Tạm hoãn thực hiện hợp đồng là một trong các biện pháp người sử dụng lao động hiện sử dụng rất phổ biến. Dưới đây là mẫu danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:
Mục lục bài viết
1. Mẫu danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐÔNG ĐÔ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
Kính gửi: Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên cơ sở: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐÔNG ĐÔ
2. Mã số cơ sở: 0104219188
3. Địa chỉ: Nhà B1- 4, khu đô thị 54 Hạ Đình, ngõ 85 Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
II. DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
TT | Họ và tên | Phòng, ban, phân xưởng làm việc | Loại | Thời điểm bắt đầu thực hiện HĐLĐ | Số sổ bảo hiểm | Thời điểm bắt đầu tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương (Ngày tháng năm) | Thời gian tạm hoãn HĐLĐ/ nghỉ không lương (từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm) | Số tiền hỗ trợ | Tài khoản của người lao động nhận hỗ trợ (Tên TK, Số TK, Ngân hàng) | Số CMT/thẻ căn cước công dân | Ghi chú |
1 | Nguyễn Thị Cẩm Tú | Phòng doanh nghiệp | Không xác định thời hạn | 20/6/2021 | ……………….. | 01/8/2021 | Từ 01/8/2021 đến 31/8/2021 | 3.710.000 VNĐ | Nguyễn Thị Cẩm Tú, ………., Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng | …………… |
|
2 | Hoàng Trọng Nam | Phòng hành chính | Không xác định thời hạn | 01/02/2021 | ……………….. | 01/8/2021 | Từ 01/8/2021 đến 31/8/2021 | 3.710.000 VNĐ | Hoàng Trọng Nam, ……………, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam | ……………… |
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
| 7.420.000 VNĐ |
|
|
|
(Số tiền hỗ trợ bằng chữ: Bảy triệu bốn trăm hai mươi nghìn đồng)
III. DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG VÀ ĐANG MANG THAI
TT | Họ và tên | Thứ tự tại mục II | Số tiền hỗ trợ | Tài khoản của người lao động nhận hỗ trợ (Tên TK, số TK, Ngân hàng) | Số CMT/thẻ căn cước công dân | Ghi chú |
0 | / | / | / | / | / | / |
| Cộng |
|
|
|
|
|
(Số tiền hỗ trợ bằng chữ: …………….)
IV. DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG VÀ ĐANG NUÔI CON ĐẺ HOẶC CON NUÔI HOẶC CHĂM SÓC THAY THẾ TRẺ EM
TT | Họ và tên | Thứ tự tại mục II | Thông tin về con và vợ hoặc chồng | Số tiền hỗ trợ | Tài khoản của người lao động nhận hỗ trợ (Tên TK, Số TK, Ngân hàng) | Số CMT/thẻ căn cước công dân | Ghi chú | |||
Họ và tên trẻ em chưa đủ 6 tuổi | Ngày tháng năm sinh của trẻ em | Họ và tên vợ hoặc chồng ở cột 2 | Số CMT/thẻ căn cước công dân của vợ hoặc chồng | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
0 | / | / | / | / | / | / | / | / | / | / |
| Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Số tiền hỗ trợ bằng chữ: ………………………………)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN | Ngày…….. tháng ……. năm ………..
|
Ghi chú: (1) Cơ sở: Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.
2. Thế nào là tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30
– Người lao động phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
– Người lao động bị tạm giam, tạm giữ để thực hiện điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
– Theo quy định của pháp luật, người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Đối tượng là lao động nữ đang mang thai
– Đối tượng là người lao động được bổ nhiệm giữ chức vụ là quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
– Đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người lao động được ủy quyền để tiến hành thực hiện quyền cũng như trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước.
– Đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác, người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp.
– Hai bên người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau.
3. Hậu quả pháp lý của việc tạm hoãn hợp đồng lao động:
Thứ nhất, về chế độ lương và quyền lợi:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 30
Bên cạnh đó, quyền và lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động sẽ không được hưởng, ngoài trừ các trường hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Thứ hai, quay trở lại làm việc sau khi thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động kết thúc:
Kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trong thời hạn 15 ngày, trường hợp hợp đồng lao động còn thời hạn, người lao động phải quay trở lại công ty làm việc, đồng thời người sử dụng lao động phải có trách nhiệm nhận lại người lao động trở lại làm việc theo đúng hợp đồng đã giao kết.
Thứ ba, về các chế độ bảo hiểm xã hội:
Khoản 4 Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
Thời gian trên sẽ không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, tại Khoản 7 Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, đối tượng là người lao động bị tạm giam, tạm giữ cũng như tạm đình chỉ công tác để tiến hành xem xét, điều tra có vi phạm pháp luật trong một vụ án nào đó hay không, thì khi đó chế độ về đóng bảo hiểm được giải quyết như sau:
+ Người lao động và doanh nghiệp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng như bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Về bảo hiểm y tế: đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp người lao động sau đó được cơ quan xác nhận là bị oan, sai hay không vi phạm pháp luật thì sẽ được đóng bù lại các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng như bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đồng thời truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền được truy lĩnh.
+ Trường hợp người lao động sau đó được cơ quan xác nhận là có tội thì sẽ không phải đóng bù các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng như bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đồng thời không truy đóng bảo hiểm y tế.
Do vậy, theo quy định trên doanh nghiệp không phải thực hiện trả lương cho người lao động khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, khi đó sẽ không phải thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động trong khoảng thời gian đó.
Ngoại trừ các trường hợp người lao động thuộc đối tượng bị tạm giam, tạm giữ điều tra như trường hợp trên.
4. Phân biệt giữa tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động:
Theo quy định của pháp luật, tạm hoãn hợp đồng khác hoàn toàn với việc chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:
* Chấm dứt hợp đồng lao động: được hiểu là quan hệ lao động giữa hai bên sẽ chấm dứt hoàn toàn. Các bên là người lao động và người sử dụng lao động sẽ không phải thực hiện các quyền cũng như nghĩa vụ đã giao kết.
Chấm dứt hợp đồng lao động áp dụng trong các trường hợp sau:
Theo quy định của Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:
– Hợp đồng lao động hết hạn.
– Thực hiện hoàn thành công việc theo đúng quy định.
– Việc chấm dứt hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận.
– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của
– Hợp đồng ký với người lao động nước ngoài nhưng bị trục xuất khỏi Việt Nam.
– Người lao động chết hay bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết hay bị Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
Người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị chấm dứt về đăng ký kinh doanh.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
– Trường hợp thôi việc.
– Trường hợp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài nếu giấy phép lao động hết hiệu lực.
– Có thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
* Còn khi tạm hoãn hợp đồng, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động đã cam kết chỉ bị tạm ngưng trong một thời gian nhất định, chứ không chấm dứt hoàn toàn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: