Trrường hợp muốn thực hiện quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải do Hội đồng xét xử xem xét và quyết định đối với trường hợp này và cần tuân thủ theo pháp luật quy định. Vậy làm Mẫu quyết định Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?
– Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không the khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
– ý nghĩa :
+ Với các mục đích là để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự và bảo toàn tình trạng tài sản, và bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm việc thi hành án nên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mang các ý nghĩa không những đối với việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của toà án mà còn có ý nghĩa với cả đối với việc bảo vệ quyền, các lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định
+ Có ý nghĩa đối với Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp khác nhau một mặt chống lại được các hành vi vi phạm đó, Mặt khác bảo vệ được chửng cứ, và có thể giữ nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ và tránh cho hồ sơ vụ việc dân sự bị sai lệch, và không bảo đảm việc giải quyết đúng được vụ việc dân sự. ngoài ra qua đó còn bảo toàn được tình trạng tài sản, và để tránh việc gây thiệt hại không thể khắc phục được, và còn có ý nghĩa trong giữ tài sản bảo đảm cho việc thi hành bản án, quyết định của toà án sau này.
– Quyết định Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là mẫu với các nội dung và thông tin về huy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp cụ thể và hủy bỏ các quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự bảo đảm việc thi hành án theo quy định
Mẫu Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là mẫu để hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét. Việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm mục đích để hủy bỏ biện pháp tạm thời được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________
TÒA ÁN NHÂN DÂN….(1)
Số:…./……/QĐ-BPKCTT(2)
….., ngày…….. tháng……. năm..
QUYẾT ĐỊNH
HỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
TÒA ÁN NHÂN DÂN……..
Căn cứ vào khoản 1 Điều 112 và Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Xét thấy(3)
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời……… quy định tại Điều(4) của Bộ luật tố tụng dân sự đã được
2(6)
3. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay.
Nơi nhận:
(Ghi những nơi mà
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 21-DS:
(1) Ghi tên
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/……/QĐ-BPKCTT).
(3) Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc trường hợp nào quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi theo quy định tại điểm đó (ví dụ: nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Xét thấy người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ”).
(4) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án hủy bỏ và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).
(5) Ghi quan hệ tranh chấp của vụ án mà Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(6) Tùy từng trường hợp mà Tòa án quyết định việc người đã thực hiện biện pháp bảo đảm được nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật tố tụng dân sự.
4. Một số quy định của pháp luật về hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Căn cứ vào Nghị quyết Số: 02/2020/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biên pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định:
4.1. Quy định về Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đợn gửi đến toà án giải quyết vụ án dân sự theo quy định để nọp đơn, đối với Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 133
4.2. Về giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Tại Điều 17. Về giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa quy định tại khoản 3 Điều 141 của Bộ luật Tố tụng dân sự
1. Trường hợp trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời mà đương sự có khiếu nại, Viện kiểm sát có kiến nghị nhưng chưa được Chánh án Tòa án xem xét, giải quyết. Tại phiên tòa, đương sự, Viện kiểm sát có yêu cầu giải quyết khiếu nại, kiến nghị đó thì Hội đồng xét xử giải thích cho đương sự biết là theo quy định tại Điều 140 của Bộ luật Tố tụng dân sự, chỉ Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có thẩm quyền xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị đó; tại phiên tòa, họ có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời; hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định chung của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết này.
2. Trường hợp đương sự có khiếu nại, Viện kiểm sát có kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng xét xử tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận và thông qua tại phòng xử án.
3. Trường hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận khiếu nại, kiến nghị thì không phải ra quyết định bằng văn bản nhưng phải
Như vậy Với mục đích là để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm việc thi hành án nên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mang nhiều ý nghĩa không những đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án mà cả đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong các trường hợp hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định và phải thực hiện theo trình tự, Thủ tục pháp luật quy định