Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Vay nợ tiền không trả phạm tội gì? Làm gì khi bạn mượn tiền không trả?

Tư vấn pháp luật

Vay nợ tiền không trả phạm tội gì? Làm gì khi bạn mượn tiền không trả?

  • 26/04/202226/04/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    26/04/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Vay tiền không trả phải làm sao? Vay nợ tiền không trả phạm tội gì? Trách nhiệm hình sự khi vay tiền nhưng không trả.

    Theo ghi nhận hiện nay những vụ tranh chấp do vay mượn tài sản đang là những tranh chấp phổ biến nhất tại tòa án. Khi vay nợ luôn có nhiều trường hợp, có người tự giác thanh toán khoản nợ đúng hạn sòng phẳng, nhưng có những trường hợp ngược lại. Có nhiều lý do khiến người vay nợ không trả nợ cho bên cho vay, chẳng hạn như đến hạn mà không có khả năng chi trả, hoặc cố tình trốn nợ không trả, dù là như thế nào thì pháp luật cũng đã quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đó là bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay, do đó dù về bất cứ lý do gì bên vay đều có quyền được đòi lại số tiền đã cho vay của mình. Vậy hiện tại đặt ra vấn đề vay tiền không trả thì có thể bị xử lý như thế nào? Vay tiền không trả thì có phạm tội không?

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Việc vay nợ không trả do không có khả năng chi trả:
    • 2 2. Trường hợp vay nợ không trả do cố tình trốn nợ:
    • 3 3. Vay tiền ngân hàng không trả được có phạm tội gì không?
    • 4 4. Tố cáo người vay tiền bỏ trốn khỏi địa phương:
    • 5 5. Vay tiền nhưng mất khả năng chi trả có phạm tội không?
    • 6 6. Vay tiền không trả đúng hạn có phạm tội không?

    1. Việc vay nợ không trả do không có khả năng chi trả:

    Về cơ bản, vấn đề vay nợ thuộc về các vấn đề dân sự, các bên thỏa thuận về số tiền vay, lãi xuất (nếu có), thời gian trả nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên, chỉ cần thỏa  thuận này không trái với quy định của pháp luật và không trái với đạo đức thì đều sẽ được pháp luật công nhận. Bộ luật Dân sự 2015 quy định cả bên vay và bên cho vay đều phải thực hiện theo đúng theo những gì mình đã thỏa  thuận. Trường hợp đến hẹn trả nợ mà bên vay không trả, hoặc trả không đủ thì các bên có thể tiếp tục thương lượng thỏa thuận về việc gia hạn khoản vay cũng như là lãi suất quá hạn.

    Truy-cuu-hanh-vi-vay-tien-nhung-bo-tron-khong-tra.jpg

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568

    Trường hợp các bên không thỏa thuận được, mà bên vay không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân dự, và các bên có thể yêu cầu tòa án dân sự giải quyết.

    Về thủ tục kiện đòi lại tiền, bên cho vay sẽ phải nộp đơn khởi kiện kèm theo các bằng chứng, chứng cứ gửi tới Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi bị đơn (bên vay tiền) đang cư trú. Tòa án sẽ xem xét và yêu cầu bên vay tiền thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Trong trường hợp sau khi đã có bản án quyết định của tòa mà bên vay không tự nguyện thực hiện bản án thì bên cho vay có thể yêu cầu bên thi hành án sử dụng các biện pháp cưỡng chế thực hiện bản án của Tòa. Lúc này sẽ đặt ra hai trường hợp:

    – Bên cho vay có tài sản để trả nợ: khi đó bên thi hành án sẽ tiến hành kê biên tài sản để lấy tiền trả nợ cho bên cho vay. Chẳng hạn như là kê biên đất đai, nhà cửa, xe cộ, phong tỏa tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng, trường hợp không có tài sản thì sẽ cưỡng chế trừ dần vào thu nhập hàng tháng để lấy tiền trả nợ cho bên cho vay, khi đó việc trả nợ được đảm bảo nhưng thời gian thu hồi nợ sẽ lâu và số tiền bị chia nhỏ, số tiền nợ càng lớn càng khó thu hồi.

    – Bên vay không có bất cứ tài sản gì để chi trả: trong trường hợp bên vay tiền đã rơi vào hoàn cảnh không có bất cứ khả năng nào để chi trả khoản nợ này thì đây sẽ được xác định là rủi ro của bên cho vay. Và bên cho vay buộc phải đợi đến khi nào bên vay có tiền thì mới có thể trả nợ cho mình được.

    2. Trường hợp vay nợ không trả do cố tình trốn nợ:

    Nếu như trong trường hợp bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả chỉ là giải quyết dân sự thì trường hợp bên vay cố tình dùng các thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để trốn nợ thì đây đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Tùy theo mục đích và thủ đoạn mà bên vay tiền sử dụng để chiếm đoạt số tiền vay mà chia thành hai trường hợp: Vay tiền không trả phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và vay tiền không trả phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản lần lượt quy định tại Điều 174 và Điều 175 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017.

    Xem thêm: Mẫu hợp đồng mượn tiền giám đốc không lãi suất mới nhất

    – Xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

    Đây là trường hợp đặt ra khi bên vay và bên cho vay giao kết  giao dịch vay bằng hình thức hợp đồng. Sau khi có được số tiền này thì dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản như là bỏ trốn để không phải trả nợ, hoặc có điều kiện, khả năng chi trả nhưng cố tình không trả, hoặc đã sử dụng số tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ.

    Ví dụ: K vay của H một số tiền là 100 triệu đồng, có viết giấy tờ vay và có chữ ký rõ ràng của hai bên, ngày ký giấy tờ vay là ngày 01/02/2019, thời hạn trả nợ là 03 tháng kể từ ngày vay tiền, K có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số tiền nợ cho H. Tuy nhiên khi hết thời hạn 03 tháng, H gọi điện yêu cầu K trả lại số tiền 100 triệu của mình, tuy nhiên K từ chối và nói hiện không có tiền trả và xin gia hạn khoản vay thêm 01 tháng và H đồng ý. Tuy nhiên sau 01 tháng đó K vẫn không trả lại tiền, H liên hệ qua điện thoại không được, đến nơi cư trú thì biết H đã bỏ đi khỏi nơi cư trú do đồng thời cũng vay nợ nhiều người mà không trả được, hiện tại không ai liên hệ được với K. Hành vi của K như vậy có thể là đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, do có hành vi vay tiền bằng hình thức hợp đồng nhưng lại bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

    – Xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là trường hợp đặt ra khi ngay từ đầu bên vay tiền đã có ý định chiếm đoạt số tiền vay. Bên vay dùng thủ đoạn gian dối như là nói dối, hoặc tạo dựng một hoàn cảnh giả… để lừa người vay cho vay tiền rồi không trả để chiếm đoạt luôn số tiền đó.

    Chẳng hạn như A và B là bạn cùng xóm trọ, ngày 01/04/2019 A vay B năm triệu đồng nói dối là mẹ A ở quê bị đột quỵ và cần phải có tiền chữa trị gấp. B tin tưởng cho A vay tiền và đêm hôm đó A thu dọn đồ đạc nói là về quê chăm sóc mẹ, trước khi đi A hứa là khi nào mẹ đỡ bệnh sẽ lên trả tiền cho B. Nhưng nhiều ngày sau B liên hệ với A không được, A tắt điện thoại và không trả lời cuộc gọi cũng như là tin nhắn của B, B liên hệ với bạn cùng quê của A thì được biết mẹ A hoàn toàn không bị bệnh và A cũng không về quê. Như vậy hành vi của A là hành vi có dấu hiệu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do  ngay từ đầu mục đích của A đã là lừa dối B là mẹ bị ốm để có được số tiền vay rồi sau đó bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.

    Đối với những trường hợp lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trên thì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bên cho vay cần phải làm thủ  tục trình báo hoặc tố cáo tội phạm tới cơ quan công an để được điều tra giải quyết, do những hành vi này đã có yếu tố cấu thành tội hình sự theo quy định của pháp luật.

    3. Vay tiền ngân hàng không trả được có phạm tội gì không?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xem thêm: Mẫu hợp đồng cho vay tiền cá nhân có giá trị pháp lý mới nhất năm 2022

    Em có vay tiền bên Công ty tài chính PPF số tiền là 23 triệu. Em góp trong vòng 18 tháng , mỗi tháng em góp 2,3 triệu . Đến nay em đã góp được 13 tháng. Còn lại 5 tháng nữa. Hiện tại bay giờ em không có tiền để góp nữa. Bên phía Công  ty có gói điện thoại cho em, yêu cầu em góp đúng hẹn, em có hứa với Công ty họ qua tết em sẽ góp đầy đủ và đúng hẹn. Công ty tài chính PPF  không đồng  ý và đồng thời Công ty họ đòi gửi đơn khởi kiện triệu tập em ra tòa khẩn cấp với tội danh lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của họ. Luật sư cho em hỏi như vậy là em có bị kiện ra tòa hay không. Thời gian khởi kiện là bao lâu. Và có bị gắn với tội danh đó hay không. Em cầm ơn Luật sư.

    Luật sư tư vấn:

    Thứ nhất, có phải chịu trách nhiệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?

    Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015

    Đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội phải có hành vi gian dối đến người bị hại tin mà giao tài sản của họ cho người phạm tội. Trên cơ sở những thông tin bạn đưa ra thì trong trường hợp này bạn không có hành vi gian dối trước khi giao kết hợp đồng vay nên trường hợp bạn không phạm vào Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói trên. Đồng thời với thông tin bạn đưa ra thì có thể thấy trường hợp này công ty kiện bạn ra Tòa về tranh chấp dân sự chứ không phải việc tố giác tội phạm. Việc giải quyết tranh chấp sẽ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Thứ hai, về thời hạn giải quyết vụ án: Tùy vào vụ việc cụ thể mà vụ án có thể đưa ra xét xử trong vòng là 4 tháng hoặc 6 tháng.

    4. Tố cáo người vay tiền bỏ trốn khỏi địa phương:

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào luật sư! Tôi xin hỏi luật sư vụ việc cụ thể như sau: Tôi có cho một người bạn vay tiền với số tiền là 15.000.000 đồng. Khi vay tiền người bạn này có viết cho tôi một giấy xác nhận vay mượn tôi 15.000.000 đồng, thời hạn trả nợ trong vòng 10 ngày (hạn trả nợ là 17/2/2016) sẽ hoàn trả đầy đủ số tiền nợ 15.000.000 đồng + lãi. Lúc viết giấy xác nhận nợ không có người làm chứng, không có thế chấp tài sản, chỉ có bên vay đưa cho tôi 1 chứng minh nhân dân của bên vay. Đến ngày 17/2/2016, người bạn này đã đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, tắt điện thoại, không thể liên lạc được. Tôi tìm đến nhà thì được tin là người đó cũng ôm tiền của nhiều người xung quanh bỏ trốn. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có thể kiện được anh ta không?

    Xem thêm: Mẫu giấy cho vay tiền cá nhân viết tay mới nhất năm 2022

    Luật sư tư vấn:

    Trong trường hợp của bạn, sẽ chia hai trường hợp như sau:

    + Ngay từ đầu người này đã có ý định chiếm đoạt tài sản thông qua việc vay tiền từ bạn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự.

    + Nếu sau khi mượn tiền của bạn xong, người này có ý định chiếm đoạt thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015.

    Theo quy định trên, người vay tiền của bạn 15.000.000 đồng có giấy xác nhận việc vay nợ, sau khi nhận được số tiền vay của bạn, người này đã có hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt số tài sản đó, người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự 2015.

    Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an cấp huyện nơi người vay tiền đó cư trú để tố cáo hành vi phạm tội của người đó.

    5. Vay tiền nhưng mất khả năng chi trả có phạm tội không?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Thưa luật sư trước tôi có làm việc tại một Công ty TNHH và có vay ngân hàng số tiền là 38.000.000 đồng nhưng vừa rồi tôi đã bị nghỉ việc, hiện chưa có việc làm nên tôi chưa có khả năng chi trả số tiền hàng tháng theo hợp đồng. Như vậy tôi xin hỏi tôi có bị khép vào tội tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không ạ?

    Xem thêm: Chi phí lãi vay thực là gì? Chi phí lãi vay thực và minh bạch tài chính

    Luật sư tư vấn:

    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 thì hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới bốn triệu đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác của điều luật như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Dựa vào thông tin mà bạn cung cấp trước đây bạn có làm việc tại một Công ty TNHH và có vay ngân hàng số tiền là 38.000.000 đồng nhưng vừa rồi bạn đã bị nghỉ việc, hiện chưa có việc làm nên tôi chưa có khả năng chi trả số tiền hàng tháng theo hợp đồng. Do đó, dựa theo thông tin này cho thấy trong trường hợp này bạn đã vay số tiền là 38.000.000 đồng của ngân hàng bằng hình thức hợp đồng. Nhưng hiện tại bạn mất khả năng chi trả số tiền hàng tháng theo hợp đồng vì lý do đã nghỉ việc tại công ty và hiện tại vẫn chưa có việc làm. 

