Thừa kế có vai trò quan trọng từ rất lâu trong xã hội loài người. Việc phân chia thừa kế phải đảm bảo có mặt của tất cả những thành viên hương thừa kế và phải được lập thành biên bản. Biên bản họp gia đình về việc phân chia thừa kế là gì?
Mục lục bài viết
1. Biên bản họp gia đình về việc phân chia thừa kế là gì?
Theo quy định tại Điều 609: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.
Biên bản họp gia định về việc phân chia thừa kế là văn bản ghi nhận lại quá trình phân chia thừa kế giữa các thành viên trong gia định.
Việc phân chia thừa kế được tiến hành sau khi cá nhân để lại thừa kế mất đi. Hiện nay, pháp luật thừa nhận hai hình thức thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Việc mở thừa kế và phân chia thừa kế nếu không có di chúc sẽ tiến hành phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật.
Phân chia tài sản thừa kế cần thiết lập thành biên bản nhằm đảm bảo sự ghi nhận ý kiến của các thành viên nhận thừa kế, tranh trường hợp xảy ra tranh chấp sau này.
2. Mẫu biên bản họp gia đình về việc phân chia thừa kế mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày …. tháng …. năm ….
BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH
Phân chia phần đất thừa kế
Hôm nay, ngày … tháng …. năm ….., tại nhà Ông ….. (1): Đội…., xã ….., huyện ……, tỉnh ……… Gia đình Chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái của Ông ……. và Bà ….. (tức …..) với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:
Thành phần tham dự cuộc họp: (2)……
Nội dung cuộc họp: (3)…
Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:
Tán thành:…
Không tán thành:…
Ý kiến khác: …
Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành (4) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chữ ký của người tham gia cuộc họp
Các thành viên ký tên
(Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ …….
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp gia đình về việc phân chia thừa kế chi tiết nhất:
(1): Ghi rõ họ và tên,
(2): Ghi rõ họ và tên của những người có mặt tại buổi họp gia đình
(3): Ghi chi tiết diện biến cuộc họp, thỏa thuận được về những vẫn để gì, người nào có quyền và nghĩa vụ ra sao.
(4): Số lượng bản họp gia đình được lập và giao cho từng người.
Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:
Tán thành: Ghi rõ tên thành viên bỏ biểu quyết tán thành
Không tán thành: Ghi rõ tên thành viên bỏ biểu quyết không tán thành
Ý kiến khác: Ghi ý kiến của thành viên khác (nếu có)
Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành (4) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Cuối đơn phải có đủ chữ ký của người tham gia cuộc họp cùng với xác nhận của UBND xã …….
4. Một số quy định của pháp luật về phân chia thừa kế:
4.1. Quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc:
Quyền của người lập di chúc
– Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
– Điều 626
” Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”
Pháp luật quốc tế hay pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận người có quyền lập di chúc là cá nhân. Việc pháp luật trao cho cá nhân quyền lập di chúc là sự nhân văn của pháp luật thể hiện sư tôn trọng ý chí chủ quan của công dân.
Hình thức của di chúc
– Căn cứ pháp lý: Điều 627, 628
– Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
– Di chúc bằng văn bản bao gồm:
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
– Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
– Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
– Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc với nội dung như sau:
” Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”.
Mặc dù việc quy định về thưa kế theo di chúc thể hiện sự tôn trọng ý chí của người để lại thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật vẫn dành một điều riêng biệt để bảo vệ những đối tượng đặc biệt trong trường hợp họ không nằm trong đối tưởng hưởng thừa kế theo di chúc dựa trên tinh thân nhân văn, nhân đạo
4.2. Quy định về thừa kế theo pháp luật:
– Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Điều 650 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật với nội dung như sau:
” Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc
b) Di chúc không hợp pháp
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Không phải các hàng thừa kế đồng thời được hưởng di sản thừa kế khi người để lại di sản chết. Việc hưởng di sản thừa kế được pháp luật xác định theo một trật tự ưu tiên như sau: những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần thừa kế ngang nhau. Chỉ khi nào trong hàng thừa kế thứ nhất không có hoặc không còn hoặc có nhưng không có quyển nhận, bị truất quyển nhận thừa kế hay khước từ nhận di sản thì những người ở hàng thừa kế say