Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Quy định về lao động nữ? Các lưu ý khi sử dụng lao động là phụ nữ?

Tư vấn pháp luật

Quy định về lao động nữ? Các lưu ý khi sử dụng lao động là phụ nữ?

  • 17/09/202117/09/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    17/09/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Phụ nữ luôn là đối tượng yếu thế, mang những đặc thù riêng của giới tính cần được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, nhất là trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động. Sau đây là những quy định của pháp luật cũng như các lưu ý cho […]

    Phụ nữ luôn là đối tượng yếu thế, mang những đặc thù riêng của giới tính cần được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, nhất là trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động. Sau đây là những quy định của pháp luật cũng như các lưu ý cho người sử dụng lao động khi sử dụng lao động nữ:

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới
    • 2 2. Không sử dụng lao động nữ để làm một số công việc
    • 3 3. Phải tham khảo ý kiến khi có quyền lợi liên quan
    • 4 4. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
    • 5 5. Các quy định về bảo vệ thai sản
    • 6 6. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ khi mang thai
    • 7 7. Trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai

    1. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật lao động năm 2019 và Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử giữa các lao động nam và lao động nữ và phải thực hiện các biện pháp khác nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong quá trình tuyển dụng, sắp xếp, bố trí việc làm, chế độ tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đào tạo và các chế độ khác theo quy định.

    2. Không sử dụng lao động nữ để làm một số công việc

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật lao động 2019 thì lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con hiện nay được quy định cụ thể tại Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, ví dụ như: Trực tiếp nấu chảy và rót kim loại nóng chảy ở các lò điện hồ quang từ 0,5 tấn trở lên; Cán kim loại nóng (trừ kim loại màu); Trực tiếp luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thiếc, thủy ngân, kẽm, bạc); Đốt lò luyện cốc; Hàn trong thùng kín, hàn ở vị trí có độ cao trên 10m so với mặt sàn công tác; Khoan thăm dò, khoan nổ mìn bắn mìn; Cậy bẩy đá trên núi; Lắp đặt giàn khoan trên biển; Khoan thăm dò giếng dầu và khí…

    Trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 27 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

    3. Phải tham khảo ý kiến khi có quyền lợi liên quan

    Khoản 2 Điều 136 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc người đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ. Nếu không làm tròn nghĩa vụ này, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

    4. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ

    4.1. Tổ chức khám sức khỏe, khám chuyên khoa phụ sản định kỳ:

    Doanh nghiệp phải tổ chức cho lao động nữ được khám sức khỏe đồng thời khám chuyên khoa phụ sản 06 tháng/lần theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

    4.2. Quy định khi sử dụng lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:

    – Tương tự như thời gian lao động nữ mang thai, trong thời gian đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, doanh nghiệp không được bố trí, sắp xếp để lao động nữ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa nếu người lao động không đồng ý.

    – Mỗi ngày lao động nữ có 60 phút trong khung giờ làm việc để cho con bú, trữ sữa, vắt sữa và nghỉ ngơi. Trong khoảng thời gian này người lao động vẫn sẽ được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Doanh nghiệp lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ sao cho phù hợp với khả năng của mình, điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. Đối với các lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên thì pháp luật khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho họ được vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc, thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa hai bên thỏa thuận với nhau.

    Xem thêm: Quy định về tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động

    – Sẽ không bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    – Mỗi ngày được đi muộn và về sớm hơn 60 phút so với giờ làm việc bình thường và vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

    Nếu vi phạm các quy định nêu trên thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

    4.3. Quy định khi sử dụng lao động nữ trong thời gian hành kinh

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019, trong thời gian hành kinh, lao động nữ phải được nghỉ 30 phút/ngày và tối thiểu 03 ngày/tháng mà vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Hai bên thỏa thuận với nhau về thời gian nghỉ cụ thể căn cứ vào nhu cầu của lao động nữ và sự phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc.

    Trường hợp doanh nghiệp không cho lao động nữ nghỉ theo quy định nêu trên bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

    5. Các quy định về bảo vệ thai sản

    5.1. Quyền lợi khi lao động nữ mang thai:

    – Người đang mang thai từ tháng thứ 07 trở đi hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo sẽ không bị người sử dụng lao động sắp xếp làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.

    Xem thêm: Xử phạt người sử dụng lao động khi không ký kết hợp đồng với người lao động theo quy định

    – Lao động nữ khi mang thai sẽ được chuyển sang làm một công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn hoặc được giảm 01 giờ làm việc/ngày mà không vẫn được hưởng nguyên tiền lương và các quyền, lợi ích cho đến khi con trên 12 tháng tuổi nếu làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con. 

    – Được nghỉ để đi khám thai theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần được nghỉ tối đa 01 ngày; nếu người lao động ở xa các cơ sở khám, chữa bệnh hoặc có các bệnh lý hay thai nhi phát triển không bình thường thì mỗi lần khám thai được nghỉ tối đa 02 ngày.

    – Sẽ không bị người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân mà chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật do cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo.

    – Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới sau khi hợp đồng lao động cũ hết hạn trong khoảng thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    5.2. Quyền lợi khi lao động nữ nghỉ thai sản:

    – Được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ thai sản.

    – Thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng tuy nhiên chỉ được nghỉ trước sinh thời gian không quá 02 tháng. Nếu lao động nữ sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, lao động nữ được nghỉ thêm 01 tháng.

    – Đối với lao động nam khi có vợ sinh con, người nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ thì cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mới nhất

    – Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể trở lại làm việc nhưng thời gian nghỉ chế độ thai sản ít nhất từ 04 tháng trở lên và người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động, được người sử dụng lao động đồng ý và phải có văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động nếu họ đi làm sớm hơn thời gian luật quy định. Trong thời gian đi làm này lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đồng thời cũng được nhận tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động chi trả.

    – Nếu sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định mà lao động nữ có nhu cầu nghỉ thêm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian đó. Thời gian này người lao động sẽ không được hưởng lương cũng như trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 

    – Sau khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định người lao động vẫn được bảo đảm việc làm cũ khi quay trở lại làm việc và sẽ không bị người sử dụng lao động cắt giảm tiền lương và các quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ chế độ thai sản. Trong trường hợp công việc cũ không còn nữa thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động phải bố trí một việc làm khác với mức lương không được thấp hơn so với mức lương trước khi nghỉ thai sản của người lao động.

    6. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ khi mang thai

    – Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động khi mang thai, pháp luật quy định lao động nữ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, tạm hoãn thực hiện hợp đồng nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ tiếp tục làm việc thì sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. 

    Trường hợp này người lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về việc đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng của mình trong đó có kèm theo văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc nếu tiếp tục làm việc sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

    – Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau nhưng thời gian tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định người lao động được tạm nghỉ. Nếu không có sự chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì sẽ do hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với nhau.

    7. Trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai

    Trường hợp lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau, sẩy thai, khám thai, nạo, hút thai, phá thai bệnh lý, thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai hoặc triệt sản thì người lao động sẽ được hưởng các khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo Bộ luật lao động

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.204 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Lao động nữ

    Người lao động nữ

    Phụ nữ

    Quyền lợi của lao động nữ

    Sử dụng lao động


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Mẫu khai trình việc sử dụng lao động của doanh nghiệp mới

    Mẫu khai trình việc sử dụng lao động của doanh nghiệp là gì? Mẫu khai trình việc sử dụng lao động của doanh nghiệp để làm gì? Mẫu khai trình việc sử dụng lao động của doanh nghiệp? Hướng dẫn soạn thảo mẫu khai trình việc sử dụng lao động của doanh nghiệp? Hướng dẫn khai trình lao động nộp hồ sơ tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền? Quy định về mức phạt khi không khai trình sử dụng lao động?

    Giải pháp đảm bảo quyền của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình

    Một số kiến nghị giải pháp đảm bảo quyền của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình gao gồm: Giải pháp hoàn thiện pháp luật; Giải pháp về tổ chức, thể chế và xã hội.

    Các yếu tố bảo đảm quyền của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình 

    Các yếu tố bảo đảm quyền của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình bao gồm: Yếu tố pháp luật; Hoạt động của cơ quan tố tụng; Yếu tố ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý.

    Bảo đảm quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam và quốc tế

    Bảo đảm quyền của phụ nữ bằng pháp luật? Sự cần thiết bảo đảm quyền của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình? Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình?

    Đảm bảo quyền ly hôn của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình

    Nội dung đảm quyền của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình? Đảm bảo quyền ly hôn của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân gia đình?

    Bảo đảm quyền lưu cư và quyền được cấp dưỡng của phụ nữ khi ly hôn

    Bảo đảm quyền lưu cư của phụ nữ khi ly hôn? Bảo đảm quyền được cấp dưỡng của phụ nữ khi ly hôn theo quy định của Luật hôn nhan và gia đình năm 2014?

    Bảo đảm quyền nuôi con chung, chia tài sản của phụ nữ khi ly hôn

    Bảo đảm quyền nuôi con chung của phụ nữ khi ly hôn? Bảo đảm quyền chia tài sản của phụ nữ khi ly hôn? Bảo đảm quyền nuôi con và chia tài sản của phụ nữ khi ly hôn?

    Quyền của phụ nữ là gì? Tại sao phải quan tâm và đảm bảo quyền của phụ nữ? 

    Khái niệm quyền của phụ nữ là gì? Phân tích quyền của phụ nữ trên cơ sở quyền con người? Tại sao phải quan tâm và đảm bảo quyền của phụ nữ?

    Người lao động là gì? Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động?

    Người lao động là gì? Người lao động trong tiếng Anh là gì? Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động? Quyền và nghĩa vụ của người lao động?

    Những quyền lợi đặc biệt của lao động nữ theo quy định mới nhất

    Quyền bình đẳng giới đối với lao động nữ. Quyền bảo vệ thai sản. Quyền của lao động nữ mang thai. Quyền được nghỉ thai sản. Trợ cấp trong thời gian con ốm, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai.

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Hà Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Hà Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Hà Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Hà Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Gia Lai

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Gia Lai ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Gia Lai? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Gia Lai ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Gia Lai?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đồng Tháp

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đồng Tháp ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Tháp? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đồng Tháp ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đồng Tháp?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đồng Nai

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đồng Nai ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Nai? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đồng Nai ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đồng Nai?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Điện Biên

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Điện Biên ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Điện Biên? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Điện Biên ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Điện Biên?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đắk Nông

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đắk Nông ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đắk Nông? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đắk Nông ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đắk Nông?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đắk Lắk

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đắk Lắk ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đắk Lắk? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đắk Lắk ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đắk Lắk?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đà Nẵng

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Đà Nẵng ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Đà Nẵng ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Đà Nẵng?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cao Bằng

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cao Bằng ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Cao Bằng? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Cao Bằng ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Cao Bằng?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cần Thơ

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cần Thơ ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Cần Thơ? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Cần Thơ ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Cần Thơ?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Thuận

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Thuận ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Thuận? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Thuận ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Thuận?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cà Mau

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Cà Mau ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Cà Mau? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Cà Mau ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Cà Mau?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Phước

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Phước ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Phước? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Phước ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Phước?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Dương

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Dương ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Dương ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Dương?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Định

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Định ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Định? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Định ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Định?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bến Tre

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bến Tre ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bến Tre? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bến Tre ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bến Tre?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bà Rịa - Vũng Tàu? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Bình

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Bình ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thái Bình? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Bình ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thái Bình?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá