Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Pháp luật

Công việc, nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên

  • 26/05/202226/05/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    26/05/2022
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Công việc, nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên?

      Khi sử dụng lao động, người lao động phải đáp ứng các điều kiện sử dụng lao động theo quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với lao động chưa thành niên. Vậy công việc, nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên theo quy định của Bộ luật lao động được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

      Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

      Cơ sở pháp lý:

      – Bộ luật lao động 2019.

      – Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

      1. Công việc, nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên

      Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được quy định tại Điều 147 Bộ luật lao động 2019. Theo đó thì điều luật này quy định cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:

      – Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

      – Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

      – Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

      – Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

      – Phá dỡ các công trình xây dựng;

      – Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

      – Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

      – Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên. Cụ thể công việc này được quy định tại Phụ lục III Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Danh mục công việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên bao gồm:

      + Trực tiếp luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thiếc, thuỷ ngân, kẽm, bạc).

      + Đốt và ra lò luyện cốc.

      + Đốt lò đầu máy hơi nước.

      + Vận hành nồi hơi đốt nhiên liệu (than đá, bã mía, củi, mùn cưa, trấu) và nồi hơi sử dụng nhiên liệu lỏng và có khí áp suất làm việc từ 4,0 bar trở lên, công suất trên 0,5 T/h).

      + Vận hành hệ thống điều chế và nạp axetylen, oxy, hydro, clo và các khí hoá lỏng, các trạm khí nén có áp suất 8,0 bar.

      + Vận hành hệ thống lạnh (làm nước đá, đông lạnh).

      + Lắp đặt khuôn máy rèn, dập, ép, cắt kim loại (không phân biệt máy hơi nước, khí nén, điện hoặc cơ).

      + Thu gom bã thải sản xuất cồn công nghiệp.

      + Vận hành máy hồ vải sợi.

      + Nhuộm, hấp, vải sợi.

      + Chủ nhiệm kho, thủ kho, phụ kho kho hóa chất, thuốc nhuộm.

      + Khai thác đá, đập đá thủ công, cậy bẩy đá trên núi.

      + Trực tiếp đưa vật liệu vào máy nghiền đá và làm việc với máy nghiền đá.

      + Tuyển quặng chì.

      + Sử dụng các loại máy cầm tay chạy bằng hơi ép có sức ép từ 4 atmotphe trở lên (như máy khoan, máy búa và các máy tương tự gây những chấn động không bình thường cho thân thể người).

      + Đãi, tuyển vàng, quặng, đá đỏ.

      + Trực tiếp đào gốc cây có đường kính lớn hơn 40cm bằng phương pháp thủ công.

      + Cưa xẻ gỗ 2 người kéo bằng phương pháp thủ công.

      + Đốn hạ những cây có đường kính từ 35cm trở lên, cưa cắt cành, tỉa cành trên cao bằng phương pháp thủ công.

      + Vận xuất gỗ lớn, xeo bắn, bốc xếp gỗ có đường kính từ 35cm trở lên bằng thủ công, bằng máng gỗ, bằng cầu trượt gỗ.

      + Mò vớt gỗ chìm, cánh kéo gỗ trong âu, triền đưa gỗ lên bờ.

      + Xuôi bè mảng trên sông có nhiều ghềnh thác.

      + Lái máy kéo nông nghiệp.

      + Các công việc khai thác phân dơi; khai thác tổ yến tự nhiên ngoài đảo.

      + Xẻ gỗ bằng máy cưa đĩa và máy cưa vòng.

      + Vận hành các máy bào trong nghề gỗ (trừ máy cầm tay).

      + Trực tiếp nuôi, huấn luyện thú dữ hoặc động vật có nọc độc.

      + Sơ chế tre, nứa, mây và cói, nếu có sử dụng hóa chất độc hại.

      + Đốt lò nung gạch chịu lửa, lò vôi, tôi vôi bằng phương pháp thủ công.+. Công việc phải làm một mình trên đường sắt, hoặc ở nơi tầm nhìn của người công nhân không vượt quá 400m.

      + Công việc di chuyển, nối hoặc tách toa xe trong xưởng máy, trên đường sắt.

      + Điều khiển các phương tiện giao thông vận tải có động cơ có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.

      + Móc buộc tải trọng cho cầu trục, cần trục, cổng trục, palăng điện.

      + Khảo sát đường sông.

      + Các công việc trên tàu đi biển, trừ trường hợp đủ 16 tuổi trở lên.

      + Lắp đặt giàn khoan.

      + Làm việc ở giàn khoan trên biển.

      + Công việc gác tàu, trông tàu trong âu, triền đà.

      + Khoan thăm dò giếng dầu và khí.

      + Khoan thăm dò, khoan nổ mìn, bắn mìn.

      + Cán ép tấm da lớn, cứng.

      + Tráng paraphin trong bể rượu.

      + Lưu hoá, hình thành, bốc dỡ sản phẩm cao su cỡ lớn như: thùng, két nhiên liệu, lốp ô tô.

      + Công việc tiếp xúc với xăng, dầu trong hang, hầm: giao nhận, bảo quản, vận hành máy bơm và đo xăng, dầu.

      + Đốt lò sinh khí nấu thuỷ tinh, thổi thuỷ tinh bằng miệng.

      + Châm lửa cho máy đốt dầu tiêu thụ từ 400 l/h.

      +. Các công việc đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy phải mang vác, gá đặt vật gia công có trọng lượng từ 20kg trở lên.

      + Vận hành lò đốt rác và xử lý nước thải.

      + Nấu, tẩy rửa bột giấy bằng clo.

      +Lắp đặt sửa chữa đường dây điện trong cống ngầm hoặc trên cột ngoài trời, đường dây điện cao thế, lắp dựng cột điện cao thế.

      + Lắp đặt, sửa chữa cáp ngầm, cáp treo của đường dây điện thông tin.

      + Vận hành, trực các trạm điện hạ áp, trung áp và cao áp.

      + Kiểm tra, sửa chữa và xử lý các mạch điện có điện thế 700 V trong trường hợp dòng điện một chiều; trên 220V trong trường hợp dòng điện xoay chiều và các vật duy trì mạch điện đó.

      + Công việc ở đài phát thanh, phát sóng tần số rađiô như đài phát thanh, phát hình và trạm rađa, trạm vệ tinh viễn thông… bị ảnh hưởng bởi điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

      + Sửa chữa lò, thùng, tháp kín, đường ống trong sản xuất hóa chất.

      + Các công việc tiếp xúc dung môi hữu cơ như: ngâm tẩm tà vẹt, trải nhũ tương giấy ảnh, in hoa trên màng mỏng, in nhãn trên giấy láng mỏng, cán ép nhựa phenon, vận hành nồi đa tụ keo phenon.

      + Trực tiếp tiếp xúc với hoá chất gây biến đổi gien: Hóa chất Flioro- uracil; Hóa chất Benzen.

      + Trực tiếp tiếp xúc với các hoá chất, hợp chất gây tác hại sinh sản lâu dài (như gây thiểu năng tinh hoàn, thiểu năng buồng trứng): Estrogen; Axít cis-retinoic; Cacbaryl; Dibromuaclo propan(DBCP); Toluendiamin và dinitrotoluen; Polyclorin biphenyl (PCBs); Polybromua biphenyl (PBBs).

      + Trực tiếp tiếp xúc (bao gồm các khâu: sản xuất, đóng gói, pha chế, phun thuốc, khử trùng kho) với các hoá chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, diệt chuột, trừ muỗi có chứa Clo hữu cơ và một số hoá chất có khả năng gây ung thư sau đây: Hóa chất: 1,4 butanediol, dimetansunfonat; Hóa chất: 4 aminnobiphenyl; Amiăng loại amosit, amiăng loại crysotil, amiăng loại crosidolit; Asen (hay thạch tín), canxi asenat; Dioxin; Diclorometyl-ete; Các loại muối cromat không tan; Nhựa than đá, phần bay hơi nhựa than đá; Xyclophotphamit; Dietylstilboestol; Hóa chất Naphtylamin; Hóa chất: N, N – di (Cloroetyl), Naphtylamin; Thori dioxyt; Theosufan; Vinyl clorua, vinyl clorid; Hóa chất 4- amino, 10- metyl flolic axít; Thuỷ ngân, hợp chất metyl thủy ngân, metyl thủy ngân clorua; Nitơ pentoxyt; Hóa chất: 2,3,7,8 tetracloro dibenzen furan; Hóa chất: 2- alphaphenyl-beta axetyletyl; Axety salixylic axít; Asparagin; Benomyl; Boric axít; Cafein; Dimetyl sunfoxid; Direct blue-1; Focmamid; Hydrocortison, Hydrocortission axetat; Iod (kim loại); Chì, chì axetat, chì nitrat (tiếp xúc với xăng sơn, mực in có chứa chì, sản xuất ắc quy, hàn chì); Mercapto, purin; Kali bromua, kali iodua; Propyl- thio- uracil; Ribavirin; Natri asenat, natri asenit, natri iodua, natri salixylat; Tetrametyl thiuram disunfua; Trameinnolon axetonid; Triton WR-1339; Trypan blue; Valproic axít; Vincristin sunfat; Khí dụng Vinazol.

      + Tiếp xúc thường xuyên với các hoá chất sau đây: Oxyt cacbon (CO): trong vận hành lò tạo khí than, thải xỉ; Các loại thuốc nhuộm có gốc anilin, xylizin, toluzin, auramin; Các hợp chất có gốc xianua (-CN-); Phốt pho và các hợp chất P2O5, P2S5, PCl3, H3P; Trinitro toluen (TNT); Mangan dioxyt (MnO2); Photgein (COCl2); Disunfua cacbon(CS2); Oxit nitơ và axít nitric; Anhydrit sunfuaric và axít sunfuaric; Đất đèn (CaC2) như vận hành lò đất đèn dạng hở, thải xỉ.

      + Làm việc trong thùng chìm.

      + Nạo vét cống ngầm, công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn hôi thối.

      + Sản xuất photpho vàng.

      + Mổ tử thi, liệm mai táng người chết, bốc mồ mả, các công việc trong nhà xác.

      + Nhặt hoặc phân loại rác thải, chất thải, các chất thải hoặc phế liệu.

      + Công việc tiếp xúc với hơi thuốc gây mê hàng ngày, làm việc ở khoa hồi sức cấp cứu, khoa chống nhiễm khuẩn, kiểm soát nhiễm khuẩn ở khoa lây của các cơ sở y tế, các trung tâm truyền máu, các cơ sở sản xuất vắc xin phòng bệnh, tham gia dập tắt các ổ dịch, làm việc ở khu điều trị bằng sóng ngắn, siêu âm.

      + Lắp dựng, tháo dỡ hoặc thay đổi giàn giáo.

      + Công việc phải mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng lao động chưa thành niên: Phân loại, tái chế các sản phẩm có chứa than chì.

      Theo đó thì các công việc cụ thể nêu trên sẽ bị cấm đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

      – Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:

      + Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

      + Công trường xây dựng;

      + Cơ sở giết mổ gia súc;

      + Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

      + Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

      Theo đó, đối với các nơi làm việc trên, do môi trường làm việc ảnh hưởng đến sự phát triển của người chưa thành niên nên các môi trường làm việc này sẽ bị cấm đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về công việc, nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Lao động cũng như các nội dung liên quan khác.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố
      • Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì? Ý nghĩa phân cấp?
      • Lệ phí trước bạ nhà đất là gì? Lệ phí trước bạ nhà đất ai trả?
      • Mẫu giấy biên nhận tiền bằng tiếng Anh, song ngữ Anh – Việt
      • Quy trình giám định pháp y tâm thần? Phải giám định ở đâu?
      • Thủ tục cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ tin học
      • Hệ thống pháp luật quốc tế là gì? Pháp luật quốc tế bao gồm?
      • Kinh nghiệm quản lý đất đai, bất động sản ở một số nước
      • Mục tiêu và nhiệm vụ của chính sách xây dựng pháp luật
      • Hệ thống pháp luật và hoạt động lập pháp của CHDCND Lào
      • Quân chủ chuyên chế là gì? Chính thể quân chủ chuyên chế?
      • So sánh án lệ Việt Nam và án lệ các nước Common law
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • testdemo1
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