    Như vậy, ở đây bạn không hề dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền đã vay, hoặc sử dụng số tiền này vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả tiền. Vì vậy, có thể khẳng định, đối với trường hợp này của bạn, không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    6. Vay tiền không trả đúng hạn có phạm tội không?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Luật sư cho em hỏi, em vay 14 triệu của công ty PPF tháng 9 năm 2014 và trả 1 tháng 1 triệu 583 nghìn, trả trong 15 tháng. Em đóng được 10 kỳ thì mang thai và không có khả năng đóng tiếp, từ đó đến nay PPF có gọi cho em mấy lần. Gia đình em vì bực mình nên em đã không nghe điện thọai nữa. Đến nay thì em nhận được tin nhắn PPF sẽ kiện em ra tòa vì tội lừa đảo chiếm đọat tài sản. Như vậy nếu em bị kiện em có ở tù không?

    Luật sư tư vấn:

    Theo như quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, một người bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu người đó có thủ đoạn gian dối và nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Như bạn trình bày, bạn vay tiền của công ty PPF, đã trả được một thời gian nhưng sau đó không có khả năng đóng tiếp. Trước khi vay công ty PPF bạn không hề có ý định sẽ chiếm đoạt số tiền vay (biểu hiện là bạn đã cố gắng trả 10 kỳ và vì khó khăn nên mới không tiếp tục trả được) và cũng không có thủ đoạn gian dối gì để lừa công ty PPF cho bạn vay tiền cả. Do đó, bạn không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Theo quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu sau khi nhận tiền thông qua một hợp đồng vay với công ty PPF sau đó bạn sử dụng số tiền vay này vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản (đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy,…) hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Như bạn trình bày, bạn không tiếp tục trả tiền theo đúng kỳ hạn với công ty PPF là do sinh con nên khó khăn không có tiền trả, bạn không nghe điện thoại của công ty PPF là vì phiền chứ không có mục đích chiếm đoạt số tiền còn lại và không trả, do đó bạn không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Như vậy, bạn không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự nên bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự (không phải đi tù). Tuy nhiên bạn cần liên hệ với công ty PPF để thỏa thuận lại về thời hạn trả nợ và cho công ty biết bạn đang trong thời gian khó khăn chứ không hề có mục đích chiếm đoạt số tiền còn lại. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau, công ty PPF vẫn có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bạn trả nợ cho công ty.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 9.537 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Làm giả giấy tờ

    Mượn tiền

    Vay tiền

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Mẫu hợp đồng mượn tiền giám đốc không lãi suất mới nhất

    Mẫu hợp đồng mượn tiền giám đốc không lãi suất? Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng mượn tiền giám đốc không lãi suất? Đặc điểm của hợp đồng mượn tiền giám đốc không lãi suất?

    Chi phí lãi vay thực là gì? Chi phí lãi vay thực và minh bạch tài chính

    Chi phí lãi vay thực là gì? Chi phí lãi vay thực và minh bạch tài chính

    Khoản vay 125% là gì? Cách thức hoạt động của khoản vay 125%

    Khoản vay 125% là gì? Cách thức hoạt động của khoản vay 125%?

    Công văn 4815/TCT-CS năm 2016 về chính sách thuế doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân khác vay, mượn tiền nhưng không tính lãi do Tổng cục Thuế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 4815/TCT-CS năm 2016 về chính sách thuế doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân khác vay, mượn tiền nhưng không tính lãi do Tổng cục Thuế ban hành

    Mẫu đơn tố giác làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản chi tiết nhất

    Đơn tố giác làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản là gì? Khi nào soạn thảo đơn tố giác làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản? Mẫu đơn tố giác làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản 2021 mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo đơn tố giác làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản chi tiết nhất? Cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

    Mẫu đơn tố giác hành vi làm giả giấy tờ lừa đảo tải sản chi tiết nhất

    Đơn tố giác hành vi làm giả giấy tờ lừa đảo tải sản là gì? Mục đích của đơn tố giác hành vi làm giả giấy tờ lừa đảo tải sản? Mẫu đơn tố giác hành vi làm giả giấy tờ lừa đảo tải sản 2021? Hướng dẫn viết đơn tố giác hành vi làm giả giấy tờ lừa đảo tải sản? Hành vi làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản bị xử phạt như thế nào? Tiếp nhận đơn tố giác hành vi làm giả giấy tờ lừa đảo tải sản?

    Làm giả, giả mạo hồ sơ vay vốn ngân hàng bị xử lý như thế nào?

    Các hình thức cơ bản của vay vốn tại ngân hàng? Các điều kiện cần có để có thể thực hiện vay vốn tại ngân hàng? Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi giả mạo hồ sơ vay vốn? Làm giả hồ sơ vay vốn ngân hàng bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm khi giả mạo, lập khống hồ sơ vay vốn ngân hàng?

    Vay tiền ngân hàng không trả được có phạm tội phải đi tù không?

    Vay tiền ngân hàng không trả có phạm tội không? Nghĩa vụ bên vay trong hợp đồng vay tiền.

    Vay tiền không trả nợ đúng hạn, bỏ trốn có phải đi tù không?

    Vay tiền không trả nợ đúng hạn có phải đi tù không? Vay tiền trả góp nhưng sức khỏe yếu nên không trả đúng hạn.

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Điều kiện ra đời và nội dung của Triết học phương Tây hiện đại

    Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của triết học phương Tây hiện đại? Một số nội dung triết học phương Tây hiện đại?

    Điều kiện ra đời, phát triển và nội dung của triết học cổ điển Đức 

    Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của triết học cổ điển Đức? Một số nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức?

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

    Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

    Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND tỉnh An Giang? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Công an tỉnh An Giang

    Công an tỉnh An Giang ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an tỉnh An Giang? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an An Giang mới nhất.

    Mẫu đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai mới nhất 2022

    Mẫu đơn khiếu nại về đất đai? Mẫu đơn khiếu nại tranh chấp đất đai? Thẩm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp về đất đai? Tranh chấp về đất đai có phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã?

    Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất năm 2022

    Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương là gì? Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đại tại địa phương để làm gì? Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương 2022? Hướng dẫn, lưu ý đối với đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương.

    Tham ô là gì? Tham ô tài sản khác tham nhũng tài sản như thế nào?

    Tham ô là gì? Tham nhũng là gì? Tham ô tài sản khác tham nhũng tài sản như thế nào? Khung hình phạt đối với tội tham ô, tham nhũng mới nhất? Hình thức xử lý hành vi tham ô, tham nhũng?

    Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư mới nhất năm 2022

    Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư là gì? Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư 2022? Một số quy định của pháp luật về thực hiện dự án đầu tư?

    Trợ cấp thôi việc là gì? Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm?

    Trợ cấp thôi việc là gì? Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm? Trường hợp nào không được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng?

    Công tác phí là gì? Quy định về chế độ công tác phí cho người đi công tác?

    Công tác phí là gì? Quy định về chế độ công tác phí cho người đi công tác? Mức phụ cấp lưu trú theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC? Quy định về phụ cấp lưu trú khi đi công tác, chế độ công tác phí cho người đi công tác mới nhất.

    Miễn nhiệm là gì? Quy định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm của cán bộ?

    Miễn nhiệm là gì? Quy định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ? Chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm? Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức?

    Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật?

    Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật là gì? Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền?

    Có được sử dụng đăng ký xe photo công chứng khi tham gia giao thông không?

    Sử dụng giấy đăng ký xe photo công chứng khi tham gia giao thông có vi phạm không? Xe mua trả góp, ngân hàng giữ giấy tờ gốc. Sử dụng đăng ký xe photo công chứng đi đường có sao không?

    Sổ đỏ không thể hiện đường đi có thể bổ sung vào sổ đỏ không?

    Có thể bổ sung lối đi vào sổ đỏ không? Thủ tục bổ sung lối đi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Đất trồng cây lâu năm là gì? Có được phép xây nhà ở trên đất trồng cây lâu năm không?

    Đất trồng cây lâu năm là gì? Có được phép xây nhà ở trên đất trồng cây lâu năm không? Mức xử phạt đối với hành vi xây nhà trên đất trồng cây lâu năm? Làm thế nào để có thể xây nhà ở trên đất trồng cây lâu năm được một cách hợp pháp?

    Tội cưỡng dâm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

    Cưỡng dâm là hành vi của một người dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu với mình.

    Hiếp dâm là gì? Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu?

    Hiếp dâm là gì? Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu? Sự khác biệt giữa hành vi hiếp dâm, hành vi cưỡng dâm, hành vi dâm ô và hành vi giao cấu?

    Cưỡng dâm là gì? Tội cưỡng dâm theo quy định Bộ luật hình sự?

    Cưỡng dâm là gì? Tội cưỡng dâm theo quy định Bộ luật hình sự? Phân biệt cưỡng dâm và hiếp dâm? Phân tích các yếu tố cấu thành tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi?

    Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Bộ luật hình sự

    Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là gì? Quy định của Bộ luật Hình sự về Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá