Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản, gắn liền với quyền và lợi ích của người dân. Vậy người đứng tên hay người trả tiền mua là chủ của tài sản?
Mục lục bài viết
1. Người đứng tên hay người trả tiền mua là chủ của tài sản?
Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản nhất của mỗi cá nhân, tổ chức. Đối với bất kỳ tài sản nào, chỉ khi chứng minh được quyền sở hữu của mình, người dân mới được sử dụng, định đoạt với tài sản đó.
Xét trên thực tế, liên quan đến các loại tài sản có giá trị, đôi khi giá trị sở hữu của tài sản này không chỉ thuộc về một cá nhân cụ thể, mà nó có thể liên quan đến hai hay nhiều người. Lúc này, một câu hỏi được đặt ra, là việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản như thế nào?
Quyền sở hữu tài sản được công nhận khi các cá nhân, tổ chức đăng ký quyền sở hữu tài sản tại cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tức được cơ quan Nhà nước công nhận quyền sở hữu tài sản. Quyền sở hữu tài sản của người dân thường được thể hiện trong hợp động mua bán, chuyển nhượng tài sản; giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Đối với quyền sở hữu tài sản, trong một số trường hợp, còn liên quan đến đồng sở hữu. Đồng sở hữu tài sản được hiểu là việc hai hay nhiều chủ thể đều có quyền sở hữu với một hay nhiều tài sản. Muốn được đứng tên đồng sở hữu tài sản, các cá nhân, tổ chức phải giao kết, thỏa thuận với nhau về việc đồng sở hữu; hoặc có các minh chứng chứng minh về quyền đối với tài sản.
Tuy nhiên, trong thực tế, có những trường hợp, với một tài sản, thì có hai chủ thể liên quan: Một người mua tài sản, và một người đứng tên sở hữu. Vậy với trường hợp này, quyền sở hữu tài sản thuộc về ai? Điều 161 Bộ luật dân sự 2015 quy định về vấn đề này như sau:
+ Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.
+ Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, từ nội dung phân tích nêu trên, có thể khẳng định, thời điểm xác lập quyền sở hữu sẽ theo các thứ tự xác định sau:
+ Thời điểm xác lập quyền sở hữu được xác định theo quy định luật đối với các trường cụ thể;
+ Trong trường hợp không có quy định cụ thể của luật về thời điểm xác lập quyền thì thời điểm này do các chủ thể thỏa thuận;
+ Trong trường hợp các chủ thể không thỏa thuận thì đó là thời điểm tài sản được chuyển giao.
Vậy nên, nếu các cá nhân, tổ chức không thỏa thuận với nhau về vấn đề sở hữu tài sản, thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ dựa vào chứng nhận quyền sở hữu tài sản để xác định chủ sở hữu đối với tài sản đó.
2. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản:
Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được quy định tại Điều 160 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
– Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định. Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
– Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.
3. Mẫu hợp đồng mua bán tài sản (căn cứ xác minh quyền sở hữu tài sản):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN
Số:…/20…/HD BTS
Căn cứ Bộ Luật dân sự số
Căn cứ
Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2019, tại ……
Hai bên gồm có:
BÊN A: BÊN BÁN TÀI SẢN
(Bên bán là tổ chức)
Tên tổ chức:
Địa chỉ trụ sở:
Mã số doanh nghiệp: …
Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …
Chức vụ: …
Điện thoại: …
Email: …
(Bên bán là cá nhân)
Họ và tên: …
Năm sinh: …/ …/ …
Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Điện thoại: …
Email: …
BÊN B: BÊN MUA TÀI SẢN
(Bên mua là tổ chức)
Tên tổ chức: …
Địa chỉ trụ sở: …
Mã số doanh nghiệp: …
Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …
Chức vụ: …
Điện thoại: …
Email: …
(Bên mua là cá nhân)
Họ và tên: …
Năm sinh: …/ …/ …
Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Điện thoại: …
Email: …
Hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng mua bán tài sản với các điều khoản như sau:
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng
Tài sản mua bán: …
Chủng loại tài sản mua bán: …
Số lượng tài sản mua bán: …
Chất lượng của tài sản mua bán: …
Điều 2. Giá và phương thức thanh toán
1. Giá mua bán tài sản nêu tại Điều 1 của hợp đồng này là: … đồng (Bằng chữ: … đồng).
2. Phương thức thanh toán: …
3. Thời hạn thanh toán:
Đợt 1: Bên B thanh toán tiền mua tài sản cho bên A trước ngày …/ …/ … với số tiền là: … đồng (Bằng chữ: … đồng).
Đợt 2: Bên B thanh toán tiền mua tài sản cho bên A trước ngày …/ …/ … với số tiền là: … đồng (Bằng chữ: … đồng).
Đợt 3: …
Điều 3. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng mua bán
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán:
Hợp đồng được thực hiện kể từ ngày bên A và bên B ký kết và chấm dứt khi bên A hoàn thành các nghĩa vụ về tài sản cho bên B, đồng thời bên B hoàn thành các nghĩa vụ về thanh toán cho bên A theo quy định tại hợp đồng này.
Thời hạn bên A giao tài sản cho bên B là: … ngày, kể từ ngày …/ …/ …
Thời hạn bên B thanh toán Đợt … cho bên A là: … ngày, kể từ ngày …/ …/ …
2. Địa điểm giao nhận tài sản:
Bên A giao tài sản cho bên B và bên B nhận tài sản cho bên A tại: …
3. Phương thức giao nhận tài sản:
Tài sản mua bán được bên A giao cho bên B nhận một lần (hoặc … lần) và trực tiếp.
Điều 4. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên
1. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên A:
– Giao tài sản theo quy định tại Điều 1 của hợp đồng này, kèm theo giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản (nếu có) cho bên B theo quy định tại Điều 3 hợp đồng này.
– Thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản cho bên B theo quy định của pháp luật (nếu có).
– Cung cấp thông tin cần thiết về tài sản và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó cho bên B;
– Bảo hành đối với tài sản mua bán trong thời hạn bảo hành là … tháng, kể từ ngày bên B nhận được tài sản;
– Sửa chữa tài sản và bảo đảm tài sản có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết với bên B.
– Các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên B:
– Thanh toán tiền mua tài sản cho bên A theo đúng quy định tại Điều 3 hợp đồng này;
– Thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản và nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, thuộc trách nhiệm của bên B theo quy định tại hợp đồng này;
– Yêu cầu bên A sửa chữa tài sản không phải trả tiền đối với tài sản có khuyết tật hoặc trả lại tài sản và lấy lại tiền trong thời hạn bảo hành;
– Các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Điều 5. Cam kết của các bên
1. Bên A cam đoan:
– Thông tin về tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
– Tài sản thuộc trường hợp được bán tài sản theo quy định của pháp luật;
– Tại thời điểm giao kết hợp đồng này: Tài sản không có tranh chấp; Tài sản không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.
2. Bên B cam đoan:
– Những thông tin về bên B đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
– Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản nêu tại Điều 1 của hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản (nếu có);
– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này.
Điều 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
1. Tiền lãi do chậm thanh toán: Trường hợp bên B không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho bên bị vi phạm (nếu có).
3. Phạt vi phạm hợp đồng: Bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền bằng 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm cho bên bị vi phạm.
Điều 7. Chi phí khác
Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu do bên A và bên B tự thỏa thuận và ghi cụ thể vào hợp đồng.
Điều 8. Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì bên A và bên B tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp bên A và bên B không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Các thoả thuận khác
Hợp đồng này được mặc nhiên chấm dứt và thanh lý khi bên A hoàn thành các nghĩa vụ về tài sản cho bên B, đồng thời bên B hoàn thành các nghĩa vụ về thanh toán cho bên A theo quy định tại hợp đồng này.
Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.
Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.
BÊN A BÊN B
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự 2015: