Nhiều người hiện nay có mong muốn sau khi qua đời sẽ để lại phần tài sản của mình cho hoạt động từ thiện. Dưới đây là quy định của pháp luật về quyền tặng cho tài sản cho hội từ thiện của cá nhân trước khi qua đời.
Mục lục bài viết
1. Quyền tặng cho tài sản cho hội từ thiện trước khi qua đời:
Người để lại di sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 là người có tài sản sau khi chết sẽ để lại tài sản đó cho những người còn sống, quá trình để lại di sản sẽ phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản, ý chí của người để lại di sản chết được thể hiện thông qua di chúc hoặc sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Người để lại di sản có thể là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều kiện về độ tuổi hoặc năng lực hành vi dân sự. Tức là công dân có quyền bình đẳng trong quá trình để lại di sản của mình. Căn cứ theo quy định tại Điều 626 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quyền của người lập di chúc. Theo đó, người lập di chúc có những quyền cơ bản như sau:
– Chỉ định người thừa kế, người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế khi người đó vi phạm quy định của pháp luật và không xứng đáng được hưởng thừa kế;
– Phân chia di sản thừa kế cho từng người thừa kế;
– Dành một phần di sản trong khối di sản của mình để di tặng hoặc phục vụ cho nhu cầu thờ cúng;
– Giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;
– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di chúc và người phân chia di sản.
Theo đó, như điều luật phân tích nêu trên thì cá nhân có quyền dùng một phần tài sản của mình để đưa vào các hội từ thiện, hành vi này sẽ được gọi là di tặng. Về vấn đề này, căn cứ theo quy định tại Điều 646 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về di tặng. Cụ thể như sau:
– Di tặng là khái niệm để chỉ việc người lập di chúc dành một phần tài sản của mình để tặng cho người khác hoặc tặng cho các tổ chức khác, trong đó có hội từ thiện. Việc di tặng sẽ lại được thể hiện rõ trong di chúc;
– Người được di tặng sẽ phải được xác định là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm mà người để lại di sản qua đời hoặc là cá nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật tuy nhiên đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì sẽ phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Người được di tặng theo quy định của pháp luật sẽ không phải có trách nhiệm và có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, ngoại trừ những trường hợp toàn bộ di sản của người để lại thừa kế không đủ để có thể thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc, thì phần di tặng đó cũng sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ còn lại của người chết.
Theo đó thì có thể nói, di tặng được xác định là việc người lập di chúc dành một phần di sản của mình để tặng cho người khác hoặc tặng cho các tổ chức khác theo yêu cầu và nguyện vọng của bản thân. Việc di tặng đó phải được thể hiện trong di chúc. Vì vậy, người lập di chúc hoàn toàn có quyền tặng cho tài sản của mình cho hội từ thiện trước khi họ qua đời, phục vụ cho nguyện vọng từ thiện của mình mà không trái quy định của pháp luật. Việc di tặng không cần phải lập thành văn bản riêng mà chỉ cần ghi rõ trong di chúc. Tuy nhiên trên thực tế, pháp luật cũng có quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Căn cứ theo quy định tại Điều 644 của Bộ luật dân sự năm 2015, những người sau đây vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba (2/3) suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như phần di sản đó được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người chết cho hưởng di sản hoặc gửi chỉ cho họ hưởng một phần di sản ít hơn hai phần ba (2/3) suất thừa kế theo pháp luật, bao gồm:
– Con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chồng của người chết;
– Con đã thành niên tuy nhiên không có khả năng lao động.
Theo như phân tích nêu trên, người chết hoàn toàn có quyền định đoạt phần tài sản của mình, trong đó có mục đích di tặng cho các hội từ thiện. Tuy nhiên có trường hợp ngoại lệ, nếu Như trong di chúc người để lại gì chết định đoạt toàn bộ tài sản đó sẽ được di tặng cho các tổ chức từ thiện mà không để lại cho con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chồng, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì những đối tượng đó vẫn sẽ được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
2. Thành phần giấy tờ chứng minh di sản thừa kế được dùng cho hội từ thiện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, có quy định về thành lập quỹ theo di chúc hoặc hiến tặng tài sản. Cụ thể như sau:
– Công dân Việt Nam, tổ chức Việt Nam được thừa kế theo di chúc hoặc được người hiến, tặng tài sản thành lập quỹ thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này và lập hồ sơ thành lập quỹ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 của Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Trường hợp tài sản thành lập quỹ được thừa kế theo di chúc hoặc hiến, tặng đã đủ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này thì không phải bổ sung thêm sáng lập viên. Trường hợp tài sản thành lập quỹ được thừa kế theo di chúc hoặc hiến, tặng chưa đủ theo quy định thì phải bổ sung thêm sáng lập viên và tài sản đóng góp cho đủ theo quy định;
– Quỹ được thành lập theo di chúc trên thực tế hợp pháp hoặc hiến, tặng phải có bản sao di chúc, có bản sao văn bản hiến tặng có chứng thực theo quy định của pháp luật;
– Quỹ được thành lập theo
Như vậy, đối với trường hợp di sản thừa kế được dùng để tặng cho quỹ từ thiện thì cần phải có văn bản tặng cho có chứng thực theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về tài sản đóng góp thành lập quỹ từ thiện:
Căn cứ theo Điều 14 của Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, có quy định về tài sản đóng góp thành lập quỹ từ thiện, như sau:
– Tiền đồng Việt Nam;
– Tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam của công dân Việt Nam, tổ chức Việt Nam được xác định là sáng lập viên, của cá nhân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá thời gian quy định đó là 06 tháng được tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ;
– Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, trong đó có cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.
Như vậy, tài sản đóng góp vào quỹ từ thiện có thể là tiền đồng Việt Nam hoặc tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.