Ngoài các vấn đề liên quan đến cái điều kiện hưởng chế độ thai sản, thì việc nộp hồ sơ hưởng thai sản không đúng thời hạn cũng ít nhiều ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, nhiều trường hợp do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan đã nộp hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản muộn.. Vậy nộp hồ sơ muộn có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Mục lục bài viết
1. Nộp hồ sơ muộn có được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về thời hạn giải quyết chế độ ốm đau, thai sản. Theo đó:
– Trong khoảng thời gian 45 Ngày được tính bắt đầu kể từ nay trở lại làm việc, người lao động cần phải có trách nhiệm nộp hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản, chế độ ốm đau cho người sử dụng lao động. Trong trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con/nhận nuôi con nuôi thì cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, đồng thời xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày nhận đầy đủ thành phần hồ sơ của người lao động, người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm lập hồ sơ gửi cho Cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội đó là, trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ thành phần hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội cần phải giải quyết và tổ chức chi trả chế độ thai sản, chế độ ốm đau cho người lao động. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, Cơ quan bảo hiểm xã hội cần phải giải quyết/tổ chức hoạt động chi trả chế độ thai sản cho người lao động;
– Trong trường hợp Cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì bắt buộc phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Theo đó thì có thể nói, việc nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người lao động sẽ được thực hiện như sau:
– Trong trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con/nhận nuôi con nuôi, người lao động cần phải nộp hồ sơ cho Cơ quan bảo hiểm xã hội, và đồng thời không đặt ra thời hạn nộp hồ sơ;
– Trong trường hợp người lao động vẫn làm việc cho người sử dụng lao động, thì phía người lao động cần phải chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động, thời hạn nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động được xác định là 45 ngày kể từ ngày người lao động bắt đầu trở lại làm việc. Ngược lại, đối với phía bên người sử dụng lao động, cần phải nhận giấy tờ từ người lao động bản lập hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thời hạn nộp hồ sơ cho Cơ quan bảo hiểm xã hội là 10 ngày bắt đầu được tính kể từ ngày nhận hồ sơ từ phía người lao động.
Theo đó thì có thể thấy, thời hạn nộp hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản sẽ chỉ áp dụng đối với người lao động vẫn còn đang tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp. Đối với trường hợp người lao động nghỉ việc trước khi sinh con thì người lao động đó sẽ không bị giới hạn thời gian nộp hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Vì vậy, việc nộp hồ sơ muộn chỉ xảy ra đối với trường hợp người lao động vẫn đang tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
Nếu vượt quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên mà hồ sơ vẫn chưa được gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội, quyền lợi của người lao động sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 116 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019. Theo đó:
– Nếu vượt quá thời hạn nộp hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản thì cần phải giải trình bằng văn bản;
– Trong trường hợp nộp hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm hơn so với thời gian quy định, gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp xuất phát từ lỗi của người lao động/thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp người lao động nộp hồ sơ muộn thì cần phải có văn bản giải trình rõ lý do vì sao nộp hồ sơ muộn. Có như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội mới xem xét và giải quyết hưởng chế độ thai sản cho người lao động trong trường hợp người lao động nộp hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản muộn hơn so với thời gian do pháp luật quy định. Trong trường hợp nộp hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản muộn xuất phát từ lỗi của người sử dụng lao động, gây thiệt hại cho người lao động thì phía người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Tóm lại, mặc dù nộp hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản muộn hơn so với thời gian do pháp luật quy định nhưng nếu có văn bản giải trình đầy đủ lý do, người lao động đó vẫn sẽ được tiếp tục hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm hiểm thất nghiệp không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Luật việc làm năm 2013 có quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp ra được hưởng chợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Chấm dứt
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc (trong trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm năm 2013), hoặc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng trở lên trong 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm năm 2013;
– Đã nộp đầy đủ hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
– Chưa tìm được việc làm sau khoảng thời gian mười lăm ngày được tính kể từ ngày nộp hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó thì có thể nói, người
3. Để được hưởng chế độ thai sản cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản. Theo đó:
– Người lao động hưởng chế độ thai sản khi người lao động đó thuộc một trong những trường hợp như sau:
+ Được xác định là lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật;
– Người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con đó đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để nghỉ dưỡng sức theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con trên thực tế;
– Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động, đã chấm dứt hợp đồng làm việc, thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc trước khi nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi, thì vẫn được hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định tại Điều 34, Điều 36, Điều 38, Điều 39 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
Theo đó, điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con, đó là: Bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc người lao động nữ đã tham gia chế độ bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai bắt buộc phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: