Quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ. Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có thể thỏa thuận với chủ sử dụng lao động để đi làm đêm không?
Quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ. Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có thể thỏa thuận với chủ sử dụng lao động để đi làm đêm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào các Luật sư! Công ty em có một trường hợp lao động nữ đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Nhưng hiện nay chị đấy đã gửi con về quê để ông bà chăm sóc, chị ý xin đi làm đổi ca như những người bình thường, tức 2 tuần ngày và 2 tuần đêm. Nếu công ty em đồng ý cho chị ý đi làm như vậy có vi phạm
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định Điều 155 “Bộ luật lao động 2019” quy định về việc bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
"1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động."
Như vậy, nhằm bảo vệ một cách tốt nhất sức khỏe, chức năng sinh đẻ, nuôi con dưới 12 tháng tuổi của lao động nữ, pháp luật lao động quy định bắt buộc và không có ngoại lệ (kệ cả trường hợp người lao động nữ tự nguyện làm việc ban đêm, làm thêm giờ) tại Điều 55 “Bộ luật lao động 2019” rằng người sử dụng lao động không được phép sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm ca đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa. Nếu người sử dụng lao động vi phạm quy định này, người sử dụng lao động có thể bị xử lý vi phạm theo Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về lao động nữ. Cụ thể:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật chính sách bảo vệ lao động nữ mang thai: 1900.6568
Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ;
b) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
b) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 của
Bộ luật lao động ;c) Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày;
d) Không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 157 của Bộ luật lao động;
đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
e) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
g) Sử dụng lao động nữ làm công việc không được sử dụng lao động nữ theo quy định tại Điều 160 của Bộ luật lao động."
Như vậy, nếu như công ty bạn vẫn cho phép lao động nữ đó làm việc ca đêm thì có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.