Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Quy định về quyền chiếm hữu, quyền sở hữu tài sản

  • 10/02/202110/02/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    10/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Quy định về quyền chiếm hữu, quyền sở hữu tài sản. Người có quyền chiếm hữu không hoàn toàn là người có quyền sở hữu? Quy định về quyền sở hữu tài sản mới nhất năm 2021.

      Quyền con người được hiểu là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành. Và một trong số những quyền đó chính là quyền chiếm hữu và quyền sở hữu tài sản là những quyền cơ bản nhất cũng như được sử dụng đến nhiều nhất trong các quan hệ xã hội. Bài viết dưới đây của công ty Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có những cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.

      1. Căn cứ pháp lý:

      “Bộ luật dân sự năm 2015”

      Bộ luật Dân sự 2015

      2. Giải quyết vấn đề:

      Mục lục bài viết

      • 1 Thứ nhất, khái niệm về quyền chiếm hữu tài sản:
      • 2 Thứ hai, phân loại về quyền chiếm hữu tài sản:

      Thứ nhất, khái niệm về quyền chiếm hữu tài sản:

      Quyền chiếm hữu chính là quyền năng tiền đề của quyền sở hữu. Đó chính là khả năng của chủ sở hữu chiếm giữ vật (thực tế) trong phạm vi kiểm soát của mình, làm chủ và chi phối vật đó về phương diện vật chất. Điều 182  “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”. Đó cũng là quyền làm chủ, kiểm soát và chi phối tài sản theo ý chí của mình và về nguyên tắc là không bị hạn chế và gián đoạn về thời gian.

      Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất áp dụng năm 2021 thì quyền chiếm hữu được hiểu như sau:

      “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

      Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản của chủ sở hữu. Chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu. Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản, nếu được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu.

      Thứ hai, phân loại về quyền chiếm hữu tài sản:

      Chiếm hữu trong pháp luật dân sự gồm có chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

      + Quy định về chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật:

      Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: là việc chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà không dựa trên những căn cứ của pháp luật quy định (hay nói cách khác là chiếm hữu không phù hợp với quy định của pháp luật). Cụ thể là những trường hợp mà người chiếm hữu một tài sản nhưng không phải là chủ sở hữu hoặc không chiếm hữu theo những căn cứ do  “Bộ luật dân sự năm 2015”  đã quy định

      • Cụ thể tại các điều từ Điều 183 đến Điều 188 “Bộ luật dân sự năm 2015” .
      • Còn trong Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất áp dụng năm 2021 thì chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đã được quy định cụ thể tại các điều từ Điều 179 đến Điều 185

      + Quy định về chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật:

      Bên cạnh chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thì còn có chiếm hữu có căn cứ pháp luật: được hiểu là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp được pháp luật quy định hay việc chiếm hữu đó không vi phạm quy định pháp luật.

      Chiếm hữu có căn cứ pháp luật thường được thể hiện dưới những hình thức như sau: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật khi chủ sở hữu chiếm hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền để quản lý tài sản thay cho chủ tài sản, người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.

      Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, chỉ khi nào một người chiếm hữu tài sản một cách có căn cứ pháp luật, thì quyền lợi của họ mới được công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trong trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ.

      Thứ ba, quy định pháp luật về quyền sở hữu tài sản:

      Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân, nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để bảo vệ quyền sở hữu. Điều 32 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “ Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.

      Theo đó mọi người đều có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để giành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp , phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm….

      Thứ tư, phương thức thể hiện quyền sở hữu tài sản của công dân:

      Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất áp dụng năm 2021 chủ sở hữu có quyền bảo vệ quyền sở hữu được thể hiện thông qua các phương thức như sau:

      + Chủ sở hữu được tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu của mình trên tài sản đã được nhà nước công nhận ví dụ như bất động sản thì thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản như ô tô xe máy thì là giấy đăng ký xe ô tô xe máy;

      + Chủ sở hữu có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu tài sản của mình, quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản của mình, yêu cầu người có hành vi cản trở lập tức phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại. Ví dụ: người không có quyền trên tài sản là chiếc xe ô tô lập tức phải trả lại xe cho mình khi người đó có hành vi mượn xe không trả lại;

      + Chủ sở hữu có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu tài sản, quyền chiếm hữu  tài sản của mình và  được yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có xảy ra xứng đáng và đúng với quy định pháp luật.

      TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

      Tóm tắt câu hỏi:

      Chào luật sư công ty Luật Dương gia. Tôi có một vấn đề thắc mắc và mong  muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía luật sư của công ty Luật Dương gia như sau:

      Cho tôi xin được hỏi: Trong luật dân sự về quyền sở hữu, theo tôi tìm hiểu và tham khảo một vài thông tin thì người có quyền chiếm hữu chưa chắc là người có quyền sỡ hữu. Vậy có đúng không ạ thưa luật sư công ty Luật Dương gia?

      1.Căn cứ pháp lý:

      “Bộ luật dân sự năm 2015”

      Bộ luật Dân sự 2015

      2.Luật sư tư vấn:

      Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền chiếm hữu tài sản. Được quy định cụ thể chi tiết như sau: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”. Quyền chiếm hữu bao gồm chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

      Theo quy định tại Điều 164 tại Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền sở hữu được nêu rõ:

      “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

      Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.”

      Theo quy định trên của Bộ luật Dân sự năm 2015  thì có thể thấy quyền chiếm hữu là một phần nằm trong quyền sở hữu. Bởi quyền sở hữu tài sản bao gồm ba loại quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Như vậy, quyền chiếm hữu chỉ là một phần của quyền sở hữu chứ không phải là quyền sở hữu.

      Thông thường chủ sở hữu tài sản thường có đồng thời ba quyền nêu trên, tuy nhiên trong một số trường hợp, chủ sở hữu tài sản chỉ có một trong ba quyền chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt hoặc có hai trong ba quyền đó. Tại Điều 184 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về quyền chiếm hữu của chủ sở hữu như sau:

      “Trong trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

      Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

      Theo quy định trên ta có thể thấy được rằng, chủ sở hữu của quyền chiếm hữu tài sản khi chiếm hữu tài sản chỉ có quyền nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không có quyền sử dụng (khai thác tài sản, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản) hoặc không có quyền định đoạt tài sản (quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó). Như vậy, nhận định nêu bên trên của bạn cho rằng người có quyền chiếm hữu chưa chắc là người có quyền sỡ hữu là đúng và có cơ sở pháp lý.

      Nguoi-co-quyen-chiem-huu-co-phai-la-nguoi-co-quyen-so-huu

      Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

      Ví dụ minh họa:

       Ví dụ bạn được  bạn A cho mượn một tài sản đó là xe máy để bạn đi làm. Trong trường hợp này bạn chỉ có quyền chiếm hữu chiếc xe và sử dụng chiếc xe vào mục đích đi lại theo đúng như cam kết hay thỏa thuận trước đó giữa bạn và bạn A. Tuy nhiên bạn không thể có quyền định đoạt chiếc xe hay nói cách khác bạn không có quyền bán, chuyển nhượng chiếc xe.

      Vì trong trường hợp này, quyền sở hữu chiếc xe thuộc về A. Chỉ A mới có quyền định đoạt chiếc xe. Vì A cho bạn mượn nên trong trường hợp này bạn sẽ có quyền chiếm hữu và sử dụng chiếc xe. Như vậy, có thể thấy rằng trong trường hợp này bạn có quyền chiếm hữu nhưng bạn lại không có quyền sở hữu chiếc xe trên.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Quyền chiếm hữu

        Quyền sở hữu

        Quyền sở hữu tài sản


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Người đứng tên hay người trả tiền mua là chủ của tài sản?

        Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản, gắn liền với quyền và lợi ích của người dân. Vậy người đứng tên hay người trả tiền mua là chủ của tài sản?

        ảnh chủ đề

        Quyền sở hữu tài sản là gì? Quyền sở hữu tài sản của công dân?

        Quy phạm về sở hữu chính là các cơ sở để xác nhận và để bảo vệ các quyền lợi của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, việc sử dụng cũng như là định đoạt tài sản. Vậy quyền sở hữu tài sản là gì? Quyền sở hữu tài sản của công dân?

        ảnh chủ đề

        Bảo lưu quyền sở hữu là gì? Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ?

        Bảo lưu quyền sở hữu là một tính chất trong giao dịch dân sự. Thông thường, các nghĩa vụ trong thanh toán phải được cam kết hoặc đảm bảo thực hiện. Do đó mà các quyền lợi mới được chuyển giao toàn bộ. Tính chất bảo lưu giúp các quyền dân sự của chủ thể khi tham gia vào giao dịch. Phản ánh tác động trực tiếp đến các lợi ích nhận về trên quyền sở hữu.

        ảnh chủ đề

        Hồ sơ xác nhận quyền sở hữu là gì? Hiểu về hồ sơ xác nhận quyền sở hữu

        Hồ sơ xác nhận quyền sở hữu là một hoặc nhiều từ được sử dụng trước hoặc sau tên của một người, trong một số ngữ cảnh nhất định. Hiểu về hồ sơ xác nhận quyền sở hữu?

        ảnh chủ đề

        Hình thức sở hữu là gì? Các hình thức sở hữu theo Bộ luật dân sự?

        Hình thức sở hữu là gì? Quy định về hình thức sở hữu trong Bộ luật dân sự? Có những loại hình thức sở hữu nào theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015?

        ảnh chủ đề

        Mẫu phiếu lấy ý kiến về việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (07/ĐK)

        Thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nhà nước đã nắm bắt được cơ bản tình hình sử dụng đất và tình trạng đất có chủ sở hữu trong cả nước, vì vậy, việc đăng ký cấp giấy chứng nhận gần như là nghĩa vụ bắt buộc mà cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, cơ quan phải thực hiện.

        ảnh chủ đề

        Mẫu quyết định chấm dứt tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản (53/QĐ-THA)

         Trường hợp người phải thi hành án có các hành vi trốn tránh nghĩa vụ thi hành án bằng cách chuyển quyền sử dụng tài sản của mình cho người khác thì cơ quan thi hành án phải nhanh chóng ra quyết định chấm dứt tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản. Vậy mẫu quyết định chấm dứt tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Mẫu quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản (số 36/QĐ-PTHA)

        Mẫu quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản là gì? Mẫu quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản? Hướng dẫn làm mẫu quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản? Một số quy định của pháp luật về tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản? Khi thi hành án có phải tạm dừng việc đăng ký chuyển quyền sử dụng đất không?

        ảnh chủ đề

        Quan hệ sở hữu là gì? Phân tích ba yếu tố cấu thành quan hệ sở hữu?

        Quan hệ sở hữu (Owner relation) là gì? Quan hệ sở hữu tiếng Anh là gì? Chủ thể của quan hệ sở hữu? Điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu? Cấu thành của quan hệ sở hữu?

        ảnh chủ đề

        Nhặt được tài sản bỏ rơi, sau bao lâu thì có quyền sở hữu?

        Quyền sở hữu là một chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự 2015. Trong thực tế có một số trường hợp đối với tài sản vô chủ, đánh rơi theo quy định của điểm d khoản 1 điều 165 Bộ luật dân sự 2015 việc sở hữu tài sản đánh rơi có thể hợp pháp khi phù hợp với quy định pháp luật.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|26625|
        "