trường, nâng cao chất lượng đầu tư, xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động giáo dục, thì nhà trường trực tiếp vay tiền của các phụ huynh. Một số đặc điểm riêng của dịch vụ trường học đó là trường thu tiền trước rồi sẽ cung cấp dịch vụ sau. Bao giờ người học cũng cần phải thực hiện hoạt động chi trả đóng học phí trước khi học. Với gói đầu tư giáo dục dài hạn, thì người học và các bậc phụ huynh còn phải tạm ứng trước nhiều năm cho nhà trường để có thể sử dụng dịch vụ giáo dục tại ngôi trường đó.
Thực tế thì có thể nói, một ngôi trường huy động vốn của các nhà đầu tư thông qua các gói đầu tư dài hạn nhằm mục đích nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở vật chất, phát triển môi trường giáo dục là một trong những nhu cầu lành mạnh. Nếu thực hiện tốt hoạt động đầu tư dài hạn, cả nhà đầu tư, phụ huynh và nhà trường đều cùng nhau có lợi. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư dài hạn trong giáo dục cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nếu huy động tiền của các phụ huynh để đầu tư cho các mục đích ngoài nhà trường, đầu tư mạo hiểm thì hoàn toàn không chính đáng. Phụ huynh hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà trường cam kết và mục đích đầu tư, yêu cầu nhà trường minh bạch các thông tin trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư thông qua hợp đồng trong quá trình giao kết.
Theo đó, có thể kể đến một số rủi ro pháp lý khi phụ huynh cho trường quốc tế vay tiền như sau:
Thứ nhất, gói đầu tư giữa nhà trường và phụ huynh có thể kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh đã phải rao bán các gói đầu tư dài hạn giữa phụ huynh và nhà trường khi chưa hết thời hạn của hợp đồng. Bởi vì trong khoảng thời gian thực hiện gói đầu tư dài hạn đó, có rất nhiều thay đổi như chuyển nhà, phụ huynh cần phải chuyển trường cho học sinh, chất lượng nhà trường có sự thay đổi, trường chuyển chủ đầu tư…
Thứ hai, gói đầu tư dài hạn được ký kết giữa nhà trường và phụ huynh được xem là giải pháp giúp phụ huynh không phải lo lắng về vấn đề tăng học phí. Mặt khác, rất nhiều học sinh không thể đi hết khoảng thời gian cam kết đầu tư đối với nhà trường. Vì vậy những lợi ích tính toán ban đầu của các bậc phụ huynh đã không còn phù hợp.
2. Phương án giải quyết khi phụ huynh cho trường Quốc tế vay tiền:
Theo như phân tích nêu trên, hoạt động đầu tư dài hạn giữa phụ huynh và các ngôi trường quốc tế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro pháp lý, rất dễ xảy ra tranh chấp. Lời khuyên cho phía nhà trường trong trường hợp này đó là không nên đánh mất uy tín và sứ mệnh giáo dục của mình, nhà trường cần phải sắp xếp nguồn tài chính để hoàn trả cho các bậc phụ huynh khi có tranh chấp xảy ra.
Trong trường hợp các trường quốc tế rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có hành vi cố tình chiếm dụng vốn, các bậc phụ huynh cần phải nhanh chóng khởi kiện ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản đối với các ngôi trường quốc tế đó.
Thậm chí, nếu có các chứng từ và giấy tờ chứng minh hành vi lợi dụng uy tín niềm tin của phụ huynh để huy động vốn trái phép, sử dụng vốn trái mục đích so với thỏa thuận ban đầu, các bậc phụ huynh hoàn toàn có quyền yêu cầu các cơ quan điều tra và các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ đối với hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định của pháp luật hình sự.
Nhìn chung thì có thể nói, việc huy động vốn dẫn đến khả năng mất chi trả là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy nguồn lực tài chính của các trường quốc tế đang gặp vấn đề. Các cơ quan quản lý giáo dục cần phải vào cuộc sớm nhất để có thể thẩm định lại điều kiện hoạt động của các trường. Nếu nhận thấy tiềm lực tài chính của các trường quốc tế không đảm bảo để duy trì khả năng phát triển hoạt động giáo dục hoặc có hành vi kê khai gian dối trong lĩnh vực tài chính, có thể ra quyết định đình chỉ hoạt động nhà trường căn cứ theo quy định tại Điều 30 của
– Có hành vi gian lận để thực hiện hoạt động giáo dục;
– Không đảm bảo các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục;
– Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
– Không triển khai hoạt động giáo dục trong khoảng thời gian một năm được tính kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động;
– Vi phạm các quy định của pháp luật về giáo dục trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ bắt buộc phải đình chỉ;
– Vi phạm nghiêm trọng các mục tiêu, kế hoạch chất lượng, quy chế chuyên môn và quy chế thi cử;
– Các trường hợp vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, các bên có thể ngồi lại với nhau để thỏa thuận, bàn bạc phương án chi trả tiền cho các bậc phụ huynh. Nhà trường cần phải áp dụng phương pháp mềm dẻo, thân thiện, đàm phán với phụ huynh, thỏa thuận về cách thức trả tiền, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho phụ huynh giống như đã cam kết ban đầu.
3. Lời khuyên cho các phụ huynh đang cân nhắc cho trường Quốc tế vay tiền:
Trước hết, phụ huynh cần phải hiểu rõ hình thức của hoạt động đầu tư giáo dục dài hạn tại một trường quốc tế, đó bản chất là một gói đầu tư. Theo tâm lý chung thì cha mẹ nào cũng muốn đem lại những điều tốt nhất cho con cái, và cho con có một nền tảng giáo dục vững vàng, đó được xem là tâm huyết của những người làm cha, làm mẹ,. Tuy nhiên, khi ra quyết định đầu tư thì vấn đề lí trí cần phải được đặt lên hàng đầu.
Hãy thận trọng suy xét xem: Tại sao nhà trường cần huy động vốn? Việc sử dụng vốn này có được công khai không, có đúng mục đích không? Chất lượng giáo dục của nhà trường có bị ảnh hưởng khi thiếu vốn không? Nhà trường có thực sự tâm huyết với hoạt động giáo dục không? Có đủ niềm tin để mình ra quyết định đầu tư không?…
Đồng thời, cũng phải cân nhắc đến mọi rủi ro có thể gặp phải khi cho nhà trường vay tiền. Cũng cần phải lựa chọn các nhà trường tâm huyết để có thể đầu tư một cách đảm bảo và vững vàng. Không nên đầu tư bừa bãi để kéo theo những rủi ro không đáng có.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
THAM KHẢO THÊM: