Thừa kế là hoạt động pháp lý quen thuộc, gắn chặt với quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân. Liên quan đến thừa kế, có rất nhiều vấn đề phát sinh liên quan. Một trong số đó là vướng mắc về việc người nhận thừa kế chết, di sản thừa kế sẽ thuộc về ai?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về phân chia di sản thừa kế:
Phân chia di sản thừa kế là hoạt động pháp lý quan trọng, diễn ra phổ biến, thường xuyên, xoay quanh việc xác định và phân chia di sản thừa kế cho các cá nhân theo đúng quy định của pháp luật. Nói cách khác, phân chia di sản thừa kế là hoạt động pháp lý, gắn chặt với quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, có hai hình thức phân chia di sản thừa kế: Phân chia di sản thừa kế theo di chúc và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
– Phân chia di sản thừa kế theo di chúc:
+ Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Khi bản di chúc có hiệu lực pháp lý (Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015), nội dung của di chúc sẽ được các chủ thể liên quan nghiêm chỉnh tuân thủ và thực hiện. Lúc này, ý chí, mong muốn của người chết với phần tài sản của mình sẽ được đảm bảo thực hiện
+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự 2015, di chúc có hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế. Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015, pháp luật cũng quy định rõ, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.
– Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật:
+ Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật là trường hợp phân chia di sản được áp dụng khi người để lại di sản chết mà không để lại di chúc. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
+ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thứ tự của những người thừa kế theo pháp luật như sau: Hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
+ Khoản 2, Khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc giải quyết phân chia di sản thừa kế theo pháp luật như sau: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trên đây là quy định của Nhà nước về việc phân chia di sản thừa kế. Theo quy định của pháp luật hiện hành, có hai hình thức phân chia di sản thừa kế: Phân chia di sản thừa kế theo di chúc và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Ở từng hình thức phân chia di sản thừa kế, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể nhất định. Quy định này là cơ sở, căn cứ nhằm bảo vệ một cách toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
2. Một số trường hợp phát sinh xảy ra liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế:
Phân chia di sản thừa kế là hoạt động pháp lý quen thuộc, gắn chặt với quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Thực tế, phân chia di sản thừa kế gắn chặt với lợi ích về tài chính của người dân. Do đó, liên quan đến việc giải quyết hoạt động này, có rất nhiều vấn đề phát sinh liên quan xảy ra. Một số trường hợp cụ thể mà ta có thể bắt gặp trong thực tiễn như sau:
– Người để lại di sản thừa kế lập di chúc, song di chúc vô hiệu toàn bộ hoặc một phần (Do vi phạm quy định về hình thức, tính hiệu lực theo quy định của pháp luật). Điều này làm xác lập, hoặc hủy bỏ về quyền và lợi ích hợp pháp của các các bên có liên quan.
– Người chết để lại di chúc. Nội dung của di chúc không có sự phân chia cho các chủ thể không nội dung của di chúc. Lúc này, xảy ra tình trạng tranh chấp giữa người được hưởng di sản theo nội dung trong di chúc với người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của bản di chúc.
– Người để lại di sản thừa kế chết nhưng không để lại di chúc, các chủ thể thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai sẽ xảy ra tranh chấp với nhau về vấn đề khai nhận di sản thừa kế.
– Người nhận di sản thừa kế (Theo nội dung di chúc hoặc theo pháp luật chết), vướng mắc xoay quanh việc xác định di sản thừa kế sẽ thuộc về ai.
Trên đây là những trường hợp cụ thể nhất, thường phát sinh trong thực tiễn đời sống xã hội hiện nay. Những tranh chấp phát sinh này nhằm xác lập và bảo vệ các quan hệ pháp lý đối với di sản thừa kế của các cá thể có quyền và lợi ích liên quan.
3. Người nhận thừa kế chết, di sản thừa kế sẽ thuộc về ai?
Người nhận thừa kế chết, xác định phần di sản thừa kế của người đó thuộc về ai là một trong những vướng mắc lớn, được rất nhiều người quan tâm. Trả lời cho câu hỏi này, người viết sẽ phân tích thành các trường hợp được xét tới như sau:
– Đối với việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật:
+ Trường hợp 1: Người nhận thừa kế chết trước người nhận di sản thừa kế.
Khi người để lại di sản thừa kế chết mà không để lại di chúc, di sản thừa kế sẽ được chia đều cho các đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nếu các chủ thể tại hàng thừa kế thứ nhất mất hết, di sản sẽ phân chia cho chủ thể thuộc hàng thừa kế thứ hai. Nếu cá nhân thuộc hàng thừa kế thứ hai chết hết, di sản thừa kế sẽ chia cho các đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ ba.
Lúc này, trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (Thừa kế thế vị theo quy định theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015).
+ Trường hợp 2: Người nhận thừa kế chết sau người để lại di sản thừa kế.
Trong trường hợp này, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo hàng thừa kế thông thường. Chủ thể thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản thừa kế sẽ được hưởng một suất trong tổng số di sản mà cá nhân này để lại. Lúc này, phần tài sản của họ lại được xác lập trong quan hệ phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
– Đối với việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc:
+ Trường hợp 1: Người nhận di sản thừa kế chết trước người để lại di chúc. Trường hợp này được áp dụng đối với chủ thể được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Lúc này, pháp luật về thừa kế thế vị sẽ được áp dụng. Khi con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
+ Trường hợp 2: Người nhận di sản thừa kế chết sau người để lại di chúc.
Trong trường hợp này, nội dung của di chúc sẽ được áp dụng, làm cơ sở để phân chia di sản thừa kế. Nếu người nhận di sản thừa kế chết trước thời điểm mở thừa kế, thì những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của đối tượng này sẽ thay họ nhận di sản thừa kế. Nếu chết sau thời điểm mở di sản thừa kế, suất thừa kế họ đã được nhận. Lúc này sẽ phát sinh quan hệ phân chia di sản thừa kế của cá nhân này với các đối tượng phụ thuộc của họ.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Bộ luật dân sự 2015.