Phòng khám hiện nay đang là một trong những loại hình kinh doanh vô cùng phổ biến, đây là tên gọi của cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho con người, góp phần xây dựng sức khỏe cộng đồng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì mở phòng khám có được mở thêm quầy thuốc bên cạnh hay không?
Mục lục bài viết
1. Mở phòng khám có được mở quầy thuốc bên cạnh không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, cụ thể là căn cứ theo quy định tại Luật khám chữa bệnh năm 2023, Văn bản hợp nhất Luật dược năm 2018 và các văn bản quy phạm pháp luật khác hướng dẫn thi hành, đều không có quy định về việc người đã tốt nghiệp bác sĩ đa khoa không được phép học chuyên ngành dược. Vì vậy, nếu một người đã tốt nghiệp bác sĩ đa khoa và đáp ứng đầy đủ điều kiện cần thiết để có thể thực hiện thủ tục tiến hành mở phòng khám theo quy định của pháp luật, đồng thời người này muốn học tiếp chuyên ngành dược thì hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục đăng ký vào học tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong lĩnh vực dược.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật hiện nay, pháp luật cũng không có quy định hạn chế việc người mở phòng khám không được phép đúng tên và mở quầy thuốc, vì vậy cho nên việc một người đã mở phòng khám cũng có thể tiếp tục được mở quầy thuốc bên cạnh để thuận lợi cho quá trình kinh doanh buôn bán và hoạt động của mình. Tuy nhiên, để có thể được phép hoạt động, cần phải tuân thủ theo những điều kiện bắt buộc của pháp luật.
Hay nói cách khác, mở phòng khám vẫn hoàn toàn có thể mở thêm quầy thuốc bên cạnh để phục vụ cho quá trình khám sức khỏe cho người dân một cách thuận lợi.
2. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh chữa bệnh là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Luật khám chữa bệnh năm 2023 có quy định về điều kiện hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh, theo đó, cơ sở khám chữa bệnh cần phải đáp ứng được những điều kiện hoạt động như sau:
-
Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 Luật khám chữa bệnh năm 2023 trong quá trình hoạt động.
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật khám chữa bệnh năm 2023 có quy định về tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, tiêu chuẩn chất lượng là tổng hợp tất cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu về vấn đề quản lý năng lực chuyên môn kĩ thuật dùng làm cơ sở để đánh giá an toàn chất lượng của dịch vụ kĩ thuật hoặc đánh giá chất lượng của từng chuyên khoa hoặc đánh giá chất lượng của toàn bộ cơ sở khám chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động, trong đó bao gồm tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với hoạt động khám chữa bệnh do Bộ y tế ban hành.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Luật khám chữa bệnh năm 2023 có quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, để được cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh thì cần phải đáp ứng được những điều kiện chung. Cụ thể, đối với trường hợp cấp mới giấy phép hoạt động thì sẽ được áp dụng trong những trường hợp cơ bản sau đây:
-
Cơ sở khám chữa bệnh lần đầu tiến hành thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
-
Cơ sở khám chữa bệnh bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động;
-
Cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động trước đó tuy nhiên cơ sở khám chữa bệnh có sự thay đổi hình thức tổ chức hoặc có sự thay đổi địa điểm;
-
Cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động tuy nhiên cơ sở khám chữa bệnh thực hiện thủ tục sáp nhập, chia tách, hợp nhất;
-
Các trường hợp khác theo quy định cụ thể của Chính phủ.
Đồng thời, điều kiện cấp mới giấy phép hoạt động sẽ bao gồm các điều kiện cơ bản như sau:
-
Cơ sở khám chữa bệnh được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
-
Cơ sở khám chữa bệnh có cơ cấu tổ chức phù hợp với hình thức tổ chức hoạt động trên thực tế;
-
Cơ sở khám chữa bệnh có địa điểm hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Có cơ sở vật chất phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, quy mô của cơ sở khám chữa bệnh, trong đó cần phải đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ thông tin cần phải đảm bảo khả năng kết nối với Hệ thống thông tin trong lĩnh vực quản lý hoạt động khám chữa bệnh căn cứ theo quy định tại Điều 112 của Luật khám chữa bệnh năm 2023;
-
Cơ sở khám chữa bệnh cần phải có đầy đủ trang thiết bị y tế và phương tiện phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, phù hợp với quy mô của từng cơ sở khám chữa bệnh;
-
Có người đáp ứng đầy đủ điều kiện hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, phù hợp với quy mô của cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời cơ sở khám chữa bệnh đó trong quá trình hoạt động cần phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn nhất định, mỗi cơ sở khám chữa bệnh chỉ được phép có một người chịu trách nhiệm chuyên môn trực tiếp.
3. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Văn bản hợp nhất Luật dược năm 2018 có quy định về điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn trong lĩnh vực dược với cơ sở bán lẻ thuốc. Theo đó, bao gồm các điều kiện như sau:
-
Người chịu trách nhiệm chuyên môn trong lĩnh vực dược của các nhà thuốc bắt buộc phải có văn bằng chứng chỉ, tức là cá nhân phải có văn bằng chuyên môn căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Văn bản hợp nhất Luật dược năm 2018, đồng thời cá nhân đó cần phải có khoảng thời gian hai năm thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn trong lĩnh vực dược của các nhà thuốc có thể đồng thời giữ chức vụ là người công tác dược lâm sàng tại các nhà thuốc đó;
-
Người chịu trách nhiệm chuyên môn trong lĩnh vực dược của các quầy thuốc cần phải có một trong những loại văn bằng chuyên môn căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Văn bản hợp nhất Luật dược năm 2018, đồng thời cá nhân này phải có khoảng thời gian 18 tháng liên tục thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp trên thực tế;
-
Người chịu trách nhiệm chuyên môn trong lĩnh vực dược của tủ thuốc tại các trạm y tế cấp xã, phường bắt buộc phải có một trong các văn bằng chuyên môn được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 13 của Văn bản hợp nhất Luật dược năm 2018, đồng thời đây là những cá nhân có khoảng thời gian 01 năm thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp hoặc thực hành chuyên môn tại các cơ sở khám chữa bệnh, trong trường hợp chậm y tế cấp xã hoạt động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trạm y tế tại các vùng miền núi, vùng hải đảo, vùng được xác định là nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định cụ thể của Chính phủ tuy nhiên chưa có người đáp ứng một trong các văn bằng chuyên môn căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Văn bản hợp nhất Luật dược năm 2018 thì bắt buộc phải có văn bằng chuyên môn được quy định tại điểm b/điểm h khoản 1 Điều 13 của Văn bản hợp nhất luật dược năm 2018 (tức là bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành y đa khoa, hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y dược) và đồng thời phải có khoảng thời gian 01 năm thực hành chuyên môn tại các cơ sở khám chữa bệnh;
-
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của các cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, bán lẻ thuốc, bán lẻ thuốc cổ truyền thì cần phải có một trong các văn bằng chứng chỉ chuyên môn bao gồm: Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược, bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành y học cổ truyền, bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược cổ truyền, bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược, bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền, giấy chứng nhận về luôn y, giấy chứng nhận về luôn dược, chứng chỉ và chứng nhận khác trong lĩnh vực y dược cổ truyền được cấp trước giai đoạn ngày Luật dược có hiệu lực pháp luật, đồng thời cần phải có khoảng thời gian 01 năm thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược hoặc thực hành chuyên môn tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Dược;
– Luật khám bệnh chữa bệnh 2023.
THAM KHẢO THÊM: