Câu cảm thán là gì? Đặc điểm, chức năng và ví dụ minh họa?

Hàng ngày chúng ta gặp hoặc chính chúng ta vẫn thường thốt lên các từ như “ôi trời ơi”, “chao ôi”, “ơ”, "Ôi, bông hoa kia nhiều màu sắc quá"…. Bạn có thể biết đó là những câu cảm thán nhưng đã hiểu và sử dụng nó một cách hiệu quả chưa. Hãy cùng chúng tôi đi tìm định nghĩa ‎chính xác của Câu cảm thán là gì?

1.Câu cảm thán là gì?

Câu cảm thán là một trong bốn kiểu câu: Cầu cầu khiến, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán. Câu cảm than là câu dung để bộc lộ cảm xúc của con người như vui vẻ, buồn bã, phấn khích, ngạc nhiên hoặc sợ hãi…. Khi nói hoặc bắt gặp một sự việc hoặc một hiện tượng nào đó đang nhắc đén. Thường là những sự kiện, hiện tượng bất ngờ. Khi giao tiếp , lướt web hoặc đọc bất kì một câu chuyện nào đó. Tuy nhiên, bạn chỉ nhận biết khi đã hiểu câu cảm than là gì còn đối với những người đã bắt gặp nhưng không thể hiểu cặn kẽ sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên điều này không đáng lo ngại vì câu cảm than cũng có nhiều dấu hiệu nhận biết rất đặc trưng và không khó để nhận ra.

2. Phân loại câu cảm thán:

Câu cảm thán được chia làm 2 loại

Câu cảm thán có chứa từ độc lập: Như ôi, chao ôi, ôi trời…. Thường những câu bày tỏ cảm xúc không có ý nghĩa trong câu xuất hiện trong các tình huống bất ngờ không đoán trước được.

Ví dụ như :”Ôi, trời hôm nay đẹp quá”. “Chao ôi”….

Trong câu ví dụ trên ta thây từ Ôi, đứng độc lập và không liên quan đến ý nghĩa chính trong câu. Câu này thể hiện cảm xúc cho câu đằng sau nó.

Câu cảm thán có các từ không đứng độc lập: Ví dự như “Ôi, chiếc xe đẹp quá” hoặc “chao ôi, việc gì đang diễn ra vậy?

Ví dụ:

Câu cảm thán trong tiếng anh là “exclamation sentenc”. Thường được sử dụng trong Tiếng Anh giao tiếp để diễn tả một cảm xúc hay một thái độ với sự vật sự việc đang nói tới. Cũng như trong tiếng Việt thì câu cảm thán giúp bày tỏ thái độ như vui buồn….

3. Đặc điểm của câu cảm thán:

Đặc điểm hình thức dễ nhận biết nhất trong một câu cảm thán đó là có những từ cảm thán như: ôi, hỡi ôi, than ôi, Ơ…..

Câu cảm thán được sử dụng trong cả trong ngôn ngữ nói hàng ngày hoặc ngôn ngữ trong văn chương. Nhưng trong văn nói được thể hiện nhiều hơn. Những từ ngăn thể hiện cảm xúc trong giao tiếp. Còn trong các văn phong trang trọng thì không được thể hiện cảm xúc vào trong đó.

4. Chức năng của câu cảm thán:

Chúng ta phải sử dụng câu thán đúng mục đích, nếu không có thể sẽ ảnh hướng đến ý nghĩa và mức độ nghiệm trọng của lời nói. Câu cảm thán dung để nói lên ý kiến cá nhân của người viết và người đọc.

– Câu cảm thán sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc là người viết. Sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày.

– Với các ngôn ngữ trong biên bản, hợp đồng, đơn không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất trang trọng, cần sự chính xác và khách quan.

– Câu cảm thán thể hiện cảm xúc chủ quan của một cá nhân nào đó. Cũng có thể sử dụng câu cảm thán trong văn biểu cảm, miêu tả hoặc thơ.

– Trong văn chương, nó giúp người đọc hiêu hơn những lời nói, tâm trạng của tác giả. Thường các câu văn cảm thán đều được tác giả cho vào để làm tang cảm xúc cao trào cho người đọc.

Ví dụ về chức

5. Ví dụ minh họa câu cảm thán:

Câu cảm thán mang cảm xúc vui tươi: “ Ôi, không khí hôm nay thật dễ chịu!”.

Trong câu văn này thấy người nói đang cảm thấy thoải mái với bầu không khí và phải thốt lên “ôi”, từ ôi bổ nghĩa cho về sau là không khí dễ chịu. Và sau câu cảm thán luôn có dấu chấm than

Trong câu mang cảm xúc buồn: “ôi trời ơi! sao tôi khổ thế này!”

Câu trên hoàn toàn là một câu cảm thán. Rõ rang trong câu trên về thứ hai có thể được nhận biết bằng câu hỏi qua từ”thế này” nhưng thực ra đây là một câu cảm thán. Câu cảm thán thể hiện sự bất lực, hoặc đang trong giai đoạn khổ cực, không thể than vãn với ai thì than vãn với ông trời.

Trong câu mang cảm xúc tức giận : “Long, mày điên à?” .

Cũng giống như trong cấu trúc của ví dụ trên. Câu này cũng không phải là  một câu hỏi mà là ttrong tình huống bất ngwof tức giận như vậy, người nói bộc lộ cảm xúc rất tức giận với hành một hoặc một quyết định của Long.

Trong văn học : câu cảm thán được sử dụng rất nhiều ví dụ như: trong bài thơ” Nhớ rừng” của nhà văn Thế Lữ thì: “Ôi, thời oanh liệt nay còn đâu” Trong điệp từ “nào đâu., đâu thể hiện được sự nuối tiếc khôn nguôi của một vị chúa sơn lâm nhớ lại thời còn được tự do, quá khứ vinh quang, oai hùng. Tác giả thêm cụm từ “than ôi” càng làm sự cảm thán được nâng cao hơn. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ cảm thán của nhà văn đã miêu tả sự bất lực của một vị chúa sơn lâm cũng như ẩn dụ hình ảnh của tác giả vào trong đó.

6. Cách sử dụng câu cảm thán:

Để dễ dàng hiểu câu cảm thán là gì và cách sử dụng thì chúng ta cùng làm một số bài tập sau đây nhé:

Các đoạn trích sau có phải câu cảm thán không?

  • Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. (Phạm Duy Tốn)
  • Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (Thế Lữ, Nhớ rừng)
  • Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

Trả lời: không phải tất cả các câu trên đều là câu cảm thán. Chỉ có các câu có chứa từ cảm thán mới là câ cảm than”

  • Than ôi! Lo thay! Nguy thay!

Các từ này thể hiện cảm xúc lo lắng trước tình hình vỡ đê đang chuẩn bị xảy ra. Tâm trạng bất lực và không làm gì đươc của ông được nhấn mạnh nhiều lần. “Than ôi” rồi đến “lo thay” rồi lại đến “nguy thay” Những từ thể hiện cảm xúc được lặp đi lặp lại 3 lần!

  • Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Giải thích: Đây là gợi lên cảm xúc nhớ nhung của chúa sơn lâm khi bị nhốt trong cũi. Nhớ lại một thời huy hoàng với tâm trạng đầy tiếc nuối. “than ôi”: sự bất lực bởi kèm cặp, giam giữ không được thỏa mình. Hai hình ảnh trái ngược của chúa sơn lâm.

  • Chao ôi, có biết đâu rằng!

Như vậy có thể thấy cách sử dụng của câu cảm thán không hề khó. Nhưng trong những đoạn văn, bài thơ. Việc vận dụng câu cảm thán để đẩy cao trào cảm xúc của người đọc không hề đơn giản.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )