Bảo hiểm trách nhiệm nghề môi giới hiện nay vẫn đang còn là khái niệm khá xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên đây là vấn đề cần phải dành nhiều thời gian quan tâm nếu chúng ta là doanh nghiệp và các đơn vị trung gian môi giới. Vậy môi giới bảo hiểm có cần phải mua bảo hiểm nghề nghiệp hay không?
Mục lục bài viết
1. Môi giới bảo hiểm có phải mua bảo hiểm nghề nghiệp không?
Pháp luật có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 137 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ cần phải thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các quyền cơ bản sau đây:
+ Có quyền hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc, có quyền hưởng hoa hồng môi giới tái bảo hiểm căn cứ theo quy định của bộ trưởng Bộ tài chính;
+ Có quyền thu lợi nhuận từ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
+ Thu từ quá trình thực hiện các công việc liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;
+ Một số quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải thực hiện một số nghĩa vụ cơ bản sau đây:
+ Bảo mật thông tin do khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm, các doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đặt tại lãnh thổ của Việt Nam cung cấp, ngoại trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của khách hàng, sự đồng ý của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, các chi nhánh nước ngoài đặc trên lãnh thổ của Việt Nam;
+ Tiến hành các hoạt động bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với các thiệt hại thực tế xảy ra trên thực tế trong hoạt động môi giới bảo hiểm;
+ Công khai thông tin cho khách hàng đối với các nội dung theo quy định của bộ trưởng Bộ tài chính;
+ Tiến hành hoạt động hoạt toán phù hợp với quy định của pháp luật, theo dõi cách biệt đối với các khoản thu hộ, chi hộ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và các chi nhánh nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam;
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sao cho phù hợp với hoạt động môi giới bảo hiểm;
+ Một số nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ không được phép thực hiện các hành vi sau đây:
+ Thực hiện các hành vi ngăn cản bên mua bảo hiểm, ngăn cản người được bảo hiểm thực hiện các thủ tục cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, thực hiện các hành vi xúi giục bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm không tiến hành nghĩa vụ kê khai đầy đủ chi tiết đối với các thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
+ Khuyến mại dưới các hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giục khách hàng tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng bảo hiểm;
+ Có hành vi xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm dưới bất kỳ hình thức nào khi hợp đồng đó đang có hiệu lực để mua hợp đồng bảo hiểm mới;
+ Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm khác, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với các điều kiện, ký kết đối với các điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, hoa hồng môi giới cao hơn;
+ Cung cấp cho khách hàng các thông tin sai lệch, thông tin không đúng sự thật, không phù hợp với nội dung điều kiện, điều khoản bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm phải của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Như vậy có thể nói, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt buộc phải thực hiện thủ tục mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sao cho phù hợp với hoạt động môi giới bảo hiểm của mình. Như vậy, mua bảo hiểm nghề nghiệp là một trong những nghĩa vụ mà pháp luật kinh doanh bảo hiểm đặt ra đối với hoạt động môi giới bảo hiểm.
2. Mức xử phạt hành vi môi giới bảo hiểm không mua bảo hiểm nghề nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về hoạt động môi giới bảo hiểm. Theo đó, hoạt động môi giới bảo hiểm được xem là hoạt động cung cấp các thông tin, tiến hành thủ tục tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, phí bảo hiểm trên thực tế cần phải thực hiện, doanh nghiệp bảo hiểm và các doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm được đặt trên lãnh thổ của Việt Nam, thực hiện các hoạt động đàm phán liên quan đến quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm trên thực tế. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bảo hiểm cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật. Một trong những nghĩa vụ mà pháp luật quy định đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bảo hiểm đó là phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sao cho phù hợp với hoạt động môi giới bảo hiểm của mình. Theo đó, hành vi không mua bảo hiểm nghề nghiệp trong quá trình hành nghề môi giới bảo hiểm là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của
Vì vậy, hành vi môi giới bảo hiểm, không mua bảo hiểm nghề nghiệp có thể sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi môi giới bảo hiểm không mua bảo hiểm nghề nghiệp:
Theo Điều 33 của
– Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan có thẩm quyền đó là Cục quản lý giám sát bảo hiểm thuộc Bộ tài chính có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Cục quản lý giám sát bảo hiểm Bộ tài chính có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng, ra quyết định đình chỉ hoạt động một phần nội dung và phạm vi trong giấy phép thành lập và hoạt động có thời hạn, tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Cục trưởng Cục quản lý giám sát bảo hiểm có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000.000 đồng, ra quyết định đình chỉ hoạt động một phần nội dung và phạm vi trong giấy phép thành lập và hoạt động có thời hạn, tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, thẩm quyền đối với mức phạt nêu trên là áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần cá nhân. Theo đó, hành vi môi giới bảo hiểm không mua bảo hiểm doanh nghiệp có thể bị phạt với mức cao nhất lên đến 30.000.000 đồng. Vì vậy thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này thuộc về trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Cục quản lý giám sát bảo hiểm Bộ tài chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
– Nghị định 98/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số;
– Nghị định 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Nghị định 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.