Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Các vấn đề về nguồn gốc sản phẩm trong thương mại điện tử

Tư vấn pháp luật

Các vấn đề về nguồn gốc sản phẩm trong thương mại điện tử

  • 27/03/202227/03/2022
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    27/03/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Các vấn đề về nguồn gốc sản phẩm trong thương mại điện tử? Các quy định của pháp luật Việt Nam về nguồn gốc sản phẩm trong thương mại điện tử?

    Trong xu thế tất yếu phát triển thương mại toàn cầu hóa, đặc biệt phát triển thương mại điện tử trong thời kỳ phát triển công nghệ 4.0 và đại dịch COVID 19, việc thực hiện pháp luật về thông tin sản phẩm trong lĩnh vực thương mại điện tử càng cần được chú trọng để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Thực tiễn thực hiện pháp luật về thông tin sản phẩm trong lĩnh vực thương mại điện tử cho thấy các thông tin liên quan đến nguồn và xuất xứ sản phẩm cũng như nhãn hiệu và nhận diện sản phẩm trở nên vô cùng quan trọng bởi các thông tin này là những lý do phổ biến dẫn đến tranh chấp hợp đồng trong thương mại điện tử. 

    Năm 2005, Quốc hội thông qua ba luật có tính chất đặt nền tảng pháp lý cho thương mại điện tử. đó là Luật Thương mại, Bộ Luật Dân sự và Luật Giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại điện tử và việc giải quyết các tranh chấp thông tin sản phẩm trong lĩnh vực thương mại điện tử còn chịu sự điều chỉnh của một số luật như: Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật Viễn thông năm 2009; Bộ luật Hình sự 2015; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010; Luật Quảng cáo 2012; Luật Đầu tư 2020; Luật Doanh nghiệp năm 2020. Chủ thể tham gia thương mại điện tử bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp về thương mại điện tử còn phải thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như đầu tư kinh doanh, thương mại, dân sự. 

    Với chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử, Nghị định 52/2013/NĐ-CP điều 37 và điều 59 đã có yêu cầu tối thiểu đối với chủ thể kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhưng việc quy định như trên dường như chỉ tiếp cận dưới góc độ quản lý nhà nước mà thiếu sự nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ đối với chủ thể kinh doanh, và quan trọng hơn dưới góc độ bảo vệ người tiêu dùng và tương đối mang tính hình thức trên thực tế dường như chỉ để có thông tin để điền trên hợp đồng hơn là với mục đích bảo vệ người tiêu dùng bởi sự xác minh đối với các thông tin được cung cấp của các chủ thể cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử gần như là không có và phần nhiều dựa trên sự tự giác, thiện chí.

    Mục 2 Nghị định 52/2013/NĐ–CP dành 8 điều để quy định về quy trình giao kết hợp đồng giữa người bán hàng trực tuyến với người mua. Điều 23 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định “Bộ Công thương có trách nhiệm quy định cụ thể về quy trình giao kết hợp đồng trực tuyến trên website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức, cá nhân lập ra để mua hàng hóa, dịch vụ”, nhưng cho đến nay BCT vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết này. Nếu cho rằng, trước đây BCT đã ban hành Thông tư Hướng dẫn nghị định thương mại điện tử 09/2008/TT BCT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử ngày 21/7/2008, thì nay không cần phải quy định gì thêm là không phù hợp. 

    Vì, tại thời điểm Thông tư Hướng dẫn nghị định thương mại điện tử 09/2008/TT BTC được ban hành, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 59/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này chưa được ban hành, chính vì vậy, việc quy định như tại Điều 23 Nghị định về thương mại điện tử 52/2013/NĐ-CP là cần thiết, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia giao dịch thương mại điện tử.

