Theo quy định, thương nhân nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam để tìm hiểu thị trường cũng hoạt thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Khi thành lập đi vào hoạt động thì văn phòng đại diện của nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ thuế của văn phòng đại diện của nước ngoài:
Căn cứ Điều 18 Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH quy định về nghĩa vụ của văn phòng đại diện như sau:
Thứ nhất, văn phòng đại diện của nước ngoài không được thực hiện hoạt động sinh lời trực tiếp tại Việt Nam.
Thứ hai, văn phòng đại diện của nước ngoài chỉ được phép thực hiện những hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi pháp luật cho phép.
Thứ ba, văn phòng đại diện của nước ngoài không được phép giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài.
Thứ tư, văn phòng đại diện của nước ngoài phải có trách nhiệm nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ năm, có trách nhiệm báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định.
Như vậy, việc kê khai và nộp thuế, phí cũng như các nghĩa vụ tài chính khác là trách nhiệm bắt buộc của văn phòng đại diện của nước ngoài.
2. Các khoản thuế văn phòng đại diện phải thực hiện:
Đối với văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân.
Thứ nhất, lệ phí môn bài:
– Người nộp lệ phí môn bài: cá nhân, tổ chức, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
+ Các đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức theo quy định.
+ Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Do đó, căn cứ quy định trên thì văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài thuộc đối tượng phải nộp thuế môn bài.
Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 65/2020/TT-BTC quy định những trường hợp được miễn lệ phí môn bài bao gồm:
+ Các tổ chức thành lập mới (đã được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
+ Đối tượng hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
Chế độ miễn: miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12).
Luật thương mại quy định văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, thành lập nhằm mục đích để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam. Có thể thấy rằng, văn phòng đại diện vẫn thực hiện hoạt động giao dịch với khách hàng (đây là một công đoạn của hoạt động kinh doanh). Do đó, văn phòng đại diện vẫn phải nộp lệ phí môn bài.
Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân:
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên Văn phòng đại diện.
Tuy nhiên, nếu văn phòng đại diện không ký
Lưu ý: trường hợp văn phòng đại diện không ký hợp đồng lao động, không trả lương cho người lao động mà doanh nghiệp ký hợp đồng lao động và chi trả toàn bộ tiền lương, tiền công của nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện thì văn phòng đại diện không phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân mà doanh nghiệp sẽ phải có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế theo quy định.
Theo đó, doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện và văn phòng đại diện phải chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế, lệ phí đầy đủ.
3. Văn phòng đại diện nước ngoài có phải nộp thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng bao gồm:
Các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng, cụ thể như sau:
– Đối tượng là các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
– Đối tượng là các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo
– Đối tượng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
– Đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập; các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
– Đối tượng là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế.
– Đối tượng là chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Đồng thời, khoản 3 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định những đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng, trong đó bao gồm những cá nhân, tổ chức không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.
Do vậy, theo quy định trên thì văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền, không có chức năng kinh doanh, nên không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Thuế GTGT đầu vào của văn phòng đại diện không phải nộp thuế GTGT có được khấu trừ?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC được bổ sung bởi điểm b khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/BTC quy định việc khấu trừ thuế như sau: Thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nêu trên được khấu trừ toàn bộ (ngoại trừ trường hợp mua dịch vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài và cá nhân không kinh doanh bán tài sản cố định).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH Luật thương mại;
–
– Thông tư số 65/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 302/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của bộ trưởng bộ tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài.
THAM KHẢO THÊM: