Mức phạt tiền thuế chậm nộp? Thời gian tính tiền chậm nộp thuế? Cách tính tiền nộp chậm? Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế?
Nộp thuế đúng thời hạn là nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Các nghĩa vụ không được thực hiện đúng thời gian, nộp sau thời gian yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ đối với thuế chậm nộp. Đây là mức phạt được quy định trong hoạt động quản lý nhà nước. Trong quy định liên quan nêu ra cách tính, cách hạch toán. Qua đó các chủ thể có quyền, nghĩa vụ liên quan có thể xác định giá trị nghĩa vụ cần thực hiện của mình.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Mục lục bài viết
1. Mức phạt tiền thuế chậm nộp:
Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:
“Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.”
Trong đó, xác định số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định. Qua đó xác định trách nhiệm phải đảm bảo thực hiệp nộp thuế đúng thời hạn. Khoảng thời gian chậm nộp được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Để từ đó có thể tính toán được các giá trị nghĩa vụ tương ứng.
Phân biệt tiền chậm nộp tiền thuế với tiền phạt chậm nộp thuế
– Tiền chậm nộp tiền thuế:
Được xác định trong trường hợp người nộp thuế chưa thực hiện hết các nghĩa vụ thuế khi quá hạn. Do đó, khoảng thời gian quá hạn được tính vào tiền chậm nộp.
+ Trường hợp áp dụng: Xác định khi người nộp thuế chậm nộp tiền thuế.
+ Mức nộp: 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
+ Căn cứ pháp lý: Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019.
– Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế:
Được xác định đối với các vi phạm hành chính về thuế bị xử phạt. Được thực hiện đối với hoạt động, nghĩa vụ tương ứng của cả cá nhân và tổ chức.
+ Trường hợp áp dụng: Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế. Khi các thời hạn đóng phạt vi phạm đã kết thúc nhưng người có nghĩa vụ chưa thực hiện hết. Do đó, kéo dài thời gian thực hiện được xác định vào tiền chậm nộp.
+ Mức nộp: 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
+ Căn cứ pháp lý: Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
2. Thời gian tính tiền chậm nộp thuế:
Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước. Tức là xác định từ thời điểm kết thúc thời gian cho phép nộp thuế nhưng không thực hiện được các nghĩa vụ. Ngày phát sinh đối với tiền chậm nộp được tính là ngày đầu tiên, cho đến ngày thực hiện được các nghĩa vụ thuế.
Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Đây là khoản tiền được xác định trên phần thuế còn chưa thanh toán, tính trên phần trăm thuế chậm nộp theo quy định pháp luật. Qua đó đảm bảo giá trị thực tế phải đóng cho khoảng thời gian chậm nộp là cao hơn nếu đóng đúng hạn.
Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Quản lý thuế 2019.
Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp. Các thông báo chính thức được thực hiện để người nộp thuế xác định được nghĩa vụ cụ thể của họ. Qua đó cũng đảm bảo nộp các nghĩa vụ thuế còn lại sớm nhất để tránh ảnh hưởng đến các quyền lợi khác.
3. Cách tính tiền nộp chậm:
Tiền chậm nộp thuế được tính theo công thức sau:
– Mức tính tiền chậm nộp:
Theo Khoản 2, Điều 59 Luật quản lý thuế, mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp như sau:
+ Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế = Số tiền thuế nộp chậm x Mức tính tiền chậm nộp x Số ngày chậm nộp thuế
Tuy nhiên theo khoản 3 điều 3
“1. Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
2. Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau:[….]”
Nội dung quy định cho ta hiểu được:
Trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại
– Nếu số ngày chậm nộp < 90 ngày:
Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.05% X Số ngày chậm nộp
– Nếu số ngày chậm nộp > 90 ngày:
Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.07% X (Tổng số ngày chậm nộp – 90)
– Từ ngày 01/01/2015 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13, (0,05%/ngày.)
Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.05% X Số ngày chậm nộp
Các quy định cho thấy thời gian chậm nộp càng lâu giá trị thực tế phải thanh toán sẽ lớn hơn giá trị thuế ban đầu. Cho nên các chủ thể cần thực hiện các nghĩa vụ nhanh chóng trong thời gian yêu cầu.
Có thể tìm hiểu ví dụ dưới đây để hiểu hơn các nội dung quy định:
Công ty X nợ 150 triệu đồng tiền thuế GTGT thuộc tờ khai thuế GTGT tháng 8/2014 (tờ khai đã nộp đúng hạn cho cơ quan thuế), thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 22/9/2014 (do ngày 20/9/2014 và ngày 21/9/2014 là ngày nghỉ). Ngày 20/8/2016, người nộp thuế nộp số tiền thuế này vào ngân sách nhà nước, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 23/9/2014 đến ngày 20/8/2016, số tiền chậm nộp phải nộp là 51,12 triệu đồng. Cụ thể:
– Trước ngày 01/01/2015 tiền chậm nộp được tính như sau:
+ Từ ngày 23/9/2014 đến ngày 21/12/2014, số ngày chậm nộp là 90 ngày. Áp dụng quy định về khoảng thời gian cũng như thời điểm theo quy định pháp luật hiện hành:
=> Số tiền phạt chậm nộp = 150 triệu đồng x 0,05% x 90 ngày = 6,75 (triệu đồng).
+ Từ ngày 22/12/2014 đến ngày 31/12/2014, số ngày chậm nộp là 10 ngày. Đây là khoảng thời gian lớn hơn 90 ngày, đồng thời tính trên tiền thuế chậm nộp của năm 2014. Do đó:
=> Số tiền phạt chậm nộp = 150 triệu đồng x 0,07% x 10 ngày = 1,05 (triệu đồng).
– Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2016, số ngày chậm nộp là 547 ngày:
=> Số tiền phạt chậm nộp: 150 triệu đồng x 0,05% x 547 ngày = 41,025 (triệu đồng).
– Từ ngày 01/7/2016 đến ngày 20/8/2016, số ngày chậm nộp là 51 ngày:
=> Số tiền phạt chậm nộp = 150 triệu đồng x 0,03% x 51 ngày = 2,295 (triệu đồng).
Tính theo từng giai đoạn, việc tính toán để truy thu thuế được xác định. Qua đó đảm bảo ý nghĩa quản lý của nhà nước cũng như sự hợp lý trong nghĩa vụ phải thực hiện của công dân. Áp dụng trên các quy định pháp luật để xác định số tiền phạt chậm nộp cụ thể. Được chia nhỏ thành các giai đoạn khác nhau và được tổng hợp xác định tổng giá trị tiền thuế chậm nộp trong hoạt động doanh nghiệp.
4. Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế:
Tiền chậm nộp thuế được hạch toán vào tài khoản 811 – chi phí khác do đây cũng là một khoản chi của doanh nghiệp. Các quy định được thống nhất trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Để qua đó có thể thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định, thủ tục nhà nước ban hành.
Theo Điều 4
Do đó tiền chậm nộp thuế sẽ không được coi là chi phí được trừ hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp. Kế toán cần loại bỏ chi phí này để tính số thuế TNDN phải nộp chính xác. Phản ánh đúng các giá trị trong nghĩa vụ thực tế trên cơ sở của các
Ngoài tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp BHXH cũng được hạch toán vào tài khoản chi phí khác. Các chi phí này được thực hiện trong nhu cầu bắt buộc, không sử dụng với ý nghĩa thu nhập trong doanh nghiệp. Cũng như không tham gia vào tìm kiếm các lợi ích đầu tư, kinh doanh. Đương nhiên sẽ không được coi là chi phí tính thuế TNDN.
Dưới đây là cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế:
– Phản ánh số tiền phạt nộp chậm, ghi:
+ Nợ TK 811 – Chi phí khác.
+ Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
– Khi nộp tiền vào Ngân sách nhà nước, ghi:
+ Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
+ Có TK 111, 112.
– Lưu ý: Khoản tiền phạt chậm nộp cuối kỳ kết chuyển:
+ Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
+ Có TK 811 – Chi phí khác
Trong đó, các quy định pháp luật xác định cách hạch toán, phương thức và tài khoản hạch toán. Kế toán doanh nghiệp cần thực hiện nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ trong hoạt động doanh nghiệp.