Quy định điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp nào? Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
Quy định điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp nào? Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là một công chức thuộc biên chế Sở Y tế (bắt đầu làm năm 5/2008 đến nay). Thời điểm đó, tôi được làm tại Sở Y tế vì: cả tỉnh chỉ có 07 dược sĩ Đại học (không có người đáp ứng vị trí), qua các năm sau khi đi làm tôi đều cố gắng xin đi học để được nâng cao chuyên môn nhưng không được lãnh đạo Sở và trưởng phòng đồng ý vì không có đủ nhân lực. Tất cả các năm tôi đều hoàn thành tốt nhiệm vụ và được khen thưởng. Tuy nhiên, khi Giám đốc Sở mới lên (năm 2016) sắp xếp lại bộ phận nhân sự thì có một sự thay đổi như sau: Tôi được điều động về làm Bệnh viện tỉnh (do tôi là Dược sĩ Trung học), khi chưa được cầm quyết định điều động trong tay thì lại cầm thêm một quyết định biệt phái về lại phòng cũ để làm (quyết định đều động và biệt phái cùng một ngày). Tôi cũng đang trong giai đoạn đi học lên Dược sĩ đại học vào các ngày thứ 6, thứ 7, chủ nhật. Tôi rất bức xúc vì, tôi đã không đáp ứng về yêu cầu về Trình độ đại học đã thực hiện Điều động đi nơi khác lại Biệt phái tôi về nơi cũ (mục đính biệt phái: để hướng dẫn nghiệp vụ và đảm bảo công việc vẫn trôi chảy, theo tôi nghĩ). Như vậy, viêc làm trên có đúng, tôi phải làm gì trong trường hợp này. Cảm ơn quý công ty đã lắng nghe, mong công ty tư vấn giúp để tôi giải tỏa tư tưởng.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Việc điều động công chức, biệt phái công chức được quy định tại Điều 35, Điều 37 Nghị định 24/2010/NĐ-CP như sau:
“Điều 35. Điều động công chức
Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”
“Điều 37. Biệt phái công chức
1. Việc biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái công chức không quá 03 năm. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái. Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được cử biệt phái.”
Về thẩm quyền thực hiện điều động, luân chuyển, biệt phái công chức được quy định tại Điều 38, Nghị định 24/2010/NĐ-CP như sau:
“Điều 38. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về điều động viên chức: 1900.6568
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
2. Trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.”
Theo đó, việc thủ trưởng cơ quan mà bạn đang làm việc xem xét thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà điều động, luân chuyển ông tác đối với anh là đúng quy định.