Mẫu quyết định thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật là gì? Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật? Một số quy định thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật?
Hiện nay, pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định về việc đảm bảo quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng thì cơ quan tiến hành tố tụng trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử bị can và bị cáo đặc biệt là đối với các bị can, bị cáo chưa thành niên không thành thạo tiếng Việt cần triệu dụng người phiên dịch, dịch thuật để phiên dịch cho những người tham gia tố tụng đặc biệt này. Nhưng vì lý do người phiên dịch, người dịch thuật họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự; có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nên sẽ bị cơ quan tố tục ra quyết định thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành. Vậy mẫu quyết định thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật có nội dung như thế nào?
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật:
- 4 4. Một số quy định thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật:
1. Mẫu quyết định thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật là gì?
Người phiên dịch phải đáp ứng tiêu chuẩn: là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt. Mẫu quyết định về việc thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật là mẫu văn bản quyết định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án lập ra để quyết định về việc thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật.
Mẫu quyết định về việc thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật được lập ra để quyết định về việc thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật. Mẫu quyết định là cơ sở để thay đổi người phiên dịch, dịch thuật khi họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự; có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ và làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người tham qua tố tụng. Mẫu quyết định nêu rõ nội dung thay đổi… Mẫu quyết định được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Mẫu quyết định thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…..
…..
Xem thêm: Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
Số: …..
…., ngày…… tháng…… năm……..
QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI TRƯNG CẦU
NGƯỜI PHIÊN DỊCH/NGƯỜI DỊCH THUẬT
Tôi: …..
Chức vụ: …..
Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự,
Nay xét thấy (1): ….
Xem thêm: Người phiên dịch là gì? Người phiên dịch trong tố tụng dân sự?
QUYẾT ĐỊNH:
Thay đổi trưng cầu người phiên dịch/người dịch thuật đối với ông/bà: …….
tại Quyết định trưng cầu người phiên dịch/người dịch thuật số: …. ngày ….tháng …… năm ……. của …..
Nay trưng cầu người phiên dịch/người dịch thuật đối với:
Ông/bà: …. Giới tính: ….
Quốc tịch: ….Dân tộc: …. Tôn giáo: ….
Nghề nghiệp: ….
Trình độ (2): ….
Xem thêm: Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch
Nơi cư trú (hoặc nơi làm việc): ….
Tiến hành phiên dịch/dịch thuật tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt trong vụ án/vụ việc: …. theo Quyết định (3) ….. số: …. Ngày …. tháng ….năm…… của ….
Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nơi nhận: ……….
– VKS ….
– Người phiên dịch/người dịch thuật;
– Hồ sơ 02 bản.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật:
(1) Ghi rõ lý do thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật quy định tại khoản 4 Điều 70 BLTTHS;
Xem thêm: Tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật công chứng
(2) Ghi rõ chuyên môn, ngoại ngữ, tiếng nói, chữ viết;
(3) Ghi rõ Quyết định phân công giải quyết nguồn tin về tội phạm hoặc Quyết định khởi tố vụ án hình sự.
4. Một số quy định thay đổi trưng cầu người phiên dịch, dịch thuật:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt. Do đó, người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch. Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tờa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.
Căn cứ Điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về người phiên dịch, người dịch thuật như sau:
– Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.
Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, người phiên địch có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện việc dịch theo yêu cầu của tòa án trung thực, khách quan, đúng nghĩa; được đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm về lời nói cần phiên dịch; không được tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác, nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ; phải có mặt theo giấy triệu tập của tòa án, phải cam đoan trước tòa án về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Nếu người phiên dịch cố ý dịch sai sự thật hoặc khi được tòa án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền theo như quy định tại Điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy của mình. Khi người phiên dịch, người dịch thuật tham gia tố tụng hoặc của người thân thích của của người này đều được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi người này có đơn đề nghị tới cơ quan có thẩm quyên; ngoài ra người này có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Trách nhiệm của người phiên dịch được quy định như thế nào?
Pháp luật nước ta luôn quy định về việc cá nhân, cơ quan , tổ chức luôn có những quyền và nghĩa vụ song song với nhau để đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự. Vậy đới với quy định này thì người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ của mình là phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; bên cạnh đó phải đảm báo việc phiên dịch, dịch thuật của mình phải trung thực. Tuy nhiên nếu người này phiên dịch, dịch thuật. Trong quy định về phiên dịch và dịch thuât trong một vụ án thì người phiên dịch và dịch thuật phải giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật; việc này được đảm bảo bằng việc người phiên dịch, dịch thuật thực hiện việc cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Người phiên dịch, người dịch thuật phải tuân thủ các quy định để trược trở thành người phiên dịch, người dịch thuật trong phiên tòa thì phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị Tòa án thay đổi, nếu người này đồng thời là bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; và là người đại diện, người thân thích của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc của bị can, bị cáo; hay đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, tiến hành tố tụng trong vụ án đó. Như vậy thì việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định. Những quy định tại Điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng áp dụng đối với người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù”.
Căn cứ tại Điều 27 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch theo như quy định này thì phải là người năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; và một tuân chuẩn không thể thiếu để hành nghề phiên dịch, dịch thuật đó là việc mà người này phải có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch. Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
Như vậy, người phiên dịch, người dịch thuật để tham gia tố tụng hình sự phải là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật phải thực sự đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch được quy định tại Điều 27 Nghị định này và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu tham gia vào vụ án đó với tư cách là người phiên dịch, người dịch thuật một cách trung thực và có cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch trong tố tụng dân sự