Luân chuyển người lao động sang địa điểm khác nhưng không thông báo. Chuyển người lao động sang địa điểm khác làm việc.
Luân chuyển người lao động sang địa điểm khác nhưng không thông báo. Chuyển người lao động sang địa điểm khác làm việc.
Tóm tắt câu hỏi:
Mong luật sư tư vấn giúp em ak. Hiện tại e đang làm nhân viên bán hàng,e có kí hợp đồng thời vụ với công ty.nay công ty có thông báo luân chuyển em sang làm địa điểm khác mà không thông báo trước cho em. Luật sư cho e hỏi công ty làm vậy có đúng quy định pháp luật không.nếu công ty sai em được hưởng những quyền lợi gi ak.em muốn kiện có được không và làm như thế nào ak ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
I. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật lao động 2012;
– Nghị định 119/2014/NĐ-CP;
– Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
II. Luật sư tư vấn:
1. Về việc công ty luân chuyển bạn sang địa điểm làm việc khác
Theo Điều 12 “Bộ luật lao động 2019” thì hợp đồng lao động theo thời vụ là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có tính chất không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ mỗi bên trong hợp đồng. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. Khi hợp đồng lao động theo mùa vụ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong vòng 30 ngày làm việc hai bên phải tiến hành ký
Về việc thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, Điều 30 “Bộ luật lao động 2019” có quy định:
"Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên".
Theo đó, việc thực hiện địa điểm làm việc phải tuân theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên. Nếu không có sự thỏa thuận này thì sẽ không được phép thay đổi địa điểm lao động của người lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 “Bộ luật lao động 2019”. Căn cứ vào quy định này, công ty tự ý thay đổi địa điểm làm việc của bạn mà không báo trước là trái với pháp luật.
Theo Điều 7
"2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đáy:
a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động".
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
2. Về việc khiếu nại quyết định luân chuyển địa điểm làm việc của công ty
Do quyết định chuyển địa điểm làm việc của công ty đối với bạn là không có căn cứ pháp luật nên bạn có quyền khiếu nại với người lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động. Nhưng bạn phải tiến hành khiếu nại trong thời hiệu cho phép quy định tại Điều 7
"Điều 7. Thời hiệu khiếu nại
1. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân dạy nghề, của tổ chức, cá nhân đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị khiếu nại.
2. Thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định đó.
3. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại".
Trình tự khiếu nại được thực hiện như sau:
"Điều 5. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân dạy nghề; tổ chức, cá nhân đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại thực hiện khiếu nại lần hai theo quy định sau đây:
a) Đối với khiếu nại về lao động, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
b) Đối với khiếu nại về dạy nghề, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
c) Đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theohợp đồng, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định này.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 27 Nghị định này thì người khiếu nại có quyền khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại và văn bản liên quan hoặc khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định này".
Theo đó, đối với việc khiếu nại lần đầu, trong vòng 180 ngày kể từ ngày bạn nhận được quyết định luân chuyển địa điểm làm việc và có căn cứ cho rằng quyết định đó của công ty là trái quy định pháp luật thì bạn có quyền khiếu nại lên người sử dụng lao động để được giải quyết. Nếu người sử dụng lao động giải quyết không thỏa đáng, bạn không đồng ý với phương án giải quyết đó thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khiếu nại lần một hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định 119/2014/NĐ-CP, bạn có thể khiếu nại lần hai lên Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
Về hình thức khiếu nại, Điều 6 Nghị định 119/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
"1. Khiếu nại thực hiện bằng hình thức gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, được quy định như sau:
a) Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn thì trong đơn khiếu nại ghi rõ nội dung sau đây: ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Đơn khiếu nại do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định tại Điểm a Khoản này và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.
(…)
3. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Nghị định này".
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bạn khiếu nại thì cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết khiếu nại cho bạn.