Quyền làm nhà trên phần đất chưa chia thừa kế. Cô út không có tên trên sổ hộ khẩu tự ý chuyển đổi sang tên sổ hồng có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, em có vấn đề này giờ không biết giải quyết sao cả. Để em kể đầu đuôi cho luật sư hiểu. Chuyện là thế này nhà bà nội em sinh được 3 gái, 1 trai mà ba em là con trai 1 vả lại là con trai trưởng trong nhà. Ba em thoát ly đi kinh tế mới nên không ở với bà nữa, bà chỉ ở 1 mình. Câu chuyện chỉ xảy ra cách đây khoang 3 năm về trước, lúc đó bà cô út mượn bìa hồng của bà nội để vay tiền ngân hàng sau đó bà đau nên bà cô út đưa về dưới nhà để chăm sóc, rồi sao đó bà cô út tự mình đổi tên bìa hồng của bà nội sang tên bà cô út lúc nào không ai biết. Giờ ba em muốn về làm nhà trên manh đất đó có được không và làm trên nền cái nhà củ (bà cô út không có tên trong sổ hộ khẩu) nếu mà mình cứ làm thì có vi phạm gì không? nếu làm được thì có cần thủ tục gi không, giả sử sau này bà nội em mất đi thì mảnh đất đó có chia đều cho các con không hay là một minh bà cô út hưởng hết. Em cảm ơn luật sư?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Trường hợp bên bạn, bạn không nêu rõ ông bạn trước đó có để lại di chúc hay không để lại, nếu có để lại di chúc thì chia thừa kế theo di chúc, trường hợp không để lại di chúc thì chia theo pháp luật áp dụng theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”.
Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Tỷ lệ chia như sau:
+ Bà nội sẽ được 1/2 diện tích đất
+ 1/2 còn lại sẽ chia cho 05 người bao gồm bà nội của bạn
Như vậy bố bạn sẽ được một phần đất thừa kế từ ông nội và bố bạn để có được quyền sử dụng phần đất này thì yêu cầu chia thừa kế tại
Căn cứ tại Điều 675, 676, 684 “Bộ luật dân sự 2015”
Theo quy định “Bộ luật dân sự 2015” có quy định:
“Điều 689. Hình thức chuyển quyền sử dụng đất
1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 733 đến Điều 735 của Bộ luật này.”
>>> Luật sư
Căn cứ theo quy định của Luật đất đai 2013 có quy định :
Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
– Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
– Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy trường hợp của bạn có thể giải quyết như sau:
– Bố bạn làm đơn khởi kiện ra tòa án để hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cô út mà phòng tài nguyên môi trường cấp.
– Bạn phải chứng minh được rằng việc chuyển quyền sử dụng đất của cô út là trái quy định của pháp luật nghĩa là không có hợp đồng công chứng.
Như vậy nếu cô út tự chuyển quyền sử dụng đất thì bạn khởi kiện ra tòa án để hủy quyết định giao đất trái quy định của pháp luật. Sau khi giải quyết thì bên bạn mới có quyền xây dựng nhà ở trên phần đất hưởng hợp pháp.