    Gần đây nhất, thông tư số 47/2014 BCT đã quy định về việc đăng ký trên sàn giao dịch điện tử và các trang mạng xã hội của các công ty có trang web bán hàng quản lý thông tin, hoạt động của người đăng ký trên trang mạng xã hội của mình  bởi việc giải quyết các tranh chấp liên quan thương mại điện tử hiện nay theo khoản 3 Điều 95 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, Việc tuân thủ pháp luật về thương mại điện tử được xem là công cụ pháp lý bảo vệ, định hướng chủ thể kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh thông qua thương mại điện tử an toàn.

    Thông tin sản phẩm trên thương mại điện tử phải đảm bảo chính xác nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, cấu thành sản phẩm, thành phần và chất lượng hàng hóa với nhãn mác nhận diện sản phẩm. Các chủ thể giao dịch trong thương mại điện tử phải hiển thị đầy đủ các thông tin về người bán, thông tin sản phẩm, quy trình mua hàng, thanh toán và vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, phải có chính sách bảo mật thông tin và giải quyết khiếu nại phát sinh hợp lý. 

    Thực tiễn thực hiện pháp luật về nguồn gốc sản phẩm trong lĩnh vực thương mại điện tử cho thấy các tranh chấp phát sinh do nguồn gốc sản phẩm thường được giải quyết dựa vào Bộ luật Dân sự hiện hành do văn bản pháp luật chính thức có hiệu lực quy định về trách nhiệm nguồn gốc sản phẩm không ràng buộc tuyệt đối trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán hàng với tính an toàn của sản phẩm do họ bán ra. 

    Trong thực tế hiện nay, luật cũng không quy định rõ nhà sản xuất phải bồi thường như thế nào, cơ sở pháp luật nào xác định rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm để nhà sản xuất phải tuân thủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với nguồn gốc hàng hóa sản phẩm còn được đề cập ở các mức độ khác nhau tại các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Luật Thương mại Văn bản hợp nhất 17/VBHN/VPQH 2019, Luật Cạnh tranh 23/2018/QH14, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 68/2006/QH11 Văn bản hợp nhất 2018, Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 30/VBHN–VPQH 2018, Luật an toàn thực phẩm 55/2010/QH12 v.v.

    Các bộ luật này có quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng cũng chỉ dừng ở mức chung chung, đều có những quy định không chi tiết, không rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm . Những quy định rải rác, tản mạn, không chi tiết, rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm đã gây khó khăn không nhỏ cho ngay cả các nhà nghiên cứu pháp luật chứ không nói đến chính bản thân những người tiêu dùng.

    Xem thêm: Cạnh tranh ‘Dog Eat Dog’ là gì? Nguồn gốc và nguyên lí hoạt động

    Hàng loạt các sự kiện vi phạm nguồn gốc sản phẩm như tơ lụa, thiết bị điện tử viễn thông, thực phẩm đóng gói vay nhưng vẫn chưa có trường hợp nào nhà sản xuất bồi thường và cũng chưa có trường hợp nào người tiêu dùng khiếu kiện nhà sản xuất được chấp nhận. Hơn nữa, khó có thể đưa ra những chứng cứ xác đáng về gian lận nguồn gốc sản phẩm khi mà văn bản pháp quy chỉ đưa ra những quy định không chi tiết, không rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm. Các vi phạm nguồn gốc sản phẩm đã được phát hiện như Khaisilk, Asanzo hay Khóa Việt Tiệp v.v thì khó có thể đưa ra những chứng cứ xác đáng về gian lận nguồn gốc sản phẩm. 

    Khoản 5 Điều 9 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 59/2010/QH12 chỉ rõ, người tiêu dùng có cơ sở pháp lý độc lập để được có hàng hóa với thông tin chính xác về nguồn gốc sản phẩm. Theo luật này thì người tiêu dùng “Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ” có nghĩa rằng người tiêu dùng có quyền hiểu tìm mọi khía cạnh thông tin sản phẩm, bao gồm nguồn gốc sản phẩm được đưa trên sàn thương mại điện tử.

    Theo đó, người tiêu dùng có 8 quyền cơ bản là “Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, ... và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng”. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có quyền “Được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết”  

    Quy định của pháp luật liên quan tiêu chí xác định hàng hóa Việt Nam” đã có một số thông tư quy định. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các quy định được ban hành hầu như chỉ được áp dụng cho mặt hàng xuất khẩu, nhằm giúp hàng hóa được hưởng lợi về thuế xuất ưu đãi trong khi đó, đối với hàng hóa lưu thông trong nước, hầu như chưa có quy định cụ thể nào . Và theo Điều 37 Khoản 1 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì điều này vi phạm các quy định cung cấp thông tin tối thiểu đối với chủ thể kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. 

    Thực tiễn thực hiện theo Khoản 5 Điều 9 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 59/2010/QH12 liên quan nguồn gốc sản phẩm trong thương mại điện tử chỉ để cập tới việc “Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức...” chứ chưa xác định như thế nào là hàng hóa nguồn gốc tại Việt Nam trong giao dịch hợp đồng thương mại điện tử. Trong khi đó Khoản 1 Điều 26 của Nghị định về thương mại điện tử 52/2013/NĐ-CP có ghi các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử chung chung “Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch” .

    Không có quy định cụ thể văn bản quy phạm pháp luật về nguồn gốc sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, nhưng khi tham gia thương mại điện tử thì các bên lại có thể tự do thỏa thuận xác lập quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng thương mại điện tử có thể dẫn đến các căn cứ giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch thương mại điện tử mà có thể làm cho người tiêu dùng ở vào thế yếu do bị đơn độc 

    Như vậy, do Việt Nam hiện chưa có quy định về bộ tiêu chí tỷ lệ nội địa hóa để xác định như thế nào là hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam đã xuất hiện hàng loạt vụ việc gian lận thương mại, mập mờ nguồn gốc sản phẩm. Mặt khác do Việt nam chưa có các quy định đồng bộ về truy xuất nguồn gốc sản phẩm nên dẫn đến hàng loạt vi phạm nguồn gốc sản phẩm. Tuy hiện nay việc sử dụng mã QR Code đã được ứng dụng nhưng Việt Nam chưa có các quy định nhất quán về việc phát hành hoặc in lên nhãn mác sản phẩm để lưu hành trên thị trường, đặc biệt với sản phẩm trên thương mại điện tử với việc dùng các ứng dụng trên phương tiện thiết bị điện tử như Smartphone để Scan (Quét) giải mã để đọc dữ liệu, thông tin về sản phẩm được lưu trữ của máy chủ kết xuất mã vạch. 

    Mặc dù, nhà sản xuất hiện nay đã được trang bị kiến thức về công nghệ thông tin cần thiết và các thiết bị hỗ trợ như máy tính, máy tính bảng, smartphone v.v và nhiều nơi cung cấp dịch vụ quản lý sản phẩm và truy xuất nguồn gốc QR nhưng các quy định của luật vẫn chưa theo kịp tiến bộ của công nghệ. Tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch, các chức năng quản lý sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ có cách sử dụng khác nhau.

    Xem thêm: Hoạt động từ thiện mạo hiểm là gì? Đặc điểm và nguồn gốc của hoạt động từ thiện mạo hiểm

    Nhiều đơn vị và cá nhân đã và đang cung cấp cho các nhà sản xuất, nhà phân phối phần mềm quản lý lưu hành sản phẩm trên thị trường cùng với ứng dụng truy xuất và xác thực sản phẩm miễn phí với tiện ích. Tạo mã QR code cho sản phẩm nhanh, dễ dàng in ấn chỉ bằng một cú click, in ấn nhanh, tiện lợi, phù hợp với tất cả các loại hình sản phẩm muốn truy xuất thông tin bằng ứng dụng trên các Smartphone, máy tính bảng với công nghệ thông tin. 

    Việc sử dụng mã QR Code đã được ứng dụng, nhưng việc phát hành hoặc in lên nhãn sản phẩm để lưu hành trên thị trường cùng việc sử dụng các ứng dụng trên thiết bị điện tử như Quét đọc dữ liệu thông tin về sản phẩm được lưu trữ của máy chủ kết xuất mã vạch lại chưa được pháp luật quy định đồng bộ. Kết quả là việc truy xuất nguồn gốc mới chỉ thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc nông sản, rau củ quả, thịt heo mà cũng chưa triệt để và tổng quát. 

    Trường hợp Khaisilk bị phát hiện cắt bỏ nhãn “Made in China” để thay vào đó là nhãn “made in Vietnam” thì có bằng chứng quy kết doanh nghiệp giả mạo nguồn gốc do khăn nhập hoàn toàn từ Trung Quốc, nhưng lại gắn nhãn sản xuất tại Việt Nam“. Nhưng với Asanzo, hàng hóa trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam, còn linh phụ kiện, nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, thì các cơ quan chức năng lại thiếu căn cứ pháp luật để phân xử. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 59/2010/QH12 còn đề cập chung chung chứ không ghi rõ các quy định liên quan nguồn gốc sản phẩm. 

    Trong bối cảnh các hành vi gian lận thương mại ngày càng tinh vi về nguồn gốc hàng hóa, Bộ Công Thương đã đang đề xuất “Dự thảo Thông tư quy định về sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam và sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam”. Dự thảo thông tư đã đưa ra các điều khoản chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và giải thích các thuật ngữ sử dụng trong thông tư và các trường hợp được phép và không được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, Dự thảo Thông tư này chưa làm rõ khái niệm thế nào là “Hàng của Việt Nam” hoặc “Hàng Việt Nam”, cũng như khái niệm “Hàng sản xuất tại Việt Nam” hay “Made in Vietnam”  được đề cập trong phần xuất xứ sản phẩm dưới đây

    Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 368.453 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Nguồn gốc

    Thương mại điện tử

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Phong tục tập quán là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và lấy ví dụ?

    Phong tục tập quán là gì? Phong tục tập quán trong tiếng Anh là gì? Nguồn gốc của phong tục tập quán? Ý nghĩa của phong tục tập quán? Ví dụ một số phong tục tập quán tại Việt Nam?

    Ý thức là gì? Nguồn gốc và bản chất của ý thức? Lấy ví dụ?

    Ý thức là gì? Ý thức được dịch với tên trong tiếng Anh là gì? Nguồn gốc của ý thức? Bản chất của ý thức? Lấy ví dụ về ý thức?

    Ngày 19/8 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 19/8?

    Ngày 19/8 là ngày gì? Nguồn gốc của ngày 19/8? Ý nghĩa của ngày 19/8?

    Ngân hàng Trung ương là gì? Nguồn gốc của ngân hàng trung ương?

    Ngân hàng Trung ương là gì? Nguồn gốc và các vấn đề của ngân hàng trung ương?

    Ngày mùng 8/3 là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa ngày 8/3?

    Ngày mùng 8/3 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày Quốc tế Phụ nữ? Nguồn Gốc Ngày 8 Tháng 3?

    Nguồn gốc, hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

    Tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh? Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh?

    Yếu tố thông tin và thông tin sản phẩm trong thương mại điện tử

    Nghĩa vụ và trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng? Yếu tố thông tin và thông tin sản phẩm trong thương mại điện tử?

    Quy định mới về xuất xứ hàng hóa trong thương mại điện tử

    Pháp luật đã có các quy định liên quan xuất xứ sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là vẫn phải tiếp tục hoàn thiện các quy định về xuất xứ hàng hóa trong thương mại điện tử?

    Quy định về nhãn hiệu và bảo vệ quyền lợi các bên trong thương mại điện tử

    Quy định về nhãn hiệu sản phẩm trong thương mại điện tử? Quy định về việc bảo vệ quyền lợi của các bên trong thương mại điện tử?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo?

    Bị cáo là gì? Quyền của bị cáo? Nghĩa vụ của bị cáo? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

    Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động và hướng dẫn viết phiếu

    Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động là gì? Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động? Hướng dẫn lập phiếu đăng ký dự tuyển lao động? Một số quy định pháp luật về đăng ký dự tuyển lao động?

    Kiểm tra hành chính là gì? Thẩm quyền kiểm tra hành chính?

    Kiểm tra hành chính là gì? Thẩm quyền kiểm tra hành chính của công an? Có được kiểm tra đột xuất hay phải theo thời gian quy định? Kiểm tra hành chính nơi cư trú có cần lệnh không?

    Tín dụng thương mại là gì? So sánh với tín dụng ngân hàng?

    Tín dụng thương mại là gì? Bản chất của tín dụng thương mại? Các loại tín dụng thương mại? Đặc điểm tín dụng thương mại? So sánh giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng?

    Rủi ro là gì? Nguyên nhân và các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tìm hiểu về rủi ro là gì? Một số nguyên nhân khiến rủi ro xuất hiện? Phân loại các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì? Hình phạt khi tái phạm?

    Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì? Khái niệm về tái phạm và tái phạm nguy hiểm? Những quy định của pháp luật liên quan đến tái phạm và tái phạm nguy hiểm? Quy định về xác định hình phạt trong trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm?

    Nghỉ việc bao nhiêu lâu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

    Nghỉ việc được một năm có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần? Quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp? Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp.

    Đặt cọc là gì? Nội dung và hình thức của hợp đồng đặt cọc?

    Đặt cọc là gì? Nội dung và hình thức của hợp đồng đặt cọc? Điều kiện phát sinh hiệu lực của thỏa thuận đặt cọc trong hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng đặt cọc không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?

    Cải cách hành chính là gì? Nội dung và ý nghĩa của cải cách hành chính?

    Cải cách hành chính là gì? Nội dung và ý nghĩa của cải cách hành chính? Cải cách thể chế Nhà nước, thủ tục hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước.

    Thực trạng và các giải pháp cải cách hành chính ở Việt Nam

    Cải cách hành chính là gì? Thực trạng cải cách hành chính ở Việt Nam? Giải pháp cải cách hành chính ở Việt Nam?

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành. Đảng viên khi chưa có nghị quyết giới thiệu của tổ chức Đảng có thẩm quyền thì có được bầu và nhận nhiệm vụ không?

    Hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

    Hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới nhất. Các bước cần thực hiện, trình tự thủ tục khi làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo quy định mới nhất.

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định chi tiết?

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu? Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì? Các loại công ty TNHH?

    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì? Các loại công ty trách nhiệm hữu hạn? Ưu điểm và nhược điểm của loại hình công ty TNHH 1 thành viên? Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên? Nội dung chính của Điều lệ công ty TNHH một thành viên?

    Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì? Đặc điểm và mô hình tổ chức?

    Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì? Những đặc điểm pháp lý cơ bản của công ty TNHH hai thành viên trở lên theo Luật doanh nghiệp 2020.

    Công ty liên doanh là gì? Đặc điểm và các quy định về công ty liên doanh?

    Công ty liên doanh là gì? Phân loại công ty liên doanh? Ưu nhược điểm công ty liên doanh? Đặc điểm về công ty liên doanh? Các quy định về công ty liên doanh?

    Giấy tờ có giá là gì? Một số nhầm lẫn hay gặp về giấy tờ có giá?

    Giấy tờ có giá là gì? Một số nhầm lẫn hay gặp về giấy tờ có giá? Phân biệt chiết khấu giấy tờ có giá và mua bán giấy tờ có giá? Chuyển khoản chứng khoán là giấy tờ có giá? Vé số có phải là giấy tờ có giá không?

    Nguyên thủ quốc gia là gì? Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia?

    Nguyên thủ quốc gia là gì? Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia? Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam? Nguyên thủ quốc gia trên thế giới?

    Kho bạc nhà nước là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước?

    Khái niệm kho bạc nhà nước là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước? Các quy định về Kho bạc Nhà nước (Ngân khố quốc gia).

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá