Thừa kế là một trong những chế định đặc trưng nhất được quy định trong Bộ luật dân sự. Khi tìm hiểu về thừa kế, sẽ có nhiều nội dung được đặt ra như thừa kế là gì? Thời điểm mở thừa kế? địa điểm mở thừa kế? ai là người có quyền hưởng thừa kế?...
Mục lục bài viết
1. Mở thừa kế là gì?
1.1. Khái quát về thừa kế và người thừa kế:
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loại người. Ở thời kỳ này, việc thừa kế nhằm di chuyển tài sản của người chết cho người còn sống được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ tộc, thị tộc quyết định.
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật của các quốc gia ghi nhận. Quyền thừa kế có quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu, hình thức sở hữu quyết định việc thừa kế trong xã hội, vì vậy quyền thừa kế mang bản chất giai cấp sâu sắc. Thừa kế là sự kế quyền tổng hợp của những người sống đối với quyền và nghĩa vụ của người đã khuất. Việc kế quyền toàn bộ hay một bộ phận quyền, nghĩa vụ do người chết để lại còn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật và ý chí của người để lại di sản, người hưởng di sản.
Người thừa kế theo Bộ luật dân sự là người được thừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại đi sản. Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoặc Nhà nước. Những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
– Người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế; người đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế; và sinh ra mà còn sống cũng là người thừa kế. Người thừa kế là pháp nhân, tổ chức thì phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
+ Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp này pháp luật khuyến khích người thừa kế thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của người chết để lại kể cả những trường hợp không còn di sản để lại.
+ Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết dể lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.
+ Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản đo người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Trong trường hợp nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cùng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
+ Người thừa kế có quyền nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Ngoài ra, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
.Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
“a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”
1.2. Khái niệm mở thừa kế:
Mở thừa kế được hiểu theo nghĩa thông thường là việc bắt đầu hình thành trên thực tế quan hệ thừa kế.
2. Thời điểm mở thừa kế:
– Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế.
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 611
+ Trong trường hợp tòa án tuyên bố một người là đã chết thì tùy từng trường hợp, tòa án xác định ngày chết của người đó, nếu không xác định được ngày thì ngày mà quyết định của tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết. Chẳng hạn: Trong một vụ tai nạn máy bay hay do thiên tai,.. thân nhân của người bị tai nạn yêu cầu tòa án tuyên bố người đó là đã chết, qua điều tra xác minh, nếu biết chính xác được ngày xảy ra tai nạn thì tòa án có thể tuyên bố ngày chết của người bị tai nạn là ngày xảy ra tai nạn.
-Ý nghĩa: Việc xác định thời điểm mở thừa kế rất quan trọng. Kể từ thời điểm đó, xác định được chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế gồm những gì và đến khi chia di sản còn bao nhiêu. Đồng thời, thời điểm mở thừa kế là căn cứ xác định những người thừa kế của người đã chết, vì người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
3. Địa điểm mở thừa kế:
– Khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”
– Ý nghĩa: Việc quy định địa điểm mở thừa kế là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ ở nơi đó thường phải tiến hành những công việc như kiểm kê ngay tài sản của người đã chết (trong trường hợp cần thiết); xác định những ai là người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật; người từ chối nhận di sản,.. ngoài ra, nếu có người trong diện thừa kế từ chối nhận di sản thì phải thông báo cho cơ quan công chứng nhà nước hoặc ủy bản nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. Hơn nữa, trong trường hợp có tranh chấp thì tòa án nhân dân nơi mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết.
4. Thủ tục mở thừa kế:
Mở thừa kế theo di chúc.
Cơ quan có thẩm quyền mở thừa kế bao gồm: Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi có di sản là bất động sản và Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn nơi người để lại di sản cư trú cuối cùng.
Những giấy tờ người thừa kế cần chuẩn bị để yêu cầu mở thừa kế: Giấy chứng tử của người để lại di sản; giấy tờ tùy thân của những người thừa kế như căn cước công dân, giấy khai sinh,…Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà , trong trường hợp di sản là động sản,…
Mở thừa kế trong trường hợp không có di chúc.
Những người thừa kế thỏa thuận phân chia tài sản và thực hiện công chứng tại văn phòng công chứng nơi người để lại di sản chết hoặc nơi có bất động sản. Theo điều 57
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”
Khi tiến hành công chứng, người thừa kế phải mang theo các giấy tờ như giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy khai sinh của người thừa kế, căn cước công dân,…
Trường hợp có tranh chấp về thừa kế thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể khởi kiện đến Tòa án đề yêu cầu phân chia di sản theo thủ tục tố tụng dân sự.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật dân sự năm 2015.