Điều kiện đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử? Thủ tục hồ sơ để đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử? Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử?
Hiện nay, do nhu cầu mua sắm ngày một tăng cao, do có cung thì ắt có cầu. Tuy nhiên, cuộc sống càng hiện đại thì con người càng bận rộn không có nhiều thời gian để mua sắm. Cùng với sự phát triển đó, các sàn giao dịch giao dịch thương mại điện tử xuất hiện, mang lại sự tiện lợi cho thị trường và người tiêu dùng bận rộn như dân văn phòng không có thời gian đi chợ, siêu thị hoặc bận rộn không thể đi mua sắm thì giờ đây chỉ cần một cú click chuột trên máy tính có thể mua tất cả mọi thứ bạn muốn chỉ trong tích tắc, không tốn thời gian, không sợ tắc đường, không sợ bị mua đắt, không sợ bị chen lấn, bị xô đẩy mà mọi người chỉ cần lên các sàn thương mại điện tử chọn thứ mà mình muốn mua thế là có thể mua được những đồ mình muốn và được giao tận nhà.
Ở Việt Nam hiện tại có rất nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử có thể kể đến như sendo, lazada, shopee, tiki, adayroi, lotte…đang rất phát triển. Nó giúp mọi người có nhiều thời gian hơn để học tập, chăm sóc gia đình, nghỉ ngơi… và đặc biệt giúp người bán hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn và cạnh tranh, nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ổn định và bền vững hơn, đồng thời nâng cao cả về số lượng và chất lượng của sản phẩm có thể thúc đẩy nền kinh tế cung cầu hiện nay.
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì khái niệm sàn giao dịch thương mại điện tử có thể được hiểu là các kênh bán lẻ hàng hóa trực tuyến và là website thương mại điện tử cho phép bất kỳ ai, mặc dù không phải là chủ sở hữu của các website đó nhưng vẫn có thể bán hàng hóa dịch vụ trên các sàn giao dịch thương mại điện tử đó khi có nhu cầu kinh doanh hàng hóa.
Hiện nay, có rất nhiều hình thức hoạt động của các sàn giao dịch thương mại điện tử rất phổ biến như
Thứ nhất là các website dùng để trưng bày các sản phẩm hàng hóa, các dịch vụ và cho phép các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được mở các gian hàng trên đó.
Thứ hai là các website cho phép những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia trên các sàn giao dịch thương mại điện tử được phép lập các website nhánh để có thể trưng bày và giới thiệu hàng hóa, các dịch vụ của các tổ chức, cá nhân có hàng hóa.
Thứ ba là các website cho phép các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia trên sàn giao dịch thương mại điện tử dùng để đăng tin mua bán các sản phẩm dịch vụ của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có chuyên mục mua bán trên đó cho mọi người có thể dễ dàng mua bán hàng tiếp cận các thông tin về hàng hóa
Ngoài ra, còn có những loại website khác theo quy định của Bộ Công Thương và theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử:
- 2 2. Thủ tục hồ sơ để đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử:
- 3 3. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử:
- 4 4. Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử:
- 5 5. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử:
1. Điều kiện đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử:
Các cá nhân, tổ chức, muốn thiết lập các website nhằm cung cấp về dịch vụ liên quan đến thương mại điện tử thì cần đáp ứng điều kiện trước hết phải là những thương nhân, tổ chức, doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với các lĩnh vực, các hàng hóa, các dịch cần kinh doanh của đơn vị mình.
Tiếp đó, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về quản lý các thông tin trên môi trường mạng với các website của mình đã được đăng ký với các tên miền hợp pháp và hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Khi các cơ quan, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử phải lập các đề án để cung cấp dịch vụ phải có các nội dụng chủ yếu như sau:
+ Có các mô hình để tổ chức hoạt động rõ ràng, cụ thể, chi tiết gồm những hoạt động để cung cấp dịch vụ, các hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ, hàng hóa, cả trong sàn giao dịch thương mại điện tử và ngoài sàn giao dịch thương mại điện tử ở ngoài môi trường trực tuyến offline.
+ Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liệt kê cụ thể các tính năng của sàn giao dịch thương mại điện tử, cấu trúc hoạt động và nêu rõ ràng các mục thông tin cơ bản chủ yếu trên website cung cấp các dịch vụ trên sàn theo quy định.
– Trên các sàn giao dịch thương mại điện tử phải quy định về quyền và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với những người sử dụng các dịch vụ và khách hàng như sau:
+ Các cá nhân và tổ chức kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử phải đăng ký thiết lập website cung cấp sàn giao dịch thương mại điện tử theo đúng quy định của Bộ công thương và tiến hành công bố các thông tin của sàn giao dịch thương mại điện tử đã được đăng ký với Bộ công thương lên trên trang chủ website theo đúng quy định.
+ Các cá nhân và tổ chức phải xây dựng các thông tin nhằm thực hiện công bố công khai trên các website quy chế hoạt động của các sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật.
Các doanh nghiệp, tổ chức quy định các yêu cầu đẻ các thương nhân, doanh nghiệp, cơ quan, cá nhân là những người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin cần thiết theo quy định khi đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ.
+ Các thương nhân phải xây dựng các cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm để đảm bảo trong việc cung cấp các thông tin của người bán trên sàn được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác các thông tin.
+ Các thương nhân phải thường xuyên cập nhật , lưu trữ, bố sung, những thông tin đã đăng ký của các cá nhân, tổ chức trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
+ Các thương nhân phải thiết lập các cơ chế cho phép người tham gia sàn giao dịch điện tử thực hiện khi có website có thực hiện chức năng đặt hàng trực tuyến. theo quy định.
+ Các thương nhân phải xây dựng các biện pháp để bảo đảm các thông tin như bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, và những thông tin khác đến sản phẩm hàng hóa của các thương nhân và bảo mật những thông tin cá nhân của người tiêu dùng trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
+ Các thương nhân cần có các biện pháp ngăn chặn và xử lú kịp thời những hành vi kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật khi tiếp nhận được thông tin vi phạm trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
+ Các thương nhân có quyền và trách nhiệm hỗ trợ các lực lượng của cơ quan nhà nước chuyên ngành về các hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử để cơ quan nhà nước điều tra, xử lý và cung cấp thông tin liên quan về đối tượng giao dịch để cơ quan nhà nước giải quyết theo quy định.
+ Các thương nhân cung cấp dịch vụ sàn giao dịch điện tử phải công bố công khai các cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử và khi có phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp cho mọi người theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thủ tục hồ sơ để đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử:
Các thương nhân, tổ chức tiến hành truy cập đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử trực tuyến với Bộ Công Thương vào địa chỉ www.moit.gov.vn hoặc truy cập vào đường link http://dangkywebsite.gov.vn để đăng ký tài khoản nộp hồ sơ về việc thiết lập website cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử sau khi website các thương nhân đã được hoàn thiện với đầy đủ với các cấu trúc, các tính năng và các thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền của cơ quan, tổ chức, thương nhân đã được đăng ký và để trước khi chính thức được Bộ công thương cho phép cung cấp dịch vụ đến người sử dụng. bao gồm những hồ sơ như sau:
+ Các thương nhân nộp và điền vào đơn đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử; theo mẫu.
+ Các tổ chức, thương nhân, doanh nghiệp nộp thêm bản sao y bản chính quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân) theo quy định của Bộ công thương.;
+ Các thương nhân, tổ chức nộp kèm theo các đề án để cung cấp các dịch vụ theo quy định của pháp luật
+ Các thương nhân, tổ chức nộp các quy chế để quản lý các hoạt động của website khi cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định của pháp luật có liên quan;
+ Ngoài ra, các thương nhân nộp kèm theo mẫu các hợp đồng khi cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có theo quy định của
+ Các giấy tờ khác mà theo yêu cầu của Bộ công thương yêu cầu các thương nhân nộp theo quy định.
Vì vầy, sự ra đời của các sàn giao dịch thương mại điện tử là một giải pháp tối ưu trong việc trao đổi, mua bán , cung ứng dịch vụ, sản phẩm hàng hóa và là công cụ kết nối hữu hiệu để người bán và người mua có thể trao đổi hàng hàng một cách hiệu quả.
3. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử:
Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử được quy định tại Điêu 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:
1. Đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này và công bố các thông tin đã đăng ký trên trang chủ website.
2. Xây dựng và công bố công khai trên website quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 38 Nghị định này; theo dõi và bảo đảm việc thực hiện quy chế đó trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Yêu cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân là người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 29 Nghị định này khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
4. Có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ.
5. Lưu trữ thông tin đăng ký của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và thường xuyên cập nhật những thông tin thay đổi, bổ sung có liên quan.
6. Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
7. Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân và thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
8. Có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
9. Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật, cung cấp thông tin đăng ký, lịch sử giao dịch và các tài liệu khác về đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
10. Công bố công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Khi khách hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4. Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử:
Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử được quy định tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:
1. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
4. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
5. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.
6. Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
7. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
5. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử:
Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử được quy định tại Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:
1. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử phải được thể hiện trên trang chủ của website.
2. Quy chế hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử phải bao gồm các nội dung sau:
a) Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
b) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
c) Mô tả quy trình giao dịch đối với từng loại giao dịch có thể tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
d) Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
e) Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trong những giao dịch thực hiện trên sàn;
g) Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
h) Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
i) Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 69 Nghị định này;
k) Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
l) Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Khi có thay đổi về một trong các nội dung nêu tại Khoản 2 Điều này, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải