Quyền từ chối nhận thừa kế? Thủ tục từ chối nhận thừa kế di sản? Trường hợp nào thì người thừa kế không được phép từ chối hoặc chuyển giao quyền thừa kế?
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình để lại di sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản thừa kế này , trừ một số trường hợp việc từ chối nhận di sản thừa kế nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba.
Mục lục bài viết
1. Quyền thừa kế theo quy định của pháp luật
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 tại điều 609 về quyền thừa kế như sau:
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Theo như quy định trên thì cá nhân có quyền sở hữu tài sản thì có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác hưởng sau khi chết. Việc lập di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực di chúc. Trường hợp cá nhân không lập di chúc, thì tài sản để lại của mình cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định trình tự, thủ tục chuyển dịch di sản của người để lại thừa kế cho những người thừa kế. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền nhận hoặc từ chối nhân di sản, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba. Thừa kế theo pháp luật phát sinh dựa trên một trong các quan hệ sau: hôn nhân, huyết thống, hoặc nuôi dưỡng. Thừa kế theo di chúc phát sinh theo ý chí chủ quan của người lập di chúc mà không có điều kiện bắt buộc. Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ chủ thể nào, vì vậy, nếu di chúc chỉ định pháp nhân thì pháp nhân đó là người thừa kế theo di chúc.
2. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân theo quy định của pháp luật
Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Quyền thừa kế là quyền tài sản quan trọng của cá nhân được pháp luật bảo hộ. Mọi cá nhân có quyền bình đẳng trong việc để lại di sản cho người khác hưởng, nhận hoặc từ chối nhận di sản và thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, để bảo về quyền và lợi ích của người thân thích trong gia đình, pháp luật quy định hạn chế quyền định đoạt của người lập di chúc và tước quyền nhận di sản của người thừa kế.
Xuất phát từ nguyên tắc của luật dân sự là tự do, tự nguyện, pháp luật cho phép cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho cá nhân, tổ chức hưởng. Nội dung di chúc do người lập di chúc xác định như chỉ định người thừa kế mà không cần nêu lý do, dành một phần di sản để di tặng hoặc làm di sản thờ cúng, chỉ định người quản lý di sản, người phân chia di sản. Lập di chúc là quyền tự do của cá nhân, nhưng khi thực hiện quyền đó cần phải đảm bảo lợi ích của những người thân thích trong gia đình như bố, mẹ, vợ ( hoặc chồng) các con chưa thành niên hoặc con không có khả năng lao động.
Những người nay có quan hệ hôn nhân, huyết thống với người lập di chúc, giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thích và quan hệ pháp lý như chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau. Vì vậy người lập di chúc không cho họ hưởng thì pháp luật hạn chế quyề của người lập di chúc, cho phép họ hưởng bằng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật ( Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Cá nhân có quyền bình đẳng trong việc nhận di sản và thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại. Không phân biệt nam, nữ, tuổi, tình trạng sức khỏe, tôn giáo..mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản theo di chúc, theo pháp luật.
Người hưởng di sản phải thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại trong phạm vi di sản được hưởng. Như vậy, pháp luật quy định tất cả những người thừa kế được hưởng quyền thì phải thực hiện nghĩa vụ. Đây là nguyên tắc chung của pháp luật, thể hiện quyền của công dân bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ.
Tuy nhiên, quyền nhận di sản của cá nhân có thể bị pháp luật tước trong những trường hợp người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc nhân thân của người để lại thừa kế hoặc người thừa kế khác, trường hợp này bị coi là người bất xứng hưởng di sản. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người chết có tài sản chết. Trong trường hợp
3. Quyền từ chối nhận di sản theo quy định của pháp luật
Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền từ chối nhận di sản. Phần di sản của người từ chối sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật hạn chế việc từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác (cá nhân, tổ chức, nhà nước). Trường hợp này cần xem xét người thừa kế có tài sản hay không.
Nếu họ có tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ thì có quyền từ chối nhận di sản. Ngược lại, nếu họ không có hoặc có nhưng không đủ để thực hiện nghĩa vụ đối với người khác thì không được phép từ chối. Khi người thừa kế từ chối nhận di sản thì phải lập thành văn bản, văn bản này có thể được công chứng, chứng thực hoặc bản do người thừa kế tự viết và ký.
Đây là căn cứ pháp lý để xác định người thừa kế đã từ chối nhận di sản. Văn bản từ chối sẽ được chuyển cho người quản lý di sản, người thừa kế và người phân chia di sản. Người từ chối nhận di sản không phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến di sản và nghĩa vụ của người chết. Theo quy định của pháp luật thì sau khi mở thừa kế, người thừa kế có quyền chia di sản. Tuy nhiên, có thể sau một thời gian dài di sản mới chia, trong thời gian này người thừa kế có quyền thể hiện ý chí của mình nhận hoặc từ chối nhận di sản. Thông thường thì thời điểm mở thừa kế và thời điểm chia di sản không trùng nhau, có nghĩa là thời điểm chia di sản được thực hiện sau khi mở thừa kế một thời hạn nhất định, phần di sản này được chia cho người thừa kế khác.
4. Thủ tục từ chối nhận thừa kế di sản theo quy định của pháp luật
Theo luật công chứng năm 2014 quy định cụ thể như sau:
Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
Người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải tự mình nộp hồ sơ yêu cầu công chứng, không uỷ quyền cho người khác. Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, phù hợp với qui định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng. Viết phiếu hẹn thời gian công chứng.Nếu thấy có sự nghi nhờ về năng lực hành vi dân sự, có dấu hiệu đe doạ, cưỡng ép thì Công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị người yêu cầu, Công chứng viên tiến hành xác minh, không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.Công chứng viên kiểm tra lại văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo văn bản, đồng ý thì ký vào từng trang văn bản.Công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang văn bản, người yêu cầu nộp phí công chứng, tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu công chứng.
Cách thức thực hiện :
– Trực tiếp nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng.
– Ký hợp đồng công chứng tại trụ sở hoặc ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
Hồ sơ công chứng bao gồm:
1.Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế;
2.Bản sao di chúc;
3.Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;
Giấy tờ nhân thân của người yêu cầu công chứng và một số giấy tờ khác.
Mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
TT | Loại việc | Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp | 40 nghìn |
2 | Công chứng hợp đồng bảo lãnh | 100 nghìn |
3 | Công chứng | 50 nghìn |
4 | Công chứng | 20 nghìn |
5 | Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này) | 40 nghìn |
6 | Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch | 25 nghìn |
7 | Công chứng di chúc | 50 nghìn |
8 | Công chứng văn bản từ chối nhận di sản | 20 nghìn |
9 | Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác | 40 nghìn |
4. Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp.
5. Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.