Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, đền bù thiệt hại mới nhất năm 2022

Tư vấn pháp luật

Mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, đền bù thiệt hại mới nhất năm 2022

  • 05/02/202205/02/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    05/02/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Mẫu đơn yêu cầu bồi thường? Quy định về kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại? Quy định hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại? Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại? Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản?

    Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, đền bù thiệt hại mới nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

    Theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2017, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thì được bồi thường. Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại muốn được bồi thường thiệt hại cần làm đơn yêu cầu bồi thường gửi đến cơ quan giải quyết bồi thường.

    mau-don-yeu-cau-boi-thuong-den-bu-thiet-hai-moi-nhat

    Luật sư tư vấn pháp luật về yêu cầu bồi thường thiệt hại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

    Trong bài viết này, Luật Dương Gia cung cấp cho các bạn mẫu đơn yêu cầu bồi thường hay còn gọi là mẫu đơn yêu cầu đền bù thiệt hại và hướng dẫn cách soạn thảo đơn yêu cầu bồi thường.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Mẫu đơn yêu cầu bồi thường
    • 2 2. Quy định về kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
    • 3 3. Quy định hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại
    • 4 4. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
    • 5 5. Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản

    1. Mẫu đơn yêu cầu bồi thường

    Tải về đơn yêu cầu bồi thường

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ——————————-

    ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG

    Xem thêm: Phạt vi phạm hợp đồng là gì? Mức phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng?

    Kính gửi(1):…………..

    Tên tôi là:…

    Địa chỉ(2):….

    Theo Quyết định/Bản án số(3) …. ngày …. tháng …… năm ….. của(4) ….. về việc xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, tôi đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:

    1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)

    Tên tài sản:….

    Đặc điểm của tài sản (hình dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua tài sản…):…..

    Tình trạng tài sản (bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng):…

    Xem thêm: Bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

    Giá trị tài sản khi mua:……

    Giá trị tài sản khi bị xâm phạm:…..

    Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản (nếu có):…..

    (Kèm theo tài liệu chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)

    Mức yêu cầu bồi thường:……

    2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có) (5) ……

    (Kèm theo tài liệu chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)

    3. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần (nếu có)

    Xem thêm: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

    a) Trường hợp bị tạm giữ, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh

    Số ngày bị tạm giữ/bị đưa vào trường giáo dưỡng/cơ sở giáo dục/cơ sở chữa bệnh (từ ngày ……………..đến ngày………….): …. ngày.

    Số tiền yêu cầu bồi thường:…..

    b) Trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm

    Mức độ sức khoẻ bị tổn hại:…

    Số tiền yêu cầu bồi thường:……

    4. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe (nếu có)

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, bao gồm:…….

    Xem thêm: Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và ngoài hợp đồng

    (Kèm theo hồ sơ bệnh án, hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên).

    b) Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (nếu có):….

    (Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)

    c) Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động

    – Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại (nếu có):…

    – Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có): ….

    (Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền trên)

    5. Tổng cộng số tiền đề nghị bồi thường……

    Xem thêm: Khác biệt giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong thương mại

    Đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường cho Tôi về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật./.

                                                                         …….., ngày…..tháng….năm….

    Người yêu cầu bồi thường

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    – Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu bồi thường

    – Đơn này được sử dụng khi cá nhân bị thiệt hại yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

    (1) Ghi tên cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

    (2) Ghi theo nơi thường trú, nếu không có nơi thường trú thì ghi theo nơi tạm trú, nếu không có nơi thường trú và tạm trú thì ghi nơi đang sinh sống, làm việc.

    Xem thêm: Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp? Thủ tục thu hồi đất nông nghiệp?

    (3) Ghi số Quyết định/Bản án làm căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại

    (4) Ghi tên cơ quan ban hành Quyết định/Bản án có số hướng dẫn tại mục (3)

    – Lưu ý: Đối với đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài việc yêu cầu cơ quan Nhà nước bồi thường khi có thiệt hại xảy ra lỗi do cơ quan Nhà nước, thì đơn này còn được sử dụng vào mục địch cho cá nhân yêu cầu cơ quan Nhà nước yêu cầu cá nhân/tổ chức khác gây thiệt hại cho cá nhân/tổ chức làm đơn – bên bị thiệt hại để yêu cầu được bồi thường với những nội dung cụ thể như trong biểu mẫu trên. Từng hạng mục, nội dung trong đơn yêu cầu các tiêu chí bồi thường thiệt hại phải rõ ràng: Thu nhập thực tế là bao nhiêu bị mất? Hư hỏng tài sản sửa chữa hóa đơn hết bao nhiêu? Việc chữa trị tổn thương viện phí ra sao? Tinh thần …. Tất cả đều phải có con số đề xuất cụ thể để được giải quyết thỏa đáng và xác thực thông tin chính xác.

    2. Quy định về kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

    Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu Tòa án buộc người có hành vi xâm hại tới tài sản thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của mình phải bồi thường thiệt hại. Theo Điều 260 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS):

    “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại”.

    Phương thức trên còn được gọi là phương thức kiện trái quyền bởi vì nó chỉ được áp dụng trong trường hợp khi người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp đã bán tài sản cho người khác mà không tìm thấy người mua nữa hoặc tài sản bị tiêu huỷ…Lúc này chủ sở hữu không lấy lại được tài sản của mình và luật cho phép chủ sở hữu lựa chọn phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại.

    Khi gây thiệt hại cho tài sản của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có thể đặt ra với trường hợp bồi thường trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng.

    Đối với việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, các bên tham gia ký kết có thể đã thỏa thuận với nhau về điều kiện bồi thường, cách thức bồi thường, mức bồi thường cụ thể… do vậy khi giải quyết Tòa án, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào nội dung đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Xem thêm: Liên đới chịu trách nhiệm trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Trong trường hợp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Tuy vậy điều kiện chung để áp dụng phương thức đòi bồi thường thiệt hại về cơ bản bao gồm:

    – Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: Thiệt hại là sự dịch chuyển biến thiên theo chiều bất lợi của tài sản.

    – Hành vi của người gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật: Trong một số trường hợp nhất định thì pháp luật dân sự quy định hành vi của người gây thiệt hại cho tài sản của người khác không bị coi là bất hợp pháp

    – Hành vi của người gây thiệt hại phải là hành vi có lỗi.

    – Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra trên thực tế: hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại trên thực tế. Có những trường hợp tài sản bị hỏng hóc, tiêu hủy v.v.. do chính bản thân nó tự gây ra. Khi đó người thực hiện hành vi không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại cho tài sản người khác cấu thành tội phạm hình sự, chủ sở hữu cũng có thể yêu cầu giải quyết vấn đề dân sự (bồi thường thiệt hại) trong phiên toà hình sự hoặc tách ra thành vụ kiện dân sự để giải quyết trong phiên toà dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng.

    Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 605 BLDS:

    “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình…”

    Xem thêm: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Đặc điểm và các nguyên tắc bồi thường?

    – Ưu điểm: cho phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khôi phục lại lợi ích kinh tế đã mất do tài sản bị người có hành vi trái luật gây thiệt hại.

    – Hạn chế: không ngăn chặn được hành vi xâm hại, mất thời gian, chi phí theo kiện. Nhiều trường hợp người có hành vi gây thiệt hại tới tài sản của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không có khả năng đền bù thiệt hại dẫn tới mục đích của phương thức kiện này không được thực hiện.

    3. Quy định hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại

    Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường thuộc nhóm bồi thường thiệt hại ngoài Hợp đồng, do đó, về mặt nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi đáp ứng đủ các yếu tố sau: Phải có thiệt hại xảy ra; Phải có hành vi trái pháp luật; Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; và Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 03/2015/NĐ-CP quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường như sau:

    1. Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường bao gồm:

    –  Văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của cơ quan có trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 03/2015/NĐ-CP cụ thể:

    “2. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

    a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra;

    b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai xã, thị trấn, thị tứ trở lên;

    Xem thêm: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;

    d) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

    – Dữ liệu, chứng cứ đã được thu thập, thẩm định theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định này như sau:

    Trách nhiệm thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường được quy định như sau:

    –  Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn của mình, trừ trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

    –  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này;

    –   Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

    Theo đó Việc tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

    Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên

    +  Xác định các loại dữ liệu, chứng cứ cần thiết để xác định thiệt hại đối với môi trường và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường;

    + Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ quan trắc, đánh giá, đo đạc để thu thập dữ liệu, chứng cứ;

    +  Tổ chức hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ thu thập được.

    + Văn bản kết luận của hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ;

    +  Kết quả tính toán thiệt hại đối với môi trường và kết luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường.

    2.  Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường.

    4. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào luật sư, hiện tại gia đình em sống tại Đồng Nai và có làm rẫy bên tỉnh Bình Thuận. Vào cuối tháng 2 gia đình em có xích mích với hàng xóm về chuyện hàng rào. Sau khi lời nói qua lại thì con của người hàng xóm có đe dọa bố mẹ em là sẽ đốt chòi, và chặn đánh bố em. Đến hôm sau thì chòi đã bị cháy và một số chỗ trong rẫy cũng bị cháy. Bố em có trình báo công an xã. họ tiếp nhận và hẹn 1 tuần sẽ giải quyết nhưng không thấy gọi bố em lên giải quyết. Tới ngày 5/3/2016 khi làm rẫy 1 mình thì bố em bị con của người hàng xóm, cùng 2 người bạn của anh ta tấn công; đánh bố em gây thương tích. Theo những nhân chứng thì 3 người này hô đánh chết bố em và con người hàng xóm có cầm dao. Nhân chứng tới can ngăn thì bị đe dọa ném đá.và chúng tiếp tục đánh cho tới khi có thêm vài người đàn ông tới thì mới bỏ chạy. Gia đình đã trình báo công an nhưng đến hôm nay vẫn chưa thấy họ xử lý vụ việc. Trong thời gian bố em nằm viện thì bên đánh bố em không hề thăm hỏi. Em muốn hỏi luật sư những câu sau :

    Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra

    1. Em muốn biết trình tự làm việc của công an xã khi tiếp nhận vụ việc là bao nhiêu ngày?

    2. Gia đình em có chuyển đơn lên công an huyện nhưng họ lại chuyển về công an xã. nếu như công an xã chịu giải quyết vụ việc thì gia đình em phải làm sao?

    3. Gia đình em muốn làm đơn kiện thì phải làm như thế nào?

    Chân thành cảm ơn luật sư.

    Luật sư tư vấn:

    Thứ nhất, theo quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn để người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ là:

    “1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

    Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.”

    Xem thêm: Quy định giá đất để tính đền bù giải phóng mặt bằng mới nhất

    Trong trường hợp của bố bạn thì người có thẩm quyền chưa lập biên bản xử lý nên rất khó để xác định số ngày chính xác.

    Trường hợp gia đình bạn muốn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại thì có hai trường hợp như sau:

    + Nếu bố bạn được xác định mức thương tích trên 11% thì gia đình có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Trường hợp này thì có thể yêu cầu bồi thường cùng với giải quyết vụ án hình sự.

    + Nếu không có đủ các yếu tố để yêu cầu khởi kiện vụ án thì gia đình bạn có thể nộp đơn khởi kiện vụ án theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì: Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

    “a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này”.

    Như vậy, Tòa án cấp huyện sẽ là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của bạn. Căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì về lãnh thổ Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ là nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Như vậy, gia đình bạn có thể nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người con trai hàng xóm bạn cư trú.

    5. Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xin chào luật sư! Luật sư cho hỏi cơn bão số 1 vừa qua công ty em bị lốc bay cả mái nhà vệ sinh sang công ty bên cạnh, và làm đổ cột điện và hư hỏng nhẹ 2 ô tô của công ty bên cạnh, giờ công ty bên đó muốn bên em đền bù thiệt hại.cho hỏi theo luật công ty em có phải đền không. Em rất mong được sự hồi đáp của luật sư?

    Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

    Luật sư tư vấn:

    – Căn cứ  Khoản 1 Mục 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của “Bộ luật dân sự năm 2015” về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

    “1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 

    Theo quy định tại Điều 604 “Bộ luật dân sự năm 2015” (sau đây gọi tắt là BLDS), về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

    1.1. Phải có thiệt hại xảy ra.

    Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

    a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS.

    b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

    Xem thêm: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.

    1.2. Phải có hành vi trái pháp luật.

    Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.

    1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

    1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

    a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

    b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

    Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.”

    Xem thêm: Quy định về xử lý bồi thường thiệt hại trong Luật lao động

    mau-hop-dong-xuat-khau-hop-dong-nhap-khau-moi-nhat

    Luật sư tư vấn hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra: 1900.6568

    Như vậy, công ty bạn chỉ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi có đủ các căn cứ sau đây:

    + Có thiệt hại xảy ra.

    + Có hành vi trái pháp luật.

    + Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.

    + Có lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý của người gây thiệt hại.

    Cụ thể, trong trường hợp của bạn, công ty bên cạnh công ty bạn thực tế có thiệt hại xảy ra nhưng bên phía công ty bạn không có hành vi trái pháp luật, không có lỗi vô ý hay cố ý và cũng không có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Do đó, không có đủ căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty bạn trong trường hợp thiệt hại do thiên tai. 

    Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dịch vụ bưu chính

    – Ngoài ra căn cứ Điều 627 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra như sau:

    “Điều 627. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

    Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.”

    – Căn cứ Điều 161 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về sự kiện bất khả kháng như sau:

    “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

    Theo quy định tại Điều 627 “Bộ luật dân sự năm 2015” nêu trên, chủ sở hữu, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác. Tuy nhiên, trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng thì không phải bồi thường. Trong trường hợp của bạn, thiệt hại xảy ra do thiên tai là sự kiện bất khả kháng, xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được trong khả năng cho phép. Do đó, trong trường hợp của bạn, bạn không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự kiện bất khả kháng.

    Trừ trường hợp việc thiên tai làm bay mái nhà của công ty bạn gây thiệt hại cho công ty bên cạnh do mái nhà của công ty bạn được xây lắp không đảm bảo an toàn kĩ thuật dẫn đến thiệt hại. Trong trường hợp này phải chứng minh được hành vi trái pháp luật và yếu tố lỗi của công ty bạn thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường.

    Xem thêm: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.182 bài viết

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bôi thường thiệt hại

    Đền bù

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    Yêu cầu bồi thường

    Yêu cầu bồi thường thiệt hại


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu

    Quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp hợp đồng vô hiệu? Quy định của pháp luật về việc giải quyết bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu?

    Giám định môi trường là gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường?

    Giám định môi trường (Director environment) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường?

    Quy định về bồi thường tài sản trên đất? Tiền đền bù về tài sản cố định trên đất?

    Quy định về bồi thường tài sản trên đất? Tiền đền bù về tài sản cố định trên đất?

    Điều khoản bồi thường là gì? Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng?

    Điều khoản bồi thường (Compensation Terms) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại?

    Công văn số 3158/TCT-CS về việc hạch toán khoản tiền bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng kinh tế do Tổng cục Thuế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 3158/TCT-CS về việc hạch toán khoản tiền bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng kinh tế do Tổng cục Thuế ban hành

    Công văn 2409/TCT-CS về trích khấu hao đối với khoản chi phí đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đến tài sản cố định là quyền sử dụng đất do Tổng cục Thuế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 2409/TCT-CS về trích khấu hao đối với khoản chi phí đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đến tài sản cố định là quyền sử dụng đất do Tổng cục Thuế ban hành

    Công văn 675/TCT-PC năm 2015 giải quyết yêu cầu bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Tổng cục Thuế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 675/TCT-PC năm 2015 giải quyết yêu cầu bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Tổng cục Thuế ban hành

    Công văn 64/VPCP-NN năm 2017 về khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến hỗ trợ, bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 64/VPCP-NN năm 2017 về khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến hỗ trợ, bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Công văn 9723/BNN-TCTS năm 2016 hướng dẫn bổ sung phương pháp tính thiệt hại và xác định định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 9723/BNN-TCTS năm 2016 hướng dẫn bổ sung phương pháp tính thiệt hại và xác định định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

    Công văn 54473/CT-TTHT năm 2018 về thuế giá trị gia tăng đối với khoản tiền bồi thường thiệt hại do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 54473/CT-TTHT năm 2018 về thuế giá trị gia tăng đối với khoản tiền bồi thường thiệt hại do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02) mới nhất 2022

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu HK02 và cách viết mới nhất năm 2022. Hướng dẫn điền mẫu, khai mẫu, ghi mẫu số HK02 theo quy định mới nhất 2022 của Bộ Công An.

    Thực hiện pháp luật là gì? Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật?

    Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là việc thực hiện các hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật.

    Bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo?

    Bị cáo là gì? Quyền của bị cáo là gì? Nghĩa vụ của bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

    Mẫu giấy cam kết, văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng

    Mẫu giấy cam kết, đơn xác nhận, văn bản thỏa thuận tài sản riêng chi tiết nhất. Cách thức xác nhận tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

    Quy định về tủ thuốc cấp cứu, danh mục các loại thuốc cần có

    Quy định về danh mục các loại thuốc trong tủ thuốc của doanh nghiệp? Quy định pháp luật đối với việc sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc?

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung của vợ chồng mới nhất 2022

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung? Mẫu văn bản từ chối tài sản chung của vợ chồng? Đăng ký tài sản chung của vợ chồng? Căn cứ chứng minh tài sản chung của vợ chồng? Quyền định đoạt đối với tài sản chung của vợ chồng? Xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Quy định về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt? Thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất?

    Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Trình tự thủ tục nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch? Phương pháp lập kế hoạch?

    Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch? Các bước lập kế hoạch? Phương pháp lập kế hoạch của doanh nghiệp?

    Xin giấy khai sinh bản sao ở đâu? Thủ tục, hồ sơ cần những gì?

    Tìm hiểu về bản sao giấy khai sinh hợp lệ? Xin giấy khai sinh bản sao ở đâu? Thủ tục làm giấy khai sinh bản sao?

    Doanh thu bán hàng là gì? Công thức tính doanh thu bán hàng?

    Doanh thu bán hàng là gì? Doanh thu bán hàng trong tiếng Anh là gì? Cách tính doanh thu bán hàng? Cách tăng doanh thu bán hàng?

    Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức

    Tìm hiểu về nhận thức? Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức? Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn?

    Nghiên cứu định lượng là gì? Ví dụ về nghiên cứu định lượng?

    Nghiên cứu định lượng là gì? Nghiên cứu định lượng trong tiếng Anh là gì? Kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng? Đặc điểm và ví dụ của nghiên cứu định lượng? Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu định lượng? Phân biệt phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính?

    Phản ánh trong tâm lý học là gì? Các hình thức của phản ánh?

    Phản ánh theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin? Sự phản ánh trong tâm lý học là gì? Các loại phản ánh trong tâm lý? Các hình thức của hiện tượng phản ánh trong tâm lý?

    Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8

    Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Tám năm 1945? Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945? Bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng Tám năm 1945?

    Thẩm định dự án là gì? Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

    Thẩm định dự án là gì? Thẩm định dự án đầu tư tiếng Anh là gì? Ý nghĩa thẩm định dự án đầu tư? Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

    Phòng đào tạo là gì? Chức năng, nhiệm vụ của phòng đào tạo?

    Phòng đào tạo là gì? Phòng đào tạo tiếng Anh là gì? Chức năng của phòng đào tạo? Nhiệm vụ của phòng đào tạo trong doanh nghiệp?

    Mẫu bản tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội mới nhất

    Nội dung bài tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội? Mẫu bản tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội số 1? Mẫu bản tham luận về nề nếp trong đại hội chi Đội số 2?

    Đô thị là gì? Đặc điểm, chức năng và cách phân loại đô thị?

    Đô thị là gì? Đô thị trong tiếng Anh là gì? Đặc điểm cơ bản của đô thị? Chức năng cơ bản của đô thị? Phân loại đô thị?

    Cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác?

    Tìm hiểu về tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con? Cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác? Thủ tục tặng cho quyển sử dụng đất từ bố mẹ cho con?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá