Ngay sau khi tiến hành phiên hòa giải thì Tòa án sẽ tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải. Theo quy định của pháp luật, thì trong một số trường hợp thì không thể tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải thì phải ra thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải.
Mục lục bài viết
1. Thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải là gì?
Hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải là việc dừng lại, không tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải theo đúng như tiến trình như ban đầu.
Hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải khi:
– Một trong các bên đã được
– Hòa giải viên, Thẩm phán tham gia phiên họp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
– Theo yêu cầu của các bên yêu cầu hoãn phiên họp ghi nhận
Thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải là văn bản do hòa giải viên ra khi quyết định về việc không tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải.
Thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải được dùng để thông báo tới các chủ thể có liên quan đến phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải về việc không tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải.
2. Mẫu Thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải:
Thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải được ban hành là Mẫu 10-HG được ban hành trong phụ lục của Thông tư số 02/2020/TANDTC quy định chi tiết trách nhiệm của
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (2)
————
Số: ……/20…./TB-HG
……, ngày …… tháng ….. năm 20……
THÔNG BÁO
HOÃN PHIÊN HỌP GHI NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI
Kính gửi: (3) …
Địa chỉ:(4) ……
Số điện thoại: ……. ; số fax: ……(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: ……. (nếu có).
Thành phần tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải gồm có:
– Hòa giải viên: ……
– Người khởi kiện/người yêu cầu:(5) ……
Địa chỉ:(6) ……
Người đại diện hợp pháp của người khởi kiện/người yêu cầu:(7) …..
Địa chỉ:(8) ……
– Người bị kiện: (9) ……
Địa chỉ: (10) ……
Người đại diện hợp pháp của người bị kiện:(11) ……
Địa chỉ:(12) ……
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(13) ……
Địa chỉ:(14) ……
Người đại diện hợp pháp của có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(15) ……
Địa chỉ:(16) ……
– Người phiên dịch:(17) ……
Địa chỉ:(18) ……
– Thẩm phán tham gia phiên họp:(19) …..
Theo dự kiến, ngày … tháng … năm …, phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải giữa (20) …… và …. diễn ra tại
Căn cứ (22) ……
Hòa giải viên hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải nêu trên. Thời gian mở lại phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải sẽ được thông báo sau.
Nếu Ông/Bà có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với Hòa giải viên qua số điện thoại ……. để được giải đáp./.
Nơi nhận:
– Như kính gửi;
– Lưu: VT.
HÒA GIẢI VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Soạn thảo Thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải
Mẫu 10-HG Thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(5), (6), (9), (10), (13), (14), (17) và (18) Ghi như hướng dẫn tại điểm (3) và điểm (4).
(7), (8), (11), (12), (15) và (16) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại… là người đại diện theo pháp luật của người khởi kiện (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B; cư trú tại… là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện (Văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…).
(19) Ghi tên Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải.
(20) Ghi tên người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện như hướng dẫn tại điểm (3).
(21) Ghi rõ lý do của việc hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải thuộc trường hợp cụ thể nào quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (ví dụ: Xét thấy người bị kiện đã dược Hòa giải viên thông báo hợp lệ mà vắng mặt vì bị tai nạn lao động phải di cấp cứu tại bệnh viện,…).
(22) Tùy từng trường hợp cụ thể mà ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Điều 29 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
4. Hậu quả pháp lý của việc hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải
Tại Điều 29 Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án năm 2020 quy định Hoãn phiền họp, mở lại phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
1. Hòa giải viên hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Một trong các bên đã được thông báo mà vắng mặt. Trường hợp vắng mặt lần thứ hai mà không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì chấm dứt hòa giải, đối thoại; Hòa giải viên chuyển đơn và tài liệu kèm theo cho Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
– Hòa giải viên, Thẩm phán tham gia phiên họp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
– Theo yêu cầu của các bên.
2. Khi hoãn phiên họp, Hòa giải viên phải thông báo bằng văn bản cho những người quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. Thời gian hoãn phiên họp là không quá 07 ngày kể từ ngày ra thông báo hoãn phiên họp.
3. Hết thời gian quy định tại khoản 2 Điều này, Hòa giải viên phải mở lại phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại.”
Như vậy, có thể thấy khi hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải thì phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải được dừng lại, không tiến hành nữa. Và thông báo này phải được gửi đến các bên, người đại diện, người phiên dịch; thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công (sau đây gọi chung là Thẩm phán tham gia phiên họp).
Thời gian hoãn phiên họp là không quá 07 ngày kể từ ngày ra thông báo hoãn phiên họp, tức là nhiều nhất là sau 7 ngày hoãn phiên họp thì Hòa giải viên phải tiến hành mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải.
Trong trường hợp một trong các bên mà vắng mặt lần thứ hai mà không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì chấm dứt hòa giải, đối thoại; Hòa giải viên chuyển đơn và tài liệu kèm theo cho Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 41 của Luật này. Tức là hoạt động chấm dứt hòa giải, đối thoại tại tòa án. Hòa giải viên tiến hành chuyển đơn và tài liệu kèm theo cho Tòa án đã nhận đơn để tiến hành xem xét, thụ lý vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. Hòa giải viên lập biên bản chấm dứt việc hòa giải, đối thoại. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản, Hòa giải viên phải gửi biên bản kèm theo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu kèm theo cho Tòa án đã nhận đơn và thông báo cho các bên biết.
Như vậy, việc hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải chỉ được tiến hành khi có đủ các điều kiện theo luật định. Khi quyết định hoãn phiên họp thì phải gửi thông báo hoãn phiên họp cho các chủ thể tham gia phiên họp. Đồng thời, phiên họp phải được tiến hành nhiều nhất là sau 7 ngày khi ra thông báo hoãn phiên họp. Khi các bên hòa giải vắng mặt lần thứ hai mà không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì chấm dứt hòa giải, đối thoại.