Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật

Khi nào tạm hoãn hợp đồng lao động? Có được hưởng chế độ thai sản?

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Khi nào tạm hoãn hợp đồng lao động? Có được hưởng chế độ thai sản?
  • 09/02/202109/02/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    09/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Khi nào tạm hoãn hợp đồng lao động? Có được hưởng chế độ thai sản? Thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động.

    Mục lục

    • 1 1. Điều kiện để được tạm hoãn thực hiện hợp đồng
    • 2 2. Chế độ thai sản của người lao động khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng
    • 3 3. Các quy định khác của pháp luật về tạm hoãn hợp đồng lao động

    Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, vì một số lý do nhất định mà người lao động và người sử dụng lao động không thể tiếp tục thực hiện được hợp đồng lao động nhưng chưa đến mức phải chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp này các bên có thể thực hiện thủ tục là tạm hoãn hợp đồng lao động đã giao kết. Sau đây là những quy định của pháp luật về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động cũng như quyền lợi, nghĩa vụ của các bên trong quá trình này, nhất là việc hưởng chế độ thai sản của người lao động.

    1. Điều kiện để được tạm hoãn thực hiện hợp đồng

    Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019, những trường hợp sau đây người lao động và người sử dụng lao động có quyền thực hiện việc tạm hoãn hợp đồng:

    – Khi lao động nữ mang thai:

    Nếu lao động nữ có xác nhận của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc trường hợp mà người lao động tiếp tục làm việc thì sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

    Trường hợp người lao động xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thực hiện việc thông báo cho người sử dụng lao động biết và có kèm theo giấy tờ xác nhận của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Thời gian của việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng sẽ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, tuy nhiên ít nhất phải bằng khoảng thời gian mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định người lao động tạm nghỉ.

    Khi không có sự chỉ định số ngày nghỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì về thời gian tạm nghỉ thì hai bên người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

    – Nếu người lao động phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

    – Những người lao động được ủy quyền với nội dung ủy quyền là thực hiện các quyền, trách nhiệm của người đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp;

    – Trong khoảng thời gian người lao động phải chấp hành các quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng hoặc đưa vào các cơ sở giáo dục bắt buộc;

    – Sau khi người lao động được cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh, chúc vụ quản lý của các công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên mà Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

    Xem thêm: Quyền đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    – Khi người lao động bị tạm giữ, bị tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

    – Những người lao động được các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thực hiện việc ủy quyền để đảm nhiệm các quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp hiện đang đầu tư tại doanh nghiệp khác;

    – Những trường hợp khác tạm hoãn thực hiện hợp đồng khác dựa trên sự thỏa thuận của hai bên người lao động và người sử dụng lao động được ghi nhận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

    2. Chế độ thai sản của người lao động khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng

    2.1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

    Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:

    – Người lao động phải là một trong những đối tượng sau:

    + Người lao động nữ sinh con;

    + Lao động nữ đang mang thai;

    Xem thêm: Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    + Những lao động nam đang trong quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có vợ sinh con;

    + Những người là lao động nữ mang thai hộ và là người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của luật;

    + Các lao động nữ áp dụng biện pháp đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;

    + Người lao động hiện đang nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

    – Đảm bảo về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội:

    + Đối với các lao động nữ sinh con mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải có tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội phải từ đủ 12 tháng trở lên và trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên.

    + Đối với các lao động nữ sinh con, người nhận mang thai hộ, người mẹ nhờ người khác mang thai hộ và những người nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì phải đảm bảo thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi là từ đủ 06 tháng trở lên.

    – Đồng thời theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định những người lao động có số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng thì không phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó và khoảng thời gian này sẽ không được tính vào thời gian để hưởng bảo hiểm xã hội trừ trường hợp người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản.

    Xem thêm: Đặc điểm của hợp đồng lao động là gì? Các đặc trưng của hợp đồng lao động?

    2.2. Có được hưởng chế độ thai sản trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động:

    Như vậy dựa trên điều kiện để được hưởng chế độ thai sản cũng như quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng nêu trên, ta có thể khẳng định trong khoảng thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động người lao động có được hưởng chế độ thai sản hay không sẽ phụ thuộc vào yếu tố thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, cụ thể như sau:

    – Nếu khoảng thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động của người lao động mà kéo dài dẫn tới việc người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm không đủ 06 tháng đóng bảo hiểm xã hội hoặc không đủ 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội nếu phải nghỉ dưỡng thai trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi thì người lao động sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

    – Nếu thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động của người lao động ngắn, không kéo dài, vẫn đảm bảo thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng hoặc từ đủ 03 tháng nếu phải nghỉ dưỡng thai trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì người lao động vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản như bình thường.

    2.3. Các quyền lợi khác của người lao động khi tạm hoãn hợp đồng lao động:

    – Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019 thì đang trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động sẽ không được hưởng lương và không được hưởng các quyền, lợi ích được ghi nhận trong hợp đồng lao động đã giao kết, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác với người sử dụng lao động hoặc pháp luật có quy định khác.

    – Sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì trong vòng 15 ngày tiếp theo người lao động bắt buộc phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm phải nhận người lao động quay trở lại làm công việc đã được quy định trong hợp đồng lao động đã giao kết trong trường hợp hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn nếu các bên không có thỏa thuận nào khác hoặc pháp luật không có quy định khác.

    – Nếu sau khi hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng mà người lao động không quay trở lại làm việc thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019.

    3. Các quy định khác của pháp luật về tạm hoãn hợp đồng lao động

    – Xử phạt vi phạm:

    Người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 3.000.000 đồng – 7.000.000 đồng nếu không nhận lại người lao động quay trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động và người lao động không có thỏa thuận nào khác. Đồng thời người sử dụng lao động sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải trả đủ số tiền lương cho người lao động trong những ngày mà không nhận người lao động quay trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. 

    – Việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:

    + Đối với trường hợp người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, trong khoảng thời gian này người lao động sẽ không được trả lương. Do đó việc đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian này được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cụ thể, nếu trong một tháng làm việc, người lao động có từ 14 ngày làm việc trở lên mà không làm việc và cũng không hưởng lương thì bảo hiểm xã hội của tháng đó sẽ không phải đóng.

    + Riêng trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động với lý do người lao động bị tạm giữ, tạm giam hoặc buộc phải tạm đình chỉ công tác để phụ cụ cho quá trình điều tra, xem xét kết luận xem có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị người sử dụng lao động được quyền tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng vẫn phải đóng bảo hiểm y tế hằng tháng bằng 4,5% tính trên 50% mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

    Sau khi hết thời gian tạm giữ, tạm giam hoặc hết thời gian bị tạm đình chỉ công tác nếu người lao động được cơ quan có thẩm quyền xác định là bị oan, bị sai, hành vi của người lao động không phải là hành vi phạm pháp luật thì sẽ phải thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dựa trên mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và sẽ bị truy thu đóng bảo hiểm y tế dựa trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng;

    Nếu người lao động bị cơ quan có thẩm quyền xác định là có tội thì không sẽ thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cũng không phải truy đóng bảo hiểm y tế cho khoảng thời gian người lao động bị tạm giam, tạm giữ.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 3.746 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì kinh tế khó khăn
    - Làm gì khi bị bắt đóng tiền đặt cọc khi ký kết hợp đồng lao động
    - Trách nhiệm bồi thường khi không có hợp đồng lao động
    - Hợp đồng lao động vô hiệu
    - Chủ tịch Hội đồng quản trị có được ký hợp đồng lao động không?
    - Hết hạn hợp đồng lao động đang trong thời gian thực hiện cam kết sau đào tạo
    Xem thêm
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bảo hiểm thai sản

    Hợp đồng lao động

    Tạm hoãn hợp đồng lao động

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì? Quy định về hợp đồng lao động?

    Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì? Quy định về hợp đồng lao động? Hình thức của Hợp đồng lao động? Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý đối với người lao động? Lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động? Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng lao động?

    Hợp đồng lao động vô hiệu? Cách xử lý hợp đồng lao động vô hiệu?

    Hợp đồng lao động vô hiệu? Cách xử lý hợp đồng lao động vô hiệu? Hậu quả của giao dịch hợp đồng vô hiệu, ai là người chịu thiệt lớn nhất?

    Các nội dung bắt buộc phải có, không thể bỏ qua của hợp đồng lao động

    Các nội dung bắt buộc phải có, không thể bỏ qua của hợp đồng lao động. Những nội dung cơ hữu của Hợp đồng lao động chuẩn mẫu năm 2021.

    Hợp đồng lao động là gì? Các lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động?

    Hợp đồng lao động là gì? Các lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động? Các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và giao kết, ký kết hợp đồng lao động?

    Hết hạn hợp đồng lao động có được tự nghỉ hay vẫn phải báo trước?

    Hết hạn hợp đồng lao động có được tự nghỉ hay vẫn phải báo trước? Hết hạn hợp đồng người lao động trước khi nghỉ phải báo trước bao nhiêu lâu?

    Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì? Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng?

    Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì? Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng? Trường hợp nào được tạm hoãn hợp đồng? Tạm hoãn hợp đồng lao động có phải trả lương không?

    Chế độ bảo hiểm thai sản: 9 trường hợp tư vấn thường gặp nhất

    Chế độ bảo hiểm thai sản: 9 trường hợp tư vấn thường gặp nhất. Các trường hợp thắc mắc về chế độ thai sản thường gặp? Tư vấn chế độ thai sản chuẩn và mới nhất?

    Những trường hợp nào được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản?

    Đã nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không? Không còn là lao động tại thời điểm sinh con có được hưởng chế độ thai sản không?

    Xử lý trường hợp công ty không giải quyết chế độ bảo hiểm thai sản

    Trường hợp công ty không giải quyết chế độ bảo hiểm thai sản. Công ty không xử lý hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người lao động thì phải làm thế nào?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    FIFA là gì? Lịch sử hình thành và vai trò của liên đoàn bóng đá quốc tế FIFA

    Liên đoàn bóng đá quốc tế FIFA là gì? FIFA tiếng Anh là gì? Lịch sử hình thành của FIFA? Các chủ tịch FIFA qua từng giai đoạn lịch sử? Cơ cấu tổ chức của FIFA? Những giải đấu hấp dẫn do FIFA tổ chức? Vai trò và trách nhiệm của FIFA? Liên đoàn bóng đá Việt Nam - Thành viên của Liên đoàn bóng đá quốc tế FIFA?

    UEFA là gì? Lịch sử hình thành, vai trò của liên đoàn bóng đá Châu Âu UEFA

    Liên đoàn bóng đá Châu Âu UEFA là gì? UEFA tiếng Anh là gì? Lịch sử hình thành UEFA? Các giải đấu bóng đá do UEFA điều hành? Giới thiệu về một trong những giải đấu điều hành tốt nhất bởi UEFA: UEFA Champions League?

    WB là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của ngân hàng thế giới WB

    Ngân hàng thế giới WB là gì? WB tiếng Anh là gì? Mục tiêu của Ngân hàng Thế giới? Nội dung hoạt động của Ngân hàng Thế giới? Chức năng, nhiệm vụ của World Bank? Quan hệ giữa Ngân hàng Thế giới với Việt Nam?

    AFC là gì? Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của liên đoàn bóng đá Châu Á AFC

    Liên đoàn bóng đá Châu Á AFC là gì? AFC tiếng Anh là gì? Lịch sử Liên đoàn Bóng đá châu Á? Tầm nhìn và sứ mệnh AFC là gì? Cấu trúc và các thành viên của AFC? Các giải đấu, cấp độ giải đấu của AFC?

    IMF là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của quỹ tiền tệ quốc tế IMF

    Quỹ tiền tệ quốc tế IMF là gì? IMF tiếng Anh là gì? Mục đích của IMF? Vai trò của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF? Cơ cấu tổ chức và logo của IMF? Mối quan hệ giữa IMF và Việt Nam?

    ICC là gì? Chức năng và vai trò của Phòng Thương mại Quốc tế ICC

    Phòng Thương mại Quốc tế ICC là gì? ICC tiếng Anh là gì? Sứ mệnh của ICC? Lịch sử hình thành phát triển của Phòng Thương mại Quốc tế? Các hoạt động chính và vai trò của ICC?

    IOM là gì? Chức năng và vai trò của Tổ chức di cư Quốc Tế IOM

    Tổ chức di cư Quốc Tế IOM là gì? IOM tiếng Anh là gì? Chức năng của IOM? Vai trò của IOM? Các lĩnh vực hoạt động của IOM? Giới thiệu về IOM Việt Nam? Những dấu mốc lịch sử của IOM tại Việt Nam?

    IUNC là gì? Giới thiệu về Liên minh bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUNC

    Liên minh bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUNC là gì? IUNC tiếng Anh là gì? Lịch sử hình thành và phát triển IUCN? Sách đỏ IUCN? Phân loại nguy cấp theo Sách đỏ? Phân loại các Khu vực được bảo vệ? Hội nghị và các ủy bản của IUCN?

    UNDP là gì? Giới thiệu về Chương Trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

    Chương Trình phát triển của Liên Hiệp Quốc UNDP là gì? UNDP tiếng Anh là gì? Lịch sử Chương Trình phát triển của Liên Hiệp Quốc? Cơ cấu tổ chức và hoạt động, phương hướng hoạt động của UNPD? Quan hệ hợp tác Việt Nam và UNDP?

