Theo khoản 1 Điều 138 "Bộ luật dân sự năm 2015" chúng ta có thể thấy rằng, giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, quyền lợi của họ vẫn được đảm bảo, họ là người thứ ba ngay tình và được pháp luật bảo vệ.
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Dân sự, động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Có nghĩa tài sản này không là đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng, gắn liền với đất đai hoặc các một số tài sản theo quy định của pháp luật là bất động sản. Việc sở hữu các động sản này không cần đăng ký theo thủ tục nhất định tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Những tài sản này thông thường là những tài sản có giá trị không lớn, không ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước và do vậy, không cần sự quản lý theo thủ tục đăng ký của các cơ quan chức năng.
Trường hợp này đã được quy định tại khoản 1 Điều 138 BLDS năm 2005. Theo đó, chúng ta có thể thấy rằng, giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, quyền lợi của họ vẫn được đảm bảo, họ là người thứ ba ngay tình và được pháp luật bảo vệ.
Tuy nhiên, một điều cần lưu ý trong khoản này, đó là: người thứ ba ngay tình vẫn phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu nếu chủ sở hữu kiện đòi tài sản theo quy định tại Điều 257 BLDS năm 2005:
“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.
Điều luật này có hai vấn đề chính:
Thứ nhất, nếu vật rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí, người thứ ba ngay tình có được tài sản thông qua hợp đồng không đền bù thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Khi chủ sở hữu chuyển giao cho người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu đó tặng cho người người thứ ba thì người thứ ba phải trả lại tài sản. Theo nguyên tắc, chủ sở hữu đã chuyển giao cho người chiếm hữu bằng một giao dịch, cho nên người mượn, thuê phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng với chủ sở hữu khi chuyển dịch tài sản cho người thứ ba. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người thứ ba có tài sản thông qua giao dịch không đền bù, vì thế nếu phải trả lại cho chủ sở hữu thì cũng không bị thiệt hại về tài sản, cho nên pháp luật cho phép chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản.
>>> Luật sư
Tuy nhiên, nếu người thứ ba có được tài sản thông qua giao dịch có đền bù thì không phải trả lại cho chủ sở hữu và chủ sở hữu có quyền kiện đòi người chiếm hữu bồi thường thiệt hại. Xét về mặt pháp lí, khi chủ sở hữu chuyển dịch tài sản cho người thứ hai, thì giữa chủ sở hữu và người thứ hai có một giao dịch, cho nên chủ sở hữu cần phải đề phòng những trường hợp người được chuyển giao tài sản không trả lại tài sản, do đó phải áp dụng các biện pháp bảo đảm mà pháp luật cho phép nhằm khống chế hành vi vi phạm của người được chuyển giao tài sản. Xét về mặt thực tiễn, người thứ ba có nhu cầu sử dụng tài sản, cho nên họ đã mua hoặc đổi tài sản để có tài sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc nhu cầu kinh doanh. Khi tham gia giao dịch, họ không biết tài sản đó không phải là của người thứ hai cho nên hành vi của họ ngay tình. Vì thế, trong trường hợp này, pháp luật bảo về quyền lợi của người thứ ba ngay tình, cho phép người thứ ba xác lập quyền sở hữu với tài sản đó. Mặt khác pháp luật cũng bảo vệ quyền của chủ sở hữu cho phép chủ sở hữu yêu cầu người chiếm hữu hợp pháp bồi thường giá trị tài sản.
Thứ hai, tài sản rời khỏi chủ sở hữu ngoài ý chí (như bị trộm cắp, cướp giật, lừa đảo…), người thứ ba ngay tình có được tài sản từ người không có quyền định đoạt tài sản thông qua hợp đồng có đền bù hay hợp đồng không có đền bù, thì người thứ ba ngay tình vẫn phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi chủ sở hữu kiện đòi tài sản.