Lừa ký hợp đồng đặt cọc khi vay tiền đánh đề. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có đánh lô đề và nợ chủ đề số tiền 100 triệu. Tôi có viết giấy vay. Nhưng do không để ý nên tôi đã viết vào tờ
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 122 Bộ luật dân sự quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
“Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Như vậy, hợp đồng giao dịch dân sự trong đó có hợp đồng đặt cọc có hiệu lực chỉ khi đáp ứng điều kiện chủ thể tham gia giao kết, mục đích và nội dung giao dịch, ý chí của các chủ thể tham gia giao dịch và phải tuân thủ hình thức của hiệu lực hợp đồng là lập bằng văn bản. Nhưng trong trường hợp của bạn, bạn trình bày thì xác định hợp đồng của bạn chưa thỏa mãn điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đó là các điều kiện sau:
+ Ý chí của chủ thể ký kết hợp đồng: Bởi bạn không biết hợp đồng đó là hợp đồng đặt cọc mà chỉ nghĩ là hợp đồng vay nên tham gia giao kết hợp đồng;
+ Mục đích và nội dung của giao dịch trong trường hợp này vi phạm điều cấm của pháp luật: Bởi số tiền bạn vay là số tiền bạn đánh lô đề và nợ chủ đề. Hành vi đánh lô đề là hành vi pháp luật nghiêm cấm, pháp luật nghiêm cấm hành vi đánh đề và ghi đề dưới mọi hình thức nên việc chủ đề cho bạn vay để thực hiện hành vi đánh đề là trái quy định pháp luật nên mục đích và nội dung giao dịch là vi phạm điều cấm pháp luật.
Nếu giao dịch dân sự không thỏa mãn các điều kiện tại Điều 122 Bộ luật dân sự thì giao dịch dân sự đó sẽ vô hiệu. Trong trường hợp của bạn thì ban có thể yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng giao dịch dân sự cụ thể là hợp đồng đặt cọc là vô hiệu do không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Theo đó, khi tuyên bố hợp đồng đặt cọc vô hiệu hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự được quy định như sau tại Điều 137 Bộ luật dân sự:
“Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
>>> Luật sư
Nếu xác định giao dịch dân sự cụ thể là hợp đồng đặt cọc của bạn được xác định là vô hiệu thì không phát sinh quyền, nghĩa vụ của bạn với chị B theo như hợp đồng đặt cọc bạn đã giao kết và 2 bên sẽ xác định lại quyền và nghĩa vụ của 2 bên.