    UNFPA là gì? Giới thiệu về Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc UNFPA

    Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc UNFPA là gì? UNFPA tiếng Anh là gì? Sự ra đời và cơ cấu tổ chức? Tôn chỉ và mục đích của UNFPA? Các hình thức hỗ trợ của UNFPA? Quan hệ hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và UNFPA?

    Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là gì? Giới thiệu chung về UNSC

    Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là gì? Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc tiếng Anh là gì? Thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc? Vai trò của Hội đồng Bảo an? Cơ cấu tổ chức của UNSC?

    UNHCR là gì? Giới thiệu về Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn

    Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn UNHCR là gì? UNHCR tiếng Anh là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của UNHCR? Mục đích của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn? Chức năng nhiệm vụ của UNHCR? Quan hệ hợp tác giữa UNHCR với Việt Nam?

    UNIDO là gì? Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO)

    Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc UNIDO là gì? UNIDO tiếng Anh là gì? Mục đích hoạt động của UNIDO? Cơ cấu tổ chức Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc? Chức năng và hoạt động của UNIDO? Các thời kỳ Tổng Giám đốc và các Đại sứ thiện chí UNIDO?

    Đại hội đồng Liên hợp quốc là gì? Giới thiệu về Đại hội đồng Liên hợp quốc

    Đại hội đồng Liên hợp quốc là gì? Đại hội đồng Liên hợp quốc tiếng Anh là gì? Sơ lược về Đại hội đồng Liên hợp quốc? Trường hợp tiến hành các kỳ họp đặc biệt? Cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc?

    Tòa án công lý quốc tế là gì? Khái quát chung về Tòa án quốc tế?

    Khái quát chung về Tòa án quốc tế (The International Court of Justice – ICJ)? Thực tiễn hoạt động của Tòa án Công lý quốc tế?

    WMO là gì? Chức năng, vai trò của tổ chức khí tượng thế giới (WMO)

    Tổ chức khí tượng thế giới WMO là gì? WMO tiếng Anh là gì? Lịch sử và tổ chức của tổ chức khí tượng thế giới (WMO)? Hoạt động của tổ chức khí tượng thế giới?

    ITU là gì? Giới thiệu về Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU)

    Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU là gì? ITU tiếng Anh là gì? Chức năng, lĩnh vực hoạt động, tôn chỉ mục đích của ITU? Cơ cấu tổ chức của Liên minh Viễn thông Quốc tế? Quan hệ Việt Nam - ITU?

    UPU là gì? Viết thư quốc tế UPU và Liên minh Bưu chính Quốc tế

    Liên minh Bưu chính Quốc tế hay Liên hiệp Bưu chính Quốc tế UPU là gì? UPU tiếng Anh là gì? Tổng quan về Liên minh Bưu chính Quốc tế? Các tiêu chuẩn đặt ra của Liên minh Bưu chính Quốc tế? Các quốc gia thành viên? Cuộc thi viết thư quốc tế UPU?

    ICAO là gì? Giới thiệu tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO)

    Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ICAO là gì? ICAO tiếng Anh là gì? Lịch sử hình thành Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và Ngày Quốc tế Hàng không dân dụng 07/12? Mục đích của tổ chức ICAO? Logo của tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế? Ngày Hàng không Dân dụng Quốc tế?

    IFAD là gì? Giới thiệu về Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp

    Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp IFAD là gì? IFAD tiếng Anh là gì? Thành viên của IFAD? Sứ mệnh và hoạt động Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp? Cơ cấu tổ chức của IFAD? Một số nét về hoạt động của IFAD? Quan hệ IFAD và Việt Nam?

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng làm việc là gì? Quy định về hợp đồng lao động?
    05/02/2021
    hop-dong-lao-dong-la-gi-cac-quy-dinh-ve-hop-dong-lao-dong
    Khi nào tạm hoãn hợp đồng lao động? Có được hưởng chế độ thai sản?
    09/02/2021
    Hợp đồng lao động vô hiệu? Cách xử lý hợp đồng lao động vô hiệu?
    09/02/2021
    Các nội dung bắt buộc phải có, không thể bỏ qua của hợp đồng lao động
    09/02/2021
    Hợp đồng lao động là gì? Các lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động?
    09/02/2021
    Hết hạn hợp đồng lao động có được tự nghỉ hay vẫn phải báo trước?
    09/02/2021
    Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì? Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng?
    09/02/2021
    Chế độ bảo hiểm thai sản: 9 trường hợp tư vấn thường gặp nhất
    16/11/2020
    Những trường hợp nào được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản?
    16/11/2020
    Xử lý trường hợp công ty không giải quyết chế độ bảo hiểm thai sản
    16/11/2020