Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những quyền lợi quan trọng mà người lao động sẽ được đảm bảo nếu có tham gia trong suốt thời gian tham gia lao động. Tuy nhiên, không phải bất kỳ đối tượng nào cũng được tham gia bảo hiểm và hưởng chế độ này. Vậy, Lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ được xây dựng với mục đích bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Khi đề cập đến vấn đề tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động thì tại khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm 2013 giải thích: Người lao động là công dân Việt Nam, đảm bảo độ tuổi theo quy định là từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động tham gia làm việc theo
+ Trực tiếp giao kết và thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Ngoài ra, nếu ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn cũng tuân thủ quy định về tham gia bảo hiểm bắt buộc;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
– Pháp luật về bảo hiểm xã hội cũng đã quy định: đối với người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không thuộc đố tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
– Bảo hiểm thất nghiệp khi đóng không chỉ là người lao động phải trích khoản tiền lương, tiền công hoặc khoản phí khác để chi trả mà người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Có thể kể đến cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
Với nội dung đã trình bày thì đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Pháp luật chưa có đề cập đến đối tượng là người nước ngoài được hưởng chế độ này. Hiện nay, nếu người lao động nước ngoài có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội để đảm bảo được quyền lợi cơ bản của cá nhân đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ( trừ bảo hiểm thất nghiệp) và bảo hiểm y tế. Cụ thể nội dung sẽ được trình bày cụ thể trong mục tiếp theo của bài viết.
2. Những loại bảo hiểm nào người lao động nước ngoài được pháp luật ghi nhận là cho tham gia?
2.1. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Có nhiều lý do khác nhau để người lao động là người nước ngoài không được tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng nếu tham gia bảo hiểm xã hội trong lĩnh vực khác thì cũng phải thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có điều kiện. Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP những điều kiện đó được quy định sau:
– Giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam;
Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài có đủ điều kiện nêu trên nhưng vẫn sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có sự di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định;
Trong đó, người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục; (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP);
– Liên quan đến độ tuổi của người lao động: người này đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động;
Ngoài ra quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì người lao động nước ngoài đủ điều kiện sẽ được thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
2.2. Đối với bảo hiểm y tế:
Bảo hiểm y tế là lĩnh vực được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức trong nước và kể cả những đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, theo Điều 12
Như vậy, cá nhân là người lao động nước ngoài nếu có mong muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì vẫn nằm trong đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo luât định và phải thỏa điều kiện hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
3. Vì sao người nước ngoài không được tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Theo pháp luật lao động thì người nước ngoài hoàn toàn có thể tham gia làm việc trên lãnh thổ Việt Nam nhưng phải đảm bảo các điều kiện liên quan đến độ tuổi, chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; không đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam; Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154
Có thể thấy, pháp luật quy định chặt chẽ về việc chấp thuận để NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng tại sao lại không ghi nhận để các cá nhân này được tham gia đóng và hưởng chế độ BHTN. Trong khi đó, NLĐ nước ngoài trong quá trình làm việc cũng sẽ có những khoảng thời gian tương tự như người lao động Việt Nam có thời gian nghỉ việc và phải tìm kiếm việc làm khác;
Để phần nào lý giải được thắc mắc trên thì bạn đọc có thể hiểu: Theo quy định hiện hành, NLĐ chỉ khi tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp thì mới có tiền đề xem xét điều kiện được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nên việc người lao động không thuộc đối tượng đóng thì đương nhiên không được hưởng. Những chế độ của BHTN không phải chỉ chi trả trợ cấp thất nghiệp hằng tháng cho NLĐ khi thất nghiệp mà còn tư vấn hỗ trợ học nghề; giới thiệu việc làm cho NLĐ. Đến nay, chỉ giải quyết và hỗ trợ các chế độ trên cho NLĐ là người Việt Nam; Còn đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được chi trả vì trước khi được chấp thuận vào Việt Nam làm việc thì đa phần cá nhân này là người có trình độ, việc tìm kiếm việc làm sau khi đã nghỉ việc không khó khăn để tìm kiếm việc mới; đồng thời các cá nhân này thường chỉ làm việc với thời gian ngắn hạn.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Luật Việc làm năm 2013;
– Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: