Quyền lợi người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài. Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Quyền lợi người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài. Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em xin hỏi. Em đang
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
2. Giải quyết vấn đề:
Bạn chưa nói rõ bạn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động cá nhân hay đi lao động thông qua công ty xuất khẩu lao động. Sẽ chia 02 trường hợp như sau:
Thứ nhất, bạn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân:
Căn cứ Điều 53 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân như sau:
"1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân có các quyền sau đây:
a) Được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Được cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích quy định trong Hợp đồng cá nhân;
c) Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
d) Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
đ) Được gia hạn Hợp đồng hoặc ký
Hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.2. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đăng ký Hợp đồng cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này;
b) Tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
d) Thực hiện đúng Hợp đồng cá nhân và nội quy nơi làm việc;
đ) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
e) Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
g) Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
>>> Luật sư tư vấn quyền lợi người lao động đi làm việc tại nước ngoài: 1900.6568
h) Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;
i) Đăng ký công dân tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước mà người lao động đến làm việc."
Thứ hai, bạn đi làm việc ở nước ngoài thông qua công ty xuất khẩu lao động:
Căn cứ Điều 44 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:
"Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;
2. Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này;
3. Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập;
4. Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
5. Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
6. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài."
Theo quy định trên, tùy từng hình thức đi làm việc ở nước ngoài, bạn sẽ có các quyền khác nhau. Trong trường hợp này, việc bạn có phải bồi thường khoản phí visa hay không? Bạn có lỗi trong việc chấm dứt hợp đồng lao động không? Người chủ của bạn giữ hộ chiếu có đúng hay không? thì bạn phải xem rõ trong hợp đồng lao động của bạn để yêu cầu giải quyết. Hiện nay, bạn đang làm việc tại Malaysia thì bạn phải tham khảo thêm quy định pháp luật tại Malaysia.