Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Đại từ là gì? Đại từ nhân xưng là gì? Đại từ Tiếng Việt lớp 5?

  • 08/12/2022
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    08/12/2022
    Giáo dục
    0

    Đại từ là gì? Ví dụ về đại từ? Đại từ trong tiếng Việt lớp 5? Đại từ nhân xưng là gì? Một số bài tập về đại từ?

      Ngôn từ Việt Nam chúng ta rất phong phú và đa dạng, trong từng trường hợp, hoàn cảnh cách xưng hô sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Chính vì thế, chúng ta phải nắm chắc các đại từ, đại từ nhân xưng để sử dụng cả giao tiếp và văn học một cách hợp lý nhất.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Đại từ là gì?
      • 2 2. Đại từ trong tiếng Việt lớp 5:
        • 2.1 2.1. Phân loại đại từ:
        • 2.2 2.2. Phân loại đại từ trỏ và đại từ để hỏi:
        • 2.3 2.3. Vai trò của đại từ trong câu:
      • 3 3. Đại từ nhân xưng là gì?
      • 4 4. Một số bài tập về đại từ:

      1. Đại từ là gì?

      Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,..được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

      Ví dụ:

      – “Trong nhà tôi có hai chị em. Tôi học lớp 7, còn em tôi học lớp 5. Nó không chỉ xinh gái mà còn học giỏi nữa”.

      => “Nó”  là từ chỉ nhân vật em gái.

      – “Cứ mỗi 2 giờ chiều, cô Ngọc lại dắt con trâu của nhà cô ra đồng để cày ruộng. Nó rất to và khỏe nên cả buổi chiều có thể cày được gần hết thửa ruộng”.

      => “Nó” là từ chỉ con trâu của nhà cô Ngọc.

      Ngoài ra, đại từ còn có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ,…

      Ví dụ:

      – “Con mèo tam thể gắn bó với anh cũng được 5 năm rồi, anh rất yêu nó”.

      Xem thêm: Phó từ là gì? Các loại phó từ? Ý nghĩa và cách phân biệt?

      => “Nó” sử dụng trong câu dùng để chỉ con vật, bổ ngữ cho động từ “yêu” đứng trước.

      – “Đá bóng là hoạt động thể thao rất bổ ích. Nó giúp cho đôi chân của ta luôn chắc khỏe”.

      => “Nó” là từ để chỉ hành động, đóng vai trò chủ ngữ trong câu.

      2. Đại từ trong tiếng Việt lớp 5:

      Đại từ trong tiếng Việt là những từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, trong câu nhằm tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

      Chức năng của đại từ trong tiếng việt  Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

      2.1. Phân loại đại từ:

      Đại từ trong tiếng Việt được chia làm 3 loại:

      – Đại từ nhân xưng: Đại từ nhân xưng được dùng thay thế danh từ, chỉ mình hoặc người khác khi giao tiếp. Ví dụ: Tôi có một cái váy rất đẹp. “Tôi” là đại từ nhân xưng.

      – Đại từ dùng để hỏi: Các từ để hỏi như Ai? Bao nhiêu? Nào?.

      Xem thêm: Sự vật là gì? Các danh từ chỉ sự vật? Ví dụ về từ chỉ sự vật?

      – Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng: Vậy, thế,..

      Ngoài các đại từ xưng hô phổ biến, tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ làm đại từ, nói cách khác là đại từ chỉ ngôi lâm thời, gồm có: đại từ chỉ quan hệ gia đình, đại từ chỉ chức vụ nghề nghiệp.

      – Đại từ chỉ quan hệ gia đình: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cháu,..Khi sử dụng các danh – đại từ này cần dựa vào vị thế của các vai giao tiếp. Người đóng vai giao tiếp có quan hệ như thế nào thì sử dụng danh từ chỉ ngôi như vậy.

      Ví dụ: Người giao tiếp là ông và cháu (ông – cháu theo quan hệ gia đình hoặc ông – cháu theo nghĩa mở rộng) thì cần sử dụng đại từ “bà” và “cháu”.  Như vậy, các danh – đại từ chỉ ngôi có thể được dùng trong gia đình hoặc dùng để xưng hô trong xã hội.

      – Đại từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp đặc biệt: Bộ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng, bác sĩ, y tá, luật sư, giáo viên,..

      Cách xác định khi dùng đại từ: Để biết khi nào một danh – đại từ chỉ quan hệ gia đình, chỉ chức vụ nghề nghiệp, được dùng như danh từ chỉ đơn vị hoặc khi nào được dùng để xưng hô, thì cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng.

      Ví dụ:

      – Ông em năm nay ngoài 70 tuổi (“Ông” – chỉ quan hệ gia đình).

      Xem thêm: Từ đồng âm là gì? Phân loại, ví dụ từ đồng âm trong tiếng Việt?

      – Ông Tám là một người rất tốt bụng (“Ông” – danh từ chỉ đơn vị).

      – Cháu chào ông ạ (“Ông” – danh từ dùng để xưng hô).

      2.2. Phân loại đại từ trỏ và đại từ để hỏi:

      Theo sách Ngữ Văn lớp 7, đại từ chia làm 2 loại là đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.

      – Đại từ để trỏ:

      + Dùng để trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô): tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng mày, họ,…

      Ví dụ: “Chúng tôi đang chơi nhảy dây rất vui vẻ”. “Chúng tôi” là đại từ chỉ người.

      + Dùng để trỏ số lượng: Bấy, bấy nhiêu,..

      Ví dụ: “Có bao nhiêu cái kẹo trong hộp giấy?”. “Bấy nhiêu” là đại từ chỉ số lượng cái kẹo trong hộp giấy.

      Xem thêm: Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Phân loại và ví dụ vụ thể?

      Tùy trong trường hợp, ngữ cảnh các cụm từ dùng để hỏi có thể đóng vai trò là đại từ dùng để trỏ chung.

      + Dùng để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: Vậy, thế,…

      Ví dụ: “Vậy anh nhớ mua kẹo cho em nhé”. “Vậy” là đại từ chỉ tính chất.

      – Đại từ để hỏi:

      + Dùng để hỏi về người, sự vật: Ai, gì,..

      Ví dụ: “Ai là người làm đổ nước ra bàn?”. “Ai” là đại từ dùng để hỏi về người.

      + Dùng để hỏi về số lượng: Bao nhiêu, mấy,..

      Ví dụ: “Em có bao nhiêu cái kẹo?”. “Bao nhiêu” là đại từ dùng để hỏi về số lượng cái bút.

      Xem thêm: Từ đồng nghĩa là gì? Cách phân loại và ví dụ từ đồng nghĩa?

      + Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào,..

      Ví dụ: “Mọi chuyện diễn ra như thế nào?”. “Như thế nào” là đại từ dùng để hỏi về sự việc.

      2.3. Vai trò của đại từ trong câu:

      – Là thành phần chính trong câu.

      – Có chức năng trỏ.

      – Nhằm mục đích thay thế các thành phần khác.

      – Đóng vai trò là chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ cho một tính từ, động từ hay danh từ nào đó.

      3. Đại từ nhân xưng là gì?

      Đại từ nhân xưng là những từ dùng để xưng hô, chỉ ngôi, đại diện hay thay thế cho danh từ, dùng để thay thế cho người nói như: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng ta, mày, chúng mày,…hoặc để chỉ người và vật được nói đến như: nó, họ, hắn, y, thị,…

      Đại từ nhân xưng được thể hiện ở 3 ngôi:

      Xem thêm: Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cách nhận biết và lấy ví dụ?

      – Ngôi thứ nhất: Chúng ta, chúng tôi, tớ, ta, tao,…(người nói hoặc người viết xưng hô về bản thân).

      Ví dụ: “Chúng tôi đang cùng nhau làm bài tập”. “Chúng tôi” là đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ nhất, người nói xưng hô về bản thân.

      – Ngôi thứ hai: Cậu, các cậu, mày, chúng mày,..(người nói hoặc người viết nói về người đối diện trong giao tiếp).

      Ví dụ: “Cậu đang làm gì thế?”. “Cậu” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, chỉ người đối diện người nói.

      – Ngôi thứ ba: Nó, chúng nó, hắn, bọn nó,…(người nói hoặc người viết dùng để nói người khác không trực tiếp tham gia vào cuộc đối thoại).

      Ví dụ: “Chúng nó đang chơi nhảy dây ở ngoài kia”. “Chúng nó” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, chỉ người không tham gia vào cuộc đối thoại.

      * Những lưu ý trong đại từ nhân xưng:

      – Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế danh từ. Vì thế, chúng có thể có chức vụ trong câu như danh từ.

      Xem thêm: Từ trái nghĩa là gì? Các loại từ trái nghĩa? Ví dụ từ trái nghĩa?

      – Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế động từ, tính từ. Vì thế, chúng có thể có chức vụ trong câu như động từ, tính từ.

      –  Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ làm từ xưng hô (gọi là danh từ chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các danh từ: Chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc và chỉ một số chức vụ – nghề nghiệp đặc biệt.

      4. Một số bài tập về đại từ:

      Bài tập 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :

      1. Tôi đang chơi nhảy dây ở ngoài sân.
      2. Người được cô giáo khen thưởng là tôi.
      3. Trong lớp bạn bè rất yêu quý tôi.
      4. Bố mẹ tôi đều là nông dân.
      5. Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

      Đáp án:

      1. Chủ ngữ.
      2. Vị ngữ.
      3. Bổ ngữ.
      4. Định ngữ.
      5. Trạng ngữ.

      Bài tập 2: Điền đại từ thích hợp và chỗ trống sau:

      Con chó nhà bác Năm rất hung dữ,……thường hay sủa khi tôi mỗi lần đi qua, thậm chí còn đuổi và muốn cắn tôi.

      1. Hắn ta.
      2. Anh ta.
      3. Nó.
      4. Bác ta.

      Đáp án: C: Nó.

      Bài tập 3: Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau:

      Xem thêm: Từ phức là gì? Cách tạo từ phức? Phân biệt với từ ghép?

      “Cái cò, cái vạc, cái nông,

      Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

      – Không không, tôi đứng trên bờ,

      Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

      Chẳng tin, ông đến mà coi,

      Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.”

      Đáp án:

       Những đại từ được dùng trong bài ca dao (những từ được in đậm).

      Xem thêm: Thành ngữ là gì? Tác dụng của thành ngữ? Lấy ví dụ minh họa?

       “Cái cò, cái vạc, cái nông,

      Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

       Không không, tôi đứng trên bờ,

      Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

      Chẳng tin, ông đến mà coi,

      Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia”.

        Xem thêm: Câu cảm thán là gì? Đặc điểm, chức năng và ví dụ minh họa?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Tiếng Việt


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Liệt kê là gì? Các kiểu liệt kê? Tác dụng của phép liệt kê là gì?

        Liệt kê là gì? Dấu hiệu nhận biết của phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? Tác dụng của phép liệt kê? Những lưu ý khi sử dụng phép liệt kê? Một số bài tập về phép liệt kê?

        Thành ngữ là gì? Tác dụng của thành ngữ? Lấy ví dụ minh họa?

        Thành ngữ là gì? Tác dụng của thành ngữ? Lấy ví dụ minh họa về thành ngữ? Phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ?

        Nghĩa tường minh là gì? Hàm ý là gì? Phân biệt và lấy ví dụ?

        Nghĩa tường minh là gì? Hàm ý là gì? Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý? Ví dụ về nghĩa tường minh và hàm ý là gì?

        Phép lặp là gì? Tác dụng của phép lặp? Lấy ví dụ về phép lặp?

        Phép lặp là một cách lặp lại một từ, cụm từ hay cấu trúc ở các câu tiếp theo. Nhờ vậy mà các nội dung truyền tải có tính kết nối, liên quan mật thiết với nhau. Cũng nhờ vậy mà tạo ra sự sinh động, liệt kê và nhấn mạnh các đối tượng nhắc đến trong bài.

        Nói quá là gì? Tác dụng của biện pháp nói quá? Ví dụ nói quá?

        Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá? Một số biện pháp nói quá? Ví dụ về biện pháp nói quá? Cách phân biệt nói khoác với nói quá?

        Từ phức là gì? Cách tạo từ phức? Phân biệt với từ ghép?

        Khái niệm từ phức là gì? Cấu tạo của từ phức? Phân loại các loại từ phức? Cách phân biệt từ ghép với từ láy là gì?

        Từ mượn là gì? Cách nhận biết từ mượn? Ví dụ về từ mượn?

        Từ mượn là gì? Cách nhận biết từ mượn và ví dụ về từ mượn? Các loại từ mượn: Từ mượn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Nga?

        Câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ về câu rút gọn?

        Câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Lấy ví dụ về câu rút gọn? Khi rút gọn câu cần chú ý những điều gì?

        Câu ghép là gì? Các loại câu ghép? Cách đặt câu ghép?

        Câu ghép là gì? Có bao nhiêu loại câu ghép? Các loại câu ghép trong tiếng Việt? Sử dụng câu ghép như thế nào cho đúng? Cách đặt câu ghép?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