Người phiên dịch là một trong những chủ thể có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng. Trong một số trường hợp người tham gia tố tụng không thể sử dụng ngôn ngữ thông thường để giao tiếp thì rất cần đến một người phiên dịch.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định trưng cầu người phiên dịch là gì?
Mẫu quyết định trưng cầu người phiên dịch mà mẫu quyết định được ban hành khi có yêu cầu về việc trưng cầu người giám định trong quá trình tiến hành tố tụng mà người tham gia tố tụng đó lại không có khả năng giao tiếp hoặc không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt. Mẫu quyết định trưng cầu người phiên dịch nêu rõ những thông tin về: người ra quyết định trưng cầu người phiên dịch, chức vụ, căn cứ ra quyết định trưng cầu người phiên dịch, tên của người phiên dịch, chuyên môn, ngoại ngữ, tiếng nói, chữ viết của người phiên dịch, Quyết định phân công giải quyết nguồn tin về tội phạm hoặc Quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Mẫu quyết định trưng cầu người phiên dịch là mẫu văn bản được dùng để đưa ra quyết định về việc trưng cầu người phiên dịch theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định trưng cầu người phiên dịch là cơ sở để tiến hành trưng cầu người phiên dịch, phục vụ trong quá trình tiến hành tố tụng. Theo đó, người phiên dịch sẽ có nghĩa vụ: (1) Phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, (2) có nghĩa vụ Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật. (3) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự; (4) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
2. Mẫu quyết định trưng cầu người phiên dịch:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày…… tháng…… năm……..
QUYẾT ĐỊNH TRƯNG CẦU NGƯỜI PHIÊN DỊCH
Tôi: …….
Chức vụ: ….
Căn cứ ….
Căn cứ Điều (1) ……. và 70 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Trưng cầu ông/bà: …..
Quốc tịch: ……Dân tộc: ……. Tôn giáo: ….
Nghề nghiệp: …..
Trình độ (2): …..
Nơi cư trú (hoặc nơi làm việc):…..
tiến hành phiên dịch cho ông/bà:…… là người tham gia
tố tụng không sử dụng được tiếng Việt trong vụ án/vụ việc ……
theo Quyết định(3) …. số:….. ngày……tháng….năm… của: ……
Người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự và phải cam đoan trước cơ quan đã ra yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Quyết định này giao cho người được trưng cầu phiên dịch và gửi đến Viện kiểm sát ……..
Nơi nhận:
– ….
– Hồ sơ 02 bản.
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định trưng cầu người phiên dịch:
(1) Căn cứ Điều 36, Điều 39 hoặc Điều 40 BLTTHS;
(2) Ghi rõ chuyên môn, ngoại ngữ, tiếng nói, chữ viết;
(3) Ghi rõ Quyết định phân công giải quyết nguồn tin về tội phạm hoặc Quyết định khởi tố vụ án hình sự.
4. Quy định của pháp luật về trưng cầu người phiên dịch:
Tại Điều 70
– Người phiên dịch, người dịch thuật từ chối tham gia tố tụng để đảm bảo cho quá trình tham gia tố tụng được diễn ra một cách vô tư, công bằng thì người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng trong những trường hợp như sau:
+ Trường hợp 1: Người phiên dịch, người dịch thuật đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
+ Trường hợp 2: Người phiên dịch, người dịch thuật đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;
+ Trường hợp 3: Người phiên dịch, người dịch thuật đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
– Ngôn ngữ dùng trong tố tụng hình sự Việt Nam là tiếng Việt (Điều 24 BLTTHS). Trong trường hợp “người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt” (khoản 1 Điều 61 BLTTHS) thì cần có sự trợ giúp ngôn ngữ của người phiên dịch.
– Việc sử dụng ngôn ngữ của con người có mức độ (thông thạo hay không thông thạo) và kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) khác nhau. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam không quy định rõ việc “không sử dụng được tiếng Việt” ở mức độ và kĩ năng nào thì mới bắt buộc có sự trợ giúp ngôn ngữ của người phiên dịch. Để phù hợp với hình thức cơ bản của tố tụng hình sự là dùng lời nói, cho rằng không sử dụng được ngôn ngữ dùng trong tố tụng hình sự phải là không nói được thông thạo tiếng Việt (loại ngôn ngữ không nói được thông thạo là ngôn ngữ đời thường, không đòi hỏi phải là ngôn ngữ pháp I).
Khoản 1 Điều 61 BLTTHS quy định trong trường hợp “người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt” thì cần có sự trợ giúp ngôn ngữ của người phiên dịch là chưa đầy đủ Trước hết, phải làm rõ người tham gia tố tụng không nói được thông thạo tiếng Việt cần sự trợ giúp ngôn ngữ của người phiên dịch là những chủ thể nào. Đó là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người làm chứng. Ngoài người tham gia tố tụng hình sự còn những chủ thể khác cần sự trợ giúp ngôn ngữ của người phiên dịch Người bị bắt, người bị kết án, người bị dẫn độ tuy không được Chương IV BLTTHS quy định là người tham gia tố tụng nhưng cũng có quyền được người phiên dịch trợ giúp ngôn ngữ nếu họ không nói được thông thạo tiếng Việt. Việc công nhận người bị bắt, người bị kết án và người bị yêu cầu dẫn độ là chủ thể có quyền được trợ giúp ngôn ngữ
– Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đảm bảo sự trợ giúp ngôn ngữ cho người bị buộc tội rộng hơn so với quy định của pháp luật quốc tế, không chỉ trong giai đoạn xét xử, mà còn trong các giai đoạn khác của quá trình giải quyết vụ án. Quyền được trợ giúp ngôn ngữ không chỉ được đảm bảo cho người bị buộc tội mà còn phải đảm bảo cho những người tham gia tố tụng khác không nói được thông thạo tiếng Việt. Vì vậy, việc Điều 226 BLTTHS quy định “Nếu bị cáo không biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải đọc lại cho bị cáo nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà bị cáo biết” là không đầy đủ Điều luật này cần được sửa như sau: “Nếu bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án không nói được thông thạo tiếng Việt thì người phiên dịch đọc lại phần bản án liên quan đến họ bằng ngôn ngữ mà họ hiểu được”.
– Quy định tại Điều 24 BLTTHS và Điều 133 Hiến pháp Việt Nam cho thấy người tham gia tố tụng là người dân tộc thiểu số được bảo đảm quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, không phụ thuộc họ nói được thông thạo tiếng Việt hay không Tuy nhiên, quyền này bị hạn chế bởi chính quy định của BLTTHS. Khoản 1 Điều 61 BLTTHS quy định điều kiện tham gia tố tụng của người phiên dịch là “trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt”. Vì vậy, trong thực tiễn, người tham gia tố tụng là người dân tộc thiểu số không nói được thông thạo tiếng Việt mới được người phiên dịch trợ giúp ngôn ngữ, không nhằm mục đích đó mà phải nhằm xác định sự thật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Vì vậy, người tham gia tố tụng là người dân tộc thiểu số chỉ trong trường hợp không nói được thông thạo tiếng Việt mới được người phiên dịch trợ giúp ngôn ngữ là hợp lý.
– Người tham gia tố tụng là “người câm và người điếc” (khoản 4 Điều 61 BLTTHS) có quyền được người phiên dịch trợ giúp ngôn ngữ. Thực tế, người tham gia tố tụng bị câm, điếc có thể vẫn sử dụng được ngôn ngữ dùng trong tố tụng hình sự ở những mức độ và kĩ năng nhất định Người phiên dịch tham gia tố tụng hình sự vì lợi ích chung, góp phần giải quyết đúng đắn vụ án. Sự trợ giúp ngôn ngữ của họ không chỉ là trợ giúp cho chủ thể tham gia tố tụng mà còn là trợ giúp cho chủ thể tiến hành tố tụng.
– Sự trợ giúp ngôn ngữ của người phiên dịch không chỉ giúp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự tìm ra sự thật của vụ án mà còn là phương tiện đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội, quyền bảo vệ quyền lợi của đương sự. Vì vậy, sự trợ giúp ngôn ngữ của người phiên dịch trong tố tụng hình sự phải đảm bảo tính vô tư, khách quan Việc coi người phiên dịch chỉ là người trợ giúp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trong việc xác định sự thật của vụ án là quan điểm sai lầm. Yêu cầu này xuất phát từ nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng quy định tại Điều 14 BLTTHS.