Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng lao động? Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc trả lương? Một số quy định cụ thể về việc trả lương trong trường hợp đặc biệt?
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc trả lương được quy định tại
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng lao động
Khoản 2 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.
Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, Điều 6 Bộ luật lao động năm 2019 đã có quy định rất rõ ràng và cụ thể.
1.1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
– Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, quản lý và điều hành, giám sát lao động đối với người lao động; có quyền khen thưởng và xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
– Người sử dụng lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động hoặc tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
– Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thực hiện thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định; có quyền tham gia giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết đình công; thực hiện đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động và cải thiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người lao động;
– Người sử dụng lao động có quyền thực hiện việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
– Người sử dụng lao động có các quyền khác theo quy định của pháp luật lao động.
1.2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thiết lập cơ chế và thực hiện việc đối thoại, trao đổi với người lao động và đối với tổ chức đại diện người lao động; có nghãi vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ cũng như kỹ năng nghề nghiệp của người lao động nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm cho người lao động;
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động, quy định về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và quy định về an toàn, vệ sinh lao động; có nghãi vụ xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng ngành nghề quốc gia, thực hiện đánh giá, công nhận kỹ năng ngành nghề cho người lao động.
2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc trả lương
2.1. Người sử dụng lao động có quyền:
– Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán và phải được duy trì trong một thời gian nhất định, trường hợp thay đổi hình thức trả lương thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày. Điều này nhằm đảm bảo sự ổn định cho quan hệ lao động, tránh xáo trộn đời sống sinh hoạt của người lao động. Với hình thức trả lương theo thời gian, có thể lựa chọn trả lương theo năm, lương tháng, lương tuần, lương ngày và lương giờ, trong đó trả lương theo tháng là phổ biến và thông dụng nhất.
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao. Trả lương khoán là hình thức trả lương căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành. Thục chất, đây cũng là một trong những hình thức cụ thể của trả lương theo sản phẩm, áp dụng cho những công việc không thể giao từng chi tiết, từng bộ phận hoặc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không hiệu quả.
– Người sử dụng lao động có quyền quy định hệ thống thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương… áp dụng trong đơn vị. Với vị thế, vai trò là người đầu tư vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ và là người thuê lao động, người sử dụng lao động có quyền quyết định phân phối thu nhập trong đơn vị mình thể hiện qua quyền quy định hệ thống thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế lương, phụ cấp lương, nâng bậc, nâng lương, tiền thưởng…. cho đơn vị. Để đảm bảo tính dân chủ và quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện trước khi quy định thang bảng lương, định mức lao động và công khai trong toàn đơn vị khi đưa vào thực hiện (Điều 93 Bộ luật lao động năm 2019).
– Người sử dụng lao động có quyền khấu trừ tiền lương của người lao động theo quy định của pháp luật (Điều 102 Bộ luật lao động năm 2019). Theo đó, khi người lao động có hành vi làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp thì người sử dụng lao động có quyền khấu trừ vào tiền lương trước khi trả cho người lao động. Để đảm bảo điều kiện sống và ổn định sinh hoạt cho người lao động, pháp luật quy định mức khấu trừ tiền lương không quá 30% tiền lương hàng tháng sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm, thuế thu nhập (khoản 3 Điều 102 Bộ luật lao động).
Bên cạnh đó, pháp luật cũng nghiêm cấm người sử dụng lao động không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cắt lương của người lao động.
2.2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương trực tiếp, đầy đủ và phải đúng thời hạn cho người lao động. Trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp vì lý do bất khả kháng thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người đã được người lao động uỷ quyền hợp pháp theo quy định. Đồng thời, người sử dụng lao động cũng không được quyền hạn chế hay can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động, bên cạnh đó, người sử dụng lao động cũng không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc hàng hóa, dịch vụ của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định. Pháp luật lao động ghi nhận nghĩa vụ này như là một nguyên tắc trả lương cho người lao động trong chế độ tiền lương. Trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động không thể trả lương cho người lao động đúng thời hạn thì không được chậm lương quá 01 tháng và đồng thời phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố tại thời điểm trả lương cho người lao động theo cách tính quy định tại Bộ luật lao động năm 2019.
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện chế độ trợ cấp lương, tiền thưởng và thực hiện việc trả lương cho người lao động theo các quy định của pháp luật, có nghĩa vụ thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và thỏa ước sự thỏa thuận khác giữa các bên.
Để đảm bảo giá trị và ý nghĩa của tiền lương, lương của người lao động phải được trả bằng tiền đồng Việt Nam, trong trường hợp người lao động là người nước ngoài thì người sử dụng lao động có thể trả lương bằng ngoại tệ. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng có thể trả lương trực tiếp hoặc qua tài khoản cá nhân của người lao động đã mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương cho người lao động qua tài khoản này thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Một số quy định cụ thể về việc trả lương trong trường hợp đặc biệt
3.1. Trả lương khi làm ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng
Khi người lao động làm ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng hay sản phẩm không đạt quy cách kỹ thuật thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người sử dụng lao động thực hiện việc trả lương.
– Trường hợp người lao động làm ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng do nguyên nhân khách quan như thời tiết, nguyên vật liệu, kỹ thuật… thì người sử dụng lao động tùy từng trường hợp cụ thể mà trả đủ lương cho người lao động hoặc trả lương theo một tỷ lệ nhất định.
– Nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng do lỗi của người lao động gây nên thì tùy từng trường hợp phạm lỗi mà người lao động được trả lương ít hoặc không được trả lương.
– Nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng do người lao động thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật lao động thì bên cạnh việc không được trả lương hoặc trả lương ít, người lao động còn có thể phải bồi thường thiệt hại về nguyên vật liệu.
3.2. Trả lương khi ngừng việc
– Nếu trường hợp ngưng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động vẫn được trả đủ lương.
– Nếu trường hợp ngưng việc do nguyên nhân khách quan như gặp phải sự cố điện, nước, kỹ thuật, thiết bị máy móc hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng khác thì tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng tiền lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Trường hợp ngừng việc do lỗi của người lao động thì người lao động có thể không được trả lương, những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng mức lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3.3. Trả lương khi người lao động nghỉ chế độ
– Trong thời gian nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép và thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ luật lao động thì người lao động vẫn được hưởng nguyên lương.
– Trong trường hợp vì lý do thôi việc hoặc vì công việc mà người lao động chưa nghỉ hàng năm hoặc người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì khi đó người lao động được trả lương những ngày chưa nghỉ đó.
3.4. Chế độ công tác phí
Chế độ công tác phí của người lao động bao gồm:
– Tiền tàu xe đi lại;
– Tiền ăn trên đường;
– Tiền lưu trú;
– Tiền ở (nếu có)
Các mức phụ cấp nêu trên tùy từng đối tượng mà được áp dụng theo quy định của pháp luật hoặc được áp dụng theo thỏa thuận của hai bên.