Quyết định điều chuyển đối với lao động nữ đang nuôi con 8 tháng tuổi có đúng không? Chuyển nơi làm việc xa hơn nơi làm việc cũ đối với lao động nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Quyết định điều chuyển đối với lao động nữ đang nuôi con 8 tháng tuổi có đúng không? Chuyển nơi làm việc xa hơn nơi làm việc cũ đối với lao động nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Sư! Hiện vợ tôi đang nuôi con nhỏ (8tháng); công tác tại trung tâm y tế của một huyện, cách nhà 9km. Vừa rồi có quyết định của giám đốc trung tâm điều chuyển vợ tôi sang làm tại một phòng khám trực thuộc Trung tâm, cách nhà tôi hơn 20km. Vậy xin luật sư cho hỏi quyết định điều chuyển đó có vi phạm quyền lợi của vợ tôi được hưởng trong thời gian hưởng chế độ con nhỏ không. Tôi xin chân thành cảm ơn sự tư vấn của quý Luật sư!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì vợ của bạn đang công tác tại trung tâm y tế Huyện, vì chưa xác định vợ bạn là người lao động, viên chức hay cán bộ công chức và đang trong thời gian nuôi con nhỏ 8 tháng thì nhận được quyết định điều chuyển công tác từ giám đốc trung tâm. Trong trường hợp này áp dụng theo các trường hợp như sau:
Thứ nhất, “Bộ luật lao động 2019” có quy định:
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ
luật lao động .Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản
Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Như vậy hiện tại theo quy định của pháp luật không có quy định cụ thể ngăn cấm việc điều chuyển lao động nữa nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi nhưng người sử dụng lao động không được phép thực hiện những hành vi như: sử dụng lao động làm việc ban đêm, đi công tác xa, làm thêm giờ và phải đảm bảo quyền lợi của lao động nữ cũng như việc làm cũ sau khi trở lại làm việc trừ trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. Tuy vậy, việc điều động lao động nữ trong trường hợp nuôi con nhỏ đi làm việc tại địa điểm khác cần phải có sự thỏa thuận và thông báo giữa hai bên, trong trường hợp vợ của bạn không đồng ý với quyết định này có thể làm đơn trình bày lý do và yêu cầu trực tiếp lên cấp trên để giải quyết hoặc xin thôi việc theo đúng quy định của pháp
Thứ hai, đối với trường hợp là viên chức, Luật viên chức 2010 không có quy định về vấn đề điều chuyển mà chỉ quy định về biệt phái viên chức:
Điều 36. Biệt phái viên chức
1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
Nếu quyết định vợ của bạn nhận được là quyết định biệt phái viên chức, tức là được yêu cầu làm việc tại địa điểm khác trong một thời hạn nhất định trong các trường hợp sau theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP:
Điều 26. Biệt phái viên chức
1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Trường hợp một số ngành, lĩnh vực đặc thù yêu cầu phải có thời hạn biệt phái dài hơn thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái tiếp tục quản lý, theo dõi trong thời gian viên chức được cử đi biệt phái.
4. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận viên chức biệt phái có trách nhiệm phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác đối với viên chức đó.
5. Viên chức được cử biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 36 Luật viên chức.
Trong trường hợp này giám đốc quyết định biệt phái lao động nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi là trái với quy định của pháp luật.
Thứ ba, nếu vợ của bạn đang là cán bộ hoặc công chức, Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về trường hợp:
– Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
– Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
Điều 50. Điều động công chức
1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.
Điều 52. Luân chuyển công chức
1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc luân chuyển công chức.
Điều 53. Biệt phái công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái công chức đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
3. Công chức biệt phái phải chấp hành phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.
4. Công chức biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
6. Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Như vậy trường hợp là cán bộ công chức, việc hạn chế chỉ đối với hành vi biệt phái công chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.