Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng. Khởi kiện ra tòa đòi lại tài sản đã cho vay.
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng. Khởi kiện ra tòa đòi lại tài sản đã cho vay.
Tóm tắt câu hỏi:
tôi có vấn đề sau muốn hỏi mong luật sư tư vấn giúp đỡ cho tôi hướng giải quyết. Tôi và vk tôi cưới nhau dc 5 năm. Con chung có 1 con trai sn 2012. nghề nghiêp vk tôi là giáo viên mầm non.. vào khoảng thời gian cuối năm 2014 khi đó tôi đi trung quốc k có ở nhà. trong khi đó vk tôi dạy mầm non lương thấp và có nói chuyện với bme tôi tạo điều kiện cho vk tôi vay tiền để mở của hàng quần áo để tăng thêm thu nhập cho cá nhân.. Và dc bme tôi đồng ý cho vay với số tiền là 190,000,000d ( mot trăm chín mươi triệu đồng) Số tiền đó vk tôi 1 phần dùng để lo công việc cá nhân và mở hàng quần áo.. Khi vay thì do quan hê là bố con lên bme mẹ tôi đã k làm giấy tờ vay mượn.. Khi vk tôi mở cửa hàng quần áo tất cả thu nhập của cửa hàng đều do 1 mình vk tôi quản lí bme và e gái tôi k liên quan gì đến của hàng , và bản thân tôi cũng vậy. Đến bme tôi hay e gái tôi lấy cái quần hay cái áo đều trả tiền cho vk tôi… vì bme tôi muốn để cho vk tôi có thêm thu nhập để chi tiêu cho bản thân vk tôi.. Vk tôi bán hàng cũng k mang tiền về sinh hoạt gia đình. mà số tiền bán hàng và tiền lương của vk tôi bme tôi cho vk tôi chi tiêu cho con tôi và cá nhân vk tôi.. Đến khi tôi về nhà và đi lái xe bản thân tôi cũng k biết gì về vốn liếng hay thu nhập cửa hàng quần áo của vk tôi ntn.. thi thoảng tôi vẫn cho thêm vk tôi tiền vì tôi biết cô ấy đang chữa bệnh. Vk ck tôi vẫn sông bt đến tháng 3 năm 2016. Vk tôi tự nhiên ruông rẫy bỏ gia đình bỏ ck bỏ con tôi về nhà ngoại ở. khi tôi hoi lí do thi cô ấy nói vk ck khó hòa hợp trong cuộc sống lên k muốn sống chung nữa .. muốn li hôn.. tôi và bme tôi có khuyên rất nhiều nhưng cô ấy k nghe. Khi sự việc như vậy thì bme tôi có nói với cô ấy là nếu con k ở nữa thi phải trả số tiền con vay của bme tôi.. vì số tiền vay đấy là mình vk tôi vay dùng vào viêc cá nhân vủa vk tôi và mở của hàng .. chứ k liên quan gì đến tôi và con tôi cả.. Mở của hàng bán dc bnhieu vk tôi tiêu hết mất hết cả gốc k còn tiền để trả bme tôi.. Đến khi vk ck tôi ra tòa .. về vấn đề con chung có 1 con trai tôi sẽ nuôi.. về tài sản chung vk ck tôi k có. về nợ chung vk ck tôi cũng k có.. Về nợ riêng thi như tôi nói vk tôi vay của bme tôi số tiền trên. tôi có đưa ra tòa là nếu vk ck ly hôn thi vk tôi phải hoàn trả số tienf trên cho bme tôi.. Tôi nói với cô ấy thì cô ấy nói việc đó tế nhị muốn giải quyết tình cảm k muốn đưa ra tòa. vì vk tôi là người công chức. Cô hứa với tôi là khi tòa xử xong xuôi cô ấy sẽ trẻ bme tôi dần dần.. Nhung thực tế tôi nghĩ nêu sử xong cô ta sẽ k trả và kệ gia đình tôi.. Tôi có đưa ra trc tòa nhưng cô ta k thừa nhận cô ta vay.. Cô ấy đổi sang là bme tôi mở của hàng cho tôi cô ấy chỉ biết bán hộ.. Lúc Vk tôi mở của hàng tôi k có nhà. đến khi tôi về thi tôi có máy lần đưa vk tôi đi nhập quần áo. nhưng tiền long số luong ntn vk tôi quan lí. tôi k biêt gì cả… Vk tôi Bán quần áo ở khu vực làng tôi. Bán cho rất nhiều người Và có sổ sách giấy tờ mua bán quần áo do vk tôi ghi rõ ràng… hiện tai cửa hàng k bán nữa nhung vẫn còn quần áo giầy dép . Hhieen nay toi vẫn giữ ở cửa hàng. Vậy tôi muốn hỏi tổ tư vấn . Như trg hợp của bme tôi đưa ra tòa kiện có hợp pháp hay k? Nếu muốn kiện vk tôi thi nvay có đủ cở sở pháp lí k ạ.. Mong tổ tư vấn cho tôi 1 câu trả lơi thick đáng ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009
Luật hôn nhân gia đình năm 2014
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ khoản 1, Điều 124 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. Vì vậy viêc vay tiền bằng lời nói vẫn được coi là giao dịch dân sự. Tuy nhiên, trường hợp của anh, nếu muốn khởi kiện đòi lại tài sản thì trước hết anh phải có những căn cứ chứng minh là vợ anh đã vay tiền của bố, mẹ anh. Khi không có giấy tờ vay nợ chứng minh và chỉ với những chứng cứ như anh nói về việc vợ anh mở cửa hàng cũng không thể đủ căn cứ chứng minh vợ anh đã vay của bố mẹ anh 190 triệu đồng.
Nếu anh có những chứng cứ thuyết phục hơn ví dụ như ghi âm, hình ảnh, tin nhắn… có nội dung chứng minh việc vợ anh đã vay tiền bố, mẹ anh thì mới có căn cứ để khởi kiện đòi tài sản. Trước hết, sau khi có được chứng cứ thì anh nên thương lượng để vợ anh trả tiền cho bố, mẹ anh. Nếu vợ anh vẫn có hành vi trốn tránh trách nhiệm không trả nợ thì anh có thể tố cáo ra cơ quan công an về hành vi lợi dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 2, Điều 140, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 và theo đó vợ anh có thể bị xử phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Nếu anh có đủ chứng cứ chứng minh việc vợ anh vay tiền bố mẹ anh mà cô ấy chưa đủ năng trả nợ nhưng cũng không có hành vi trốn tránh nghĩa vụ thì anh có thể làm đơn khởi kiện đòi tài sản ra cơ quan tòa án cấp quận, huyện để giải quyết.
Tuy nhiên, Căn cứ quy định tại Điều 37, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:
“ Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân qua tổng đài: 1900.6568
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”
Vì tài sản vợ anh vay trong thời kì hôn nhân và có mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, chăm lo cho con, sinh hoạt hằng ngày nên anh cũng có nghĩa vụ liên đới trong việc trả nợ Khoản 2, Điều 27, Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Vì vậy, theo nguyên tắc thì anh phải trả một nửa số tiền cho bố mẹ anh và vợ anh chỉ phải trả nửa số tiền còn lại tương ứng với 95 triệu đồng.