Trách nhiệm bồi thường nhà nước là một trong những yêu cầu cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó công dân phải được đối xử bình đẳng trong tất cả các quan hệ pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong bồi thường Nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường. Cụ thể như sau:
– Người yêu cầu bồi thường là người thiệt hại của các quyền cơ bản sau đây:
+ Yêu cầu một trong các cơ quan căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 giải quyết các yêu cầu về bồi thường nhà nước và được thông báo kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật;
+ Có quyền thiếu lại, có quyền tố cáo, có quyền khởi kiện quyết định, khởi kiện hành vi trái pháp luật của những chủ thể được xác định là người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo, theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính, bên cạnh đó còn có quyền khiếu nại hoặc có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng;
+ Có quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức, có quyền yêu cầu người có thẩm quyền khôi phục quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật;
+ Có quyền nhờ người khác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật, có quên được cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác bồi thường nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây ra thiệt hại hướng dẫn thực hiện các thủ tục yêu cầu bồi thường tại cơ quan có thẩm quyền;
+ Ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự cho các cá nhân hoặc pháp nhân khác thực hiện quyền yêu cầu bồi thường nhà nước;
+ Một số quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
+ Cung cấp kịp thời, chính xác, trung thực các loại tài liệu và chứng cứ có liên quan đến hoạt động yêu cầu bồi thường nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu và chứng cứ đó;
+ Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết bồi thường;
+ Chứng minh các thiệt hại thực tế của mình được bồi thường theo quy định của pháp luật là chính đáng và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây ra thiệt hại;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 có quy định về quyền và nghĩa vụ của những đối tượng được xác định là người thi hành công vụ gây thiệt hại. Cụ thể như sau:
– Người thi hành công vụ gây thiệt hại chắc có một số quyền cơ bản sau đây:
+ Được bên nhận văn bản, được quyền nhận quyết định về quá trình giải quyết bồi thường có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật;
+ Có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo, khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả hoặc kháng cáo bản án và quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Một số bên khác theo quy định của pháp luật.
– Người thi hành công vụ gây thiệt hại còn có một số nghĩa vụ cơ bản sau đây:
+ Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin và tài liệu có liên quan đến quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết bồi thường và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin tài liệu đó;
+ Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của các cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
+ Hoàn trả vào ngân sách nhà nước một khoản tiền mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của các cơ quan quản lý trực tiếp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại đó;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của các bên trong bồi thường nhà nước cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định theo như phân tích nêu trên.
2. Quy định về trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 có quy định về trách nhiệm của các cơ quan giải quyết bồi thường. Theo đó các cơ quan giải quyết bồi thường sẽ có một số trách nhiệm cơ bản sau:
– Tiếp nhận và thụ lý yêu cầu bồi thường phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mình;
– Phục hồi danh dự và yêu cầu của các cơ quan trực tiếp quản lý đối với những đối tượng được xác định là người thi hành công vụ gây ra thiệt hại, phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Giải thích cho người yêu cầu bồi thường về các quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết các yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật;
– Tiến hành hoạt động xác minh thiệt hại theo quy định của pháp luật, tiến hành thủ tục tác động vào đối thoại, thực hiện hoạt động hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
– Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ yêu cầu bồi thường phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các loại văn bản và tài liệu trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý đối với quyết định giải quyết yêu cầu bồi thường;
– Ra bản án và quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường, tổ chức hoạt động trao đổi, tổ chức thực hiện và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng bản án và quyết định đó;
– Khôi phục hoặc đề nghị các cơ quan tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị thiệt hại;
– Hướng dẫn người yêu cầu bồi thường thực hiện đầy đủ các thủ tục và yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật;
– Giải quyết các khiếu nại và tố cáo có liên quan đến quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo;
– Tham gia tố tụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án trong trường hợp người yêu cầu bồi thường tiến hành thủ tục khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
– Xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc yêu cầu các cơ quan quản lý trực tiếp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại trên thực tế xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đó và số tiền hoàn trả theo quy định của pháp luật;
– Xem xét và xử lý kỷ luật phù hợp với thẩm quyền, hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét và xử lý kỷ luật đối với những người thi hành công vụ có hành vi gây ra thiệt hại;
– Báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại, thực hiện các thủ tục có liên quan để xác định trách nhiệm hoàn trả và việc xử lý kỷ luật đối với người thi hành công vụ có hành vi gây ra thiệt hại cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường. Cụ thể như sau:
– Giả mạo các loại tài liệu và giấy tờ hoặc có hành vi cung cấp tài liệu chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường;
– Có hành vi thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với những người giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc những người có liên quan trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường để trục lợi cá nhân;
– Lợi dụng chức vụ quyền hạn trái quy định của pháp luật để can thiệp vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường;
– Không giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc không ra quyết định giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường trái quy định của pháp luật;
– Không thực hiện thủ tục xác định trách nhiệm hoàn trả và không xem xét xử lý kỷ luật đối với những người thi hành công vụ gây ra thiệt hại;
– Cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017.