Quy định cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2021. Điều kiện hưởng, mức hưởng, cách tính mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mới nhất năm 2021.
Mục lục
Luật sư tư vấn cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp qua điện thoại: 1900.6568
1. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
a. Chấm dứt
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
b. Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp hợp đồng lao động xác định và không xác định thời hạn.
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng).
c. Đã nộp
d. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây:
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở
– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Chết.
Lưu ý: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động NLĐ nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
2. Cách tính và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp
* Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp:
– Hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
– Nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
– Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của
* Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
* Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp: Được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày.
* Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thất nghiệp: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%
TUY NHIÊN, không phải trường hợp nào cũng như trường hợp nào: Nếu như trường hợp người lao động đóng bảo hiểm gián đoạn trước thời điểm nghỉ việc thì sao? Trường hợp họ nộp hồ sơ vào các thời điểm khác nhau thì thời điểm và thời gian hưởng tính thế nào? Mức hưởng và tiền lương làm căn cứ hưởng trợ cấp thất nghiệp là tiền lương trên hợp đồng lao động, tiền lương đóng bảo hiểm hay tiền lương thực nhận?
3. Bị sa thải có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm hư ổ khóa của công ty, thiệt hại số hàng hóa chuyển cho khách. Tôi bị sa thải, bạn tôi nói nếu bị sa thải sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy có đúng hay không. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019” nếu bạn gây thiệt hại về tài sản nghiêm trọng cho chủ sử dụng lao động thì bạn có thể bị áp dụng kỷ luật sa thải:
“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc,
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Cũng theo quy định của Luật Việc làm 2013:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;…”
Mặt khác, theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ – CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì
Vì vậy, bạn bị sa thải nhưng vẫn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn vẫn được hưởng bình thường.
4. Có cần làm thủ tục bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thắc mắc BHTN Chào công ty, Em nghỉ việc công ty cũ từ tháng 05.2016 đến tháng 07.2016 em đóng BH ở công ty mới. Nhưng đến hiện tại (12.2016) đã quá hạn nhận BHTN tháng 05 và tháng 06 thì theo em biết quá 03 tháng sẽ không được nhận BHTN nữa mà sẽ được bảo lưu thì bây giờ em có cần làm hồ sơ gì để yêu cầu bảo lưu BHTN không? Mong công ty giúp em giải đáp?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP về nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:
“1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thì trả lại người nộp và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp”
Có thể thấy, trong vòng 3 tháng kể từ ngày bạn nghỉ việc mà bạn không tiến hành nộp hồ sơ xin hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ không được xem xét giải quyết chế độ này. Tuy nhiên bạn có quyền bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tại công ty cũ để khi chuyển sang một công việc mới bạn có thể đóng tiếp nối vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, việc bảo lưu này sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mà bạn đóng bảo hiểm thực hiện và bạn không cần phải làm gì để tiến hành bảo lưu. Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Luật sư tư vấn về bảo hiểm thất nghiệp qua tổng đài:1900.6568
“6. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau thời hạn nêu trên, tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản với trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bảo hiểm xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.”
5. Trường hợp bị buộc thôi việc có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Gửi luật Dương Gia. Tôi có tham gia đóng bảo hiểm xã hội được khoảng 4 năm, tới ngày 26/2/2018 do nhìn thấy tờ giấy thông báo kêu gọi công nhân đình công dán ở bảng thông báo, bị rơi xuống nhưng tôi đã nhặt lên và dán lại vào chỗ đó, mà không mang nộp cho công đoàn. Phía công ty cho rằng tôi là người đứng lên kêu gọi đình công, nên buộc tôi thôi việc với lý do vi phạm nội quy của công ty. Và tôi bắt đầu nghỉ việc từ ngày 27/2/2018.
Phía công ty hẹn tôi 2 tháng rưỡi từ ngày nghỉ thì quay lại lấy sổ bảo hiểm, và
Luật sư tư vấn:
Do nhìn thấy tờ giấy thông báo kêu gọi công nhân đình công dán ở bảng thông báo, bị rơi xuống nhưng anh đã nhặt lên và dán lại vào chỗ đó, mà không mang nộp cho công đoàn vì vậy phía công ty cho rằng anh là người đứng lên kêu gọi đình công, nên buộc anh thôi việc với lý do vi phạm nội quy của công ty. Theo quy định để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:
Theo khoản 1, Điều 49, Luật việc làm năm 2013, nếu người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thuộc một trong hai trường hợp sau thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật;
Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng
Trường hợp của bạn công ty muốn chấm dứt hợp đồng với anh nên bạn không thuộc trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái luật nên bạn vẫn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Việc anh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được 4 năm đã thỏa mãn điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2, Điều 49, Luật việc làm năm 2013.
Do đó, để hưởng trợ cấp thất nghiệp anh cần phải đảm bảo thêm hai điều kiện nữa, cụ thể được quy định tại khoản 3 và khoản 4, Điều 49, Luật việc làm năm 2013.
Như vậy, cho đến nay ngày 02/04/2018 thời điểm sau 2 tháng anh vẫn chưa tìm được việc làm, và đã có quyết định nghỉ việc của công ty, anh cần nộp ngay hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này đó là đảm bảo thời hạn trong vòng 3 tháng từ khi có quyết định nghỉ việc để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.