Pháp luật về đầu tư quy định nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc tổ chức được tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Khi đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư thành lập dự án và thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp, theo đó có loại hình công ty cổ phần. Dưới đây là mẫu danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài:
Mục lục bài viết
1. Mẫu danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài:
Phụ lục I-8
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
DANH SÁCH CỔ ĐÔNG LÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
STT | Tên cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài | Ngày, tháng, năm sinh của cổ đông là cá nhân nước ngoài | Giới tính | Quốc tịch | Địa chỉ liên lạc đối với CĐNN là cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với CĐNN là tổ chức | Loại giấy tờ, số, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy tờ pháp lý của cá nhân/tổ chức | Vốn góp1 | Thời hạn góp vốn3 | Chữ ký của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài4 | Ghi chú | |||||||
Tổng số cổ phần | Tỷ lệ (%) |
| Loại tài sản, số lượng, giá trị tài sản góp vốn2 | ||||||||||||||
Số lượng | Giá trị | Phổ thông | ………. | ||||||||||||||
Số lượng | Giá trị | Số lượng | Giá trị | ||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ……….., ngày …… tháng ……. năm………. |
Hướng dẫn điền mẫu:
1 Ghi giá trị vốn cổ phần của từng cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Tài sản hình thành giá trị vốn cổ phần của từng cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài cần được liệt kê cụ thể: tên loại tài sản góp vốn cổ phần; số lượng từng loại tài sản góp vốn cổ phần; giá trị còn lại của từng loại tài sản góp vốn cổ phần; thời điểm góp vốn cổ phần của từng loại tài sản. Giá trị ghi bằng số theo đơn vị VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài (ghi bằng số, loại ngoại tệ), nếu có.
2 Loại tài sản góp vốn bao gồm: Đồng Việt Nam; Ngoại tệ tự do chuyển đổi (ghi rõ loại ngoại tệ, số tiền được góp bằng mỗi loại ngoại tệ); Vàng; Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật; Tài sản khác (ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản).
Có thể lập thành danh mục riêng kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
3 Trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp, thời hạn góp vốn là thời hạn cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài dự kiến hoàn thành việc góp vốn.
– Trường hợp đăng ký tăng vốn điều lệ, thời hạn góp vốn là thời điểm cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoàn thành việc góp vốn.
– Các trường hợp khác ngoài các trường hợp nêu trên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài không cần kê khai thời hạn góp vốn.
4– Cổ đông là cá nhân nước ngoài ký trực tiếp vào phần này.
– Đối với cổ đông là tổ chức thì kê khai thêm thông tin người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền theo mẫu tại Phụ lục I-10 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2Q21/TT-BKHĐT.
– Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cổ đông có giá trị vốn cổ phần không thay đổi không bắt buộc phải ký vào phần này.
– Trường hợp đăng ký/thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tải thì không cần chữ ký tại phần này.
5– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trực tiếp vào phần này.
– Trường hợp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty sau chuyển đổi ký trực tiếp vào phần này.
– Trường hợp Tòa án hoặc Trọng tài chỉ định người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được chỉ định ký trực tiếp vào phần này.
2. Công ty cổ phần có thay đổi cổ đông thì cần làm thủ tục gì?
Căn cứ Điều 31
– Thông tin tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính.
– Trường hợp cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần: nếu cổ đông là tổ chức thì cần có tên, địa chỉ trụ sở chính; cổ đông là cá nhân thì cần có họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc; thông tin về số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ trong công ty; số cổ phần và loại cổ phần chuyển nhượng.
– Trường hợp cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng cổ phần: nếu cổ đông là tổ chức thì cần có tên, địa chỉ trụ sở chính; cổ đông là cá nhân thì cần có họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc; thông tin số cổ phần và loại cổ phần nhận chuyển nhượng; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần tương ứng của họ trong công ty.
– Thông tin họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Trình tự thực hiện thay đổi cổ đông trong công ty cổ phần:
Khi đó, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tiến hành chuyển nhượng cổ phần:
Cổ đông nước ngoài tiến hành chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho nhà đầu tư hoặc cổ đông khác trong công ty.
Nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt lưu ý phải thực hiện thanh toán cho giao dịch chuyển nhượng cổ phần trên bằng hình thức chuyển khoản theo quy định tại Pháp lệnh ngoại hối (ngoại trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và các hình thức khác không bằng tiền mặt).
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
– Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài sau khi đã thay đổi.
(Lưu ý: danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài phải bao gồm chữ ký của cổ đông có giá trị cổ phần thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của cổ đông có giá trị cổ phần không thay đổi).
–
– Trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân thì cần giấy tờ pháp lý của cá nhân (bản sao); trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức thì cần bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Lưu ý: Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
– Đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thì cần có Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Bước 3: Nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Sau khi nhận đủ hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.
– Tiếp theo thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cập nhật thông tin về cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp có nhu cầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